4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
4.2. Giải pháp đề xuất cho Việt Nam
Theo như mục 2 và mục 3 của bài nghiên cứu, Thái Lan đã từng có mức bất bình đẳng thu nhập trung bình như nước ta hiện nay, sau đó bất bình đẳng giảm dần dẫn đến một thời gian kinh tế biến động nhưng cuối cùng cũng đưa về được mức ổn định. Do đó, Việt Nam có thể học tập những kinh nghiệm từ chính sách của nhà nước Thái Lan để có thể điều chỉnh mức độ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở mức ổn định.
Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh không tự động hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội. Chỉ nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước mới có thể thực hiện được mục tiêu này. Bởi vậy, phải xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh và nâng
cao hiệu lực, hiệu quả điều tiết kinh tế thị trường của nhà nước. Sự điều tiết này bao gồm nhiều mặt, nhưng chủ yếu là:
Thứ nhất, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người, nhất là người nghèo được quyền sở hữu hay chiếm hữu và sử dụng những yếu tố sản xuất, hoặc còn gọi là "các tài sản sinh lời". Chính sự phân phối khơng đều về quyền sở hữu các điều kiện sản xuất, như đất đai, vốn... giữa các tầng lớp dân cư khác nhau đã tạo nên chênh lệch về thu nhập. Bởi vậy, việc điều tiết thu nhập không chỉ hướng vào việc phân phối kết quả sản xuất mà còn phải hướng vào thay đổi dần dần mơ hình tập trung các nguồn lực, có lợi cho nhóm người thu nhập thấp.
Thứ hai, điều tiết giảm thu nhập của tầng lớp dân cư giàu có. Nhà nước đánh thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, kể cả thuế thừa kế... Đây là thuế trực thu, theo lũy tiến. Dĩ nhiên, mức thuế suất cao nhất cũng chỉ ở một giới hạn sao cho khơng triệt tiêu động cơ chính đáng và nỗ lực của những người có khả năng làm giàu hợp pháp.
Thứ ba, điều tiết giá cả, quan hệ cung cầu trên thị trường, nhằm bảo đảm ổn định sản xuất và mức sống của những người có thu nhập thấp. Đặc biệt, giữ ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thông thường...), đánh thuế tiêu thụ cao vào những mặt hàng cao cấp (ơ-tơ, tủ lạnh, điều hịa khơng khí, rượu ngoại...) Thứ tư, mở rộng và đa dạng hóa hệ thống bảo hiểm. Kinh tế thị trường xảy ra nhiều rủi ro, cộng với thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Bởi vậy, nhà nước cần khuyến khích mở rộng và đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm của cả nhà nước và tư nhân, nhằm ổn định kinh tế - xã hội. Dịch vụ này ở nước ta cịn rất kém phát triển. Đến nay mới thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp là quá chậm.
Thứ năm, cải cách hành chính, lành mạnh hóa bộ máy nhà nước, ngăn ngừa và nghiêm trị các hành vi tiêu cực, nhất là nạn tham nhũng, đầu cơ, bn lậu, lừa đảo, hối lộ, móc ngoặc giữa cơng chức nhà nước với các đại gia giàu có. Đại hội XI của Đảng nhận định cải cách hành chính chưa đạt u cầu đề ra, thủ tục hành chính cịn gây phiền hà cho tổ chức và cơng dân. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội. Bởi vậy, trọng tâm của khâu đột phá để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
Từ góc độ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, ta thấy rõ ràng chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, có khuynh hướng mang lại cơng bằng xã hội nhiều hơn vì nó góp phần tạo thêm nhiều cơ hội để ngày càng nhiều người dân tham gia vào quá trình phát triển. Đương nhiên, chiến lược này cũng có những hạn chế nhất định mà nhiều nhà kinh tế đã phê phán là nó tạo điều kiện cho các cơng ty đa quốc gia đến bóc lột sức lao động của nước sở tại.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, khi bất bình đẳng thu nhập giảm dần thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có nhiều biến động, tuy nhiên sau đó đã duy trì ở mức ổn định. Để có thể vừa phát triển kinh tế bền vững đi đôi với công bằng xã hội, đảm bảo cuộc sống cho người dân là một nhiệm vụ tương đối khó khăn.
Bài nghiên cứu này đã xác định được tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan giai đoạn 2006 – 2016. Thơng qua phương trình hồi quy tuyến tính, sử dụng phương pháp ước lượng OLS, bài nghiên cứu cho thấy rằng bất bình đẳng thu nhập, tỷ lệ vốn đầu tư, tỷ lệ lao động có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Ở bài nghiên cứu này, từ kết quả ước lượng được cho thấy gini có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tác động rất mạnh, tác động giữa chúng là cùng chiều. Vốn đầu tư chính là động thực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi yếu tố lao động lại có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế đối với bộ dữ liệu này.
Thái Lan đã từng có mức bất bình đẳng thu nhập trung bình như nước ta hiện nay, sau đó bất bình đẳng giảm dần dẫn đến một thời gian kinh tế biến động nhưng cuối cùng cũng đưa về được mức ổn định. Do đó, Việt Nam có thể học tập những kinh nghiệm từ chính sách của nhà nước Thái Lan để có thể điều chỉnh mức độ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở mức ổn định.
- Tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người, nhất là người nghèo được quyền sở hữu hay chiếm hữu và sử dụng những yếu tố sản xuất, hoặc còn gọi là "các tài sản sinh lời". - Điều tiết giảm thu nhập của tầng lớp dân cư giàu có.
-Điều tiết giá cả, quan hệ cung cầu trên thị trường, nhằm bảo đảm ổn định sản xuất và mức sống của những người có thu nhập thấp.
- Mở rộng và đa dạng hóa hệ thống bảo hiểm.
- Cải cách hành chính, lành mạnh hóa bộ máy nhà nước, ngăn ngừa và nghiêm trị các hành vi tiêu cực.
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nhóm 20% thu nhập thấp nhất 6 6.5 6.4 6.5 6.6 7.2 6.6 6.9 7.1 7.5 7.3 (nghèo nhất) Nhóm 20% thứ 9.9 10.3 10.1 10.3 10.4 11.1 10.4 10.8 11 11.3 11.1 hai Nhóm 20% thứ 14.3 14.7 14.6 14.8 14.8 15.1 14.8 15.1 15.3 15.5 15.3 ba Nhóm 20% thứ 21.4 21.7 21.7 21.8 21.7 21.4 21.8 22.1 22.1 21.9 21.8 tư Nhóm 20% thu nhập cao nhất 48.5 46.7 47.2 46.5 46.5 45.1 46.3 45.1 44.5 43.8 44.5 (giàu nhất)
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 GDP (tỉ USD) 297.86 314.05 319.47 317.27 341.11 343.97 368.88 378.80 382.53 394.51 407.76
Tăng trưởng GDP 4.97 5.44 1.73 -0.69 7.51 0.84 7.24 2.69 0.98 3.13 3.36
(% hàng năm)
Bảng 2.3.1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Thái Lan giai đoạn 2006 – 2016
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Nông - lâm - ngư 9.41 9.35 10.08 9.79 10.53 11.59 11.51 11.32 10.09 8.88 8.45 nghiệp (% GDP)
Nông - lâm - ngư
nghiệp (% tăng 3.93 1.90 2.93 -0.24 -0.46 6.30 2.71 0.70 -0.29 -6.46 -1.26 trưởng hàng năm) Công nghiệp (% 39.27 39.55 39.59 38.71 40.01 38.07 37.43 36.98 36.84 36.26 35.74 GDP) Công nghiệp (% tăng trưởng hàng 5.23 6.61 2.31 -1.96 10.47 -4.10 7.28 1.49 -0.01 3.00 2.70 năm) Dịch vụ (% GDP) 51.32 51.10 50.34 51.50 49.46 50.33 51.06 51.70 53.07 54.86 55.81 Dịch vụ (% tăng 5.09 5.22 1.05 -0.31 6.95 3.79 8.43 4.06 1.98 5.19 4.61 trưởng hàng năm)
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nông - lâm - ngư 39.78 39.53 39.75 38.99 38.24 41.01 42.14 39.60 33.44 32.28 31.16
nghiệp
Công nghiệp 21.95 21.92 21.18 20.78 20.64 19.44 19.82 21.16 23.52 23.68 23.68
Dịch vụ 38.27 38.55 39.07 40.23 41.11 39.55 38.04 39.24 43.04 44.04 45.16
Bảng 2.3.3: Tỷ trọng lao động tham gia vào các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Thái Lan giai đoạn 2006 – 2016 (Đơn vị: % lao động)
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Xuất khẩu 195.3 212.67 225.99 198.55 226.79 248.35 260.47 267.55 268.23 272.45 280.14 Nhập khẩu 183.3 191 212.77 168.57 207.27 232.97 246.09 250.22 236.97 236.97 234.62
Thặng dư 12 21.67 13.22 29.98 19.52 15.38 14.38 17.33 31.26 35.48 45.52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Le Quoc Hoi (2008). The Linkages between Growth, Poverty and Inequality in Vietnam: An Empirical Analysis. VietNam: National Economics University. 2. Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thanh Nghị (2012). Mối quan hệ giữa tăng
trưởng, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập
3. Hồng Đức Thân và Đinh Quang Ty, “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công
bằng xã hội”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
4. Hồng Thùy Yến (2015), “Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ.
5. Bình đẳng ở Việt Nam thời kỳ 2006- 2010. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 178 (II), Tháng 04/2012, tr.63 - 73.
6. Alesina, A. and D. Rodrik(1994), “Distributive Politics and Economic
growth”. Quarterly Journal of Economics 109(2), 465-490 .
7. Alesina, Alberto, et al, (1996), “Political Instability and Economic Growth”, Journal of Economic Growth, Springer, vol. 1(2), 189-211.
8. Alesina, Alberto F. and Perotti, Roberto, Budget Deficits and Budget Institutions (May 1996). NBER Working Paper No. w5556.
9. Aghion, P. và P.Bolton (1997), “A theory of Trickle Down”, The Review of Economic Studies, Vol. 64, No. 2, 151-172
10. Araceli Ortega Diaz (2004), "Assesment of the relationship between Inequality and Economic Growth: A panel Data Approach," Econometric Society 2004 Latin American Meetings 261, Econometric Society.
11. Barro R. (2000) Inequality and Growth in a Panel of Countries. Journal of Economic Growth. 2000;March.
12. Chirou, W.H. (1998), “Income Inequality, Human Capital Accumulation and
Economic Performance”, The Economic Journal, 108(446), 44-59
13. Chletsos, Michael & Fatouros, Nikolaos, 2016. "Does income inequality matter for economic growth? : An empirical investigation," MPRA Paper 75477, University Library of Munich, Germany.
14. Coll, J. A. C. (2014). Inequality and growth in the context of the Mexican economy: Does inequality matter for growth?, Universidad Autónoma de Tamaulipas.
15. Digdowiseiso, Kumba, Education Inequality, Economic Growth, and Income Inequality: Evidence from Indonesia, 1996-2005 (December 20, 2009). MPRA Paper No. 17792.
16. Knell, M. (1998), “Social comparisons inequality and growth”, Mimeo, University of Zurich.
17. Kuznets, S. (1995), “Economic growth and income inequality”, American Economic Review, 45 (1)
18. Lorenz, M. O. (1905), “Methods of measuring the concentration of wealth”, Publications of the American Statistical Association, Vol. 9, No 70, 209-219 19. Mankiw, N. G (2004), Principles of Economics
20.Ostry, J D, A Berg, and C G Tsangarides (2014), “Redistribution, Inequality, and Growth”, IMF Staff Discussion Note 14/02.
21.Orsetta Causa & Alain de Serres & Nicolas Ruiz, 2015. "Can pro-growth policies lift all boats?: An analysis based on household disposable income," OECD Journal: Economic Studies, OECD Publishing, vol. 2015(1), pages 227-268.
22.Perotti, R. (1996), “Growth, Income Distribution and Democracy: What the Data
say”, Journal of Economic Growth 1: 149-187
23.Torsten Persson, Guido Tabellini. NBER Working Paper No. 3599. Issued in January 1991 Published: American Economic Review, Vol. 84 (1994): 600-621.
24.Torsten Persson and Guido Tabellini The American Economic Review Vol. 84, No. 3 (Jun., 1994), pp. 600-621.
25.Nguồn dữ liệu từ World Bank: https://data.worldbank.org/
26.Nguồn dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam: https://www.gso.gov.vn/
27.Nguồn dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Thái Lan: