Bội chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 25 - 29)

Năm 2011 được xem là năm nhà nước thay đổi cơng tác điều hành, ngay từ đầu năm Chính phủ đã ban hành và triển khai quyết liệt Nghị quyết 11 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước nên kết quả thu ngân sách năm 2011 vượt kế hoạch

21,3%. Về chi, theo báo cáo của Chính phủ, tổng số chi 1.034.244 tỷ đồng. Nhờ tăng thu NSNN nên đã giảm bội chi từ 5,3% GDP theo Nghị quyết của Quốc hội xuống còn 4,4%, đây là một động thái tích cực. Tuy nhiên, mặc dù giảm bội chi song các khoản chi ứng trước, nợ tạm ứng, thiếu hụt nguồn hoàn thuế đã làm cho kết quả giảm bội chi khơng có nhiều ý nghĩa về tài khoá.

Bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 theo báo cáo quyết toán là 173.815 tỷ đồng (5,36% GDP). Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012 là 1.038.451 tỷ đồng, tăng 1,9% so với dự toán. Tổng chi ngân sách năm 2012 là 1.170.924 tỷ đồng, tăng 8,3% so với dự toán.

Mức bội chi ngân sách năm 2013 là 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP. Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.084.064 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2012 sang năm 2013, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2012, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.277.710 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2013 sang năm 2014. Đây được gọi là sự vỡ kế hoạch.

Năm 2014 dự toán bội chi ngân sách do Bộ Tài chính đưa ra là 224.000 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Tổng thu cân đối ngân sách năm 2014 là 782.700 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa chiếm 539.000 tỷ, từ dầu thô 85.200 tỷ, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 154.000 tỷ và thu viện trợ là 4.500 tỷ. Bên cạnh đó, mức chi dự toán được đưa ra là 1.006.700 tỷ đồng, bao gồm: chi đầu tư phát triển là 163.000 tỷ, chi trả nợ và viên trợ là 120.000 tỷ, chi phát triển sự nghiệp là 704.400 tỷ. Dự toán bội chi ước đạt 5.3% GDP.

Năm 2015, thu ngân sách nhà nước đạt mức cao mặc dù giá dầu thô giảm so với Nghị quyết của Quốc hội (từ 100 USD xuống 56,2 USD/thùng, thấp hơn 0,5 USD/thùng so với giá ước báo cáo Quốc hội). Tổng thu ngân sách nhà nước cả năm đạt 996.870 tỷ đồng, tăng 85.770 tỷ đồng so với dự toán và cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội là 69.370 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 1.262.870 tỷ đồng, tăng 10,1% so với dự toán. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 là 256.000 tỷ đồng, bằng mức đã được Quốc hội cho phép. Tuy nhiên, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà

nước năm 2015 bằng 6,1% GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội do quy mô GDP năm 2015 thực tế giảm so với số đã báo cáo Quốc hội là 291.100 tỷ đồng.

Có thể thấy thâm hụt ngân sách của nước ta trong giai đoạn này không ổn định và luôn vượt mức thâm hụt ngân sách cho phép của chính phủ là 5% GDP. Thâm hụt ngân sách được giải thích do suy thối kinh tế tồn cầu và khủng hoảng tài chính thế giới, lãi suất và lạm phát ở mức cao cùng với sự thiếu hiệu quả và độ trễ trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà Việt Nam.

2.1.1.2 Đánh giá tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015:

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế tồn cầu và giá dầu thơ giảm mạnh, trong giai đoạn này, chính phủ đã tiến hành nhiều điều chỉnh về chính sách thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước theo hướng tạo thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế, có thể kể đến như việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thơng từ 25% xuống cịn 22% (áp dụng từ 01/01/2014), gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nâng mức giảm trừ gia cảnh với các cá nhân chịu thuế và cá nhân phụ thuộc,….

Kết quả thực hiện các chính sách trên đã làm giảm tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước so với GDP từ 26% bình quân giai đoạn 2006 – 2010 xuống cịn 23% GDP bình qn giai đoạn 2011 – 2015, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt khoảng 21% GDP, thấp hơn mục tiêu đề ra 22 – 23% GDP.

Cơ cấu thu ngân sách đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng bền vững hơn. Tỷ trọng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) tăng từ 58% giai đoạn trước lên 67% giai đoạn này, thu từ dầu thô giảm từ 20% xuống còn 14%. Nguồn thu từ sản xuất kinh doanh tăng trưởng ở mức cao và trở thành nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, tỷ trọng thu từ doanh nghiệp FDI và khu vực công thương nghiệp và dịch vụ đều tăng trong giai đoạn này. Nhìn vào cơ cấu thu có thể thấy các khoản thu dựa vào tài ngun khơng tái tạo và mang tính chất một lần đang có xu hướng giảm mạnh, tuy nhiên, chúng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách nước.

2.1.1.3 Đánh giá tình hình chi ngân sách giai đoạn 2011 – 2015:

Trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách về thu và chi ngân sách nhà nước, trong đó tập trung thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, triệt để tiết kiệm; thực hiện tái cấu trúc chi ngân sách nhà nước, tái cơ cấu đầu tư

công; tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu chính phủ; đổi mới mơ hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công lập theo hướng tự chủ; tăng cường quản lý quỹ ngân sách nhà nước, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước với mục đích kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô trong bối cảnh suy thối kinh tế.

Theo dõi tình hình chi ngân sách nhà nước trong 21 năm, nhóm tác giả nhận thấy, quy mô, cơ cấu và tỷ trọng chi ngân sách nhà nước đang chuyển biến theo hướng tích cực và bền vững. Trong những năm đầu sau đổi mới, chính phủ tập trung ngân sách cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội, xây dựng nền tảng cho một nền kinh tế bền vững sau này. Trên cơ sở đó, cơ cấu chi đang có sự chuyển dịch, định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, giảm tỷ trọng chi đầu tư phát triển, tăng chi con người, chi phát triển lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, bảo vệ môi trường. Cụ thể, tỷ trọng chi đầu tư phát triển bố trí trong dự tốn chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 giảm, đạt bình qn khoảng 18% tổng dự tốn chi ngân sách nhà nước, thấp hơn so với 24,4% của giai đoạn 2006 - 2010; tỷ trọng chi thường xuyên tăng mạnh, nhằm tăng chi phát triển con người, nhất là phát triển hệ thống an sinh xã hội.

2.1.2 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2015 2011 – 2015

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách chính phủ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam được thể hiện qua đồ thị sau:

Như đã nêu ở trên, giai đoạn 2011 – 2015, nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng hậu khủng hoảng tài chính và chính sách tài khóa thắt chặt đang được chính phủ sử dụng. Nền kinh tế ảm đạm với tỷ lệ lạm phát ở mức 2 con số (tỷ lệ lạm phát cao nhất vào 2011: 21,26%) cùng với mức bội chi cao so với khu vực. Nhìn chung, nếu xét trong giai đoạn 5 năm khó có thể nhận thấy tác động của chính sách thu chi của chính phủ đến tình hình kinh tế do độ trễ của chính sách và một số yếu tố ảnh hưởng khác.

2.2. Mô tả về mẫu nghiên cứu

2.2.1 Mô tả thống kê các biến

Summary Statistics, using the observations 1996 - 2016

Variable Mean Median S.D. Min Max

GDP 8,86e+010 6,64e+010 6,29e+010 2,47e+010 2,05e+011

RIR 3,22 4,17 4,31 -6,55 10,5

INF 8,36 7,11 6,13 -0,191 22,7

REER 104,4 100 13,4 87,8 132,7

BD 4,74e+009 3,04e+009 4,00e+009 6,81e+008 1,21e+010

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)