Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại MHB (Trang 51 - 55)

6. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.5.2.2.Đối với khách hàng

- Trong lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Nhiều hộ mất vốn nên không có khả năng hoàn trả.

- Trong thời kì bao cấp cá nhân không được và cũng không có nhu cầu thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Hành vi này ảnh hưởng lâu dài khiến cho khi chuyển sang thời kì đổi mới kinh tế, các ngân hàng thương mại phải mất thời gian khá dài để thay đổi hành vi và thu hút khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch qua ngân hàng. Hiểu được những tâm lý đó của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có những chính sách thu hút khách hàng cá nhân đến giao dịch với ngân hàng.

Hiện nay có một số ngân hàng thương mại Việt Nam chưa thật sự quan tâm lắm đến khách hàng cá nhân mà chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp. Lý do là về mặt nghiệp vụ ngân hàng, giao dịch với khách hàng cá nhân không hiệu quả cho lắm, vì:

- Đặc điểm giao dịch khách hàng cá nhân là có số lượng tài khoản và số hồ sơ giao dịch lớn nhưng doanh số giao dịch lại thấp.

- Số lượng khách hàng đông nhưng lại phân tán rộng khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện. để giải quyết trở ngại này ngân hàng phải mở nhiều chi nhánh hoặc đầu tư giao dịch online rất tốn kém.

- Thiết kế cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ đặc thù phù hợp với nhu cầu của khách hàng cá nhân.

Kết luận chương 2

Trước hết, nội dung chương 2 khái quát quá trình hình thành và phát triển của MHB nói chung và MHB chi nhánh Cần Thơ Phòng giao dịch Ninh Kiều nói riêng. Nội dung chính của chương là đề cập đến tình hình của sản phẩm tín dụng cá nhân của MHB Phòng giao dịch Ninh Kiều trong 3 năm 2009, 2010 và 2011. Qua đó ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Phòng giao dịch MHB Ninh Kiều được xem xét và phân tích ở nhiều khía cạnh, từ tình hình hoạt động cho vay cung cấp vốn tăng hằng năm mà vẫn đảm bảo thu nợ ổn định và đều đặn, dư nợ tuy rằng có giảm nhưng vẫn đảm bảo Phòng giao dịch hoạt động có lợi nhuận, nợ xấu có diễn biến khó có thể ước lượng trước được diễn biến của nó, nhưng riêng nợ xấu của SXKD thì có dấu hiệu giảm qua từng năm. Trong thời gian đầu tình hình kinh tế có diễn biến phức tạp, có nhiều doanh nghiệp hoạt động yếu kém phải phá sản, điều này có ảnh hưởng không ít đến hoạt động của ngân hàng, đến năm 2010 thì tương đối ổn định và nhờ Phòng giao dịch có những khách hàng thân thiết, những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng trong công tác xử lý thu hồi nợ, giải quyết triệt để các khoản nợ xấu nhằm đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng. Nắm bắt được diễn biến của các khoản tín dụng khi cung cấp cho đối tượng thành phần kinh tế cá thể này như thế nào, nhằm phát hiện ra những nguyên nhân, mặt mạnh, điểm yếu, để chúng ta có những giải pháp hạn chế rủi ro, có những biện pháp quản lý tốt các khoản nợ, đảm bảo an

toàn nguồn vốn cho Ngân hàng. Và nội dung này sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ – PGD NINH KIỀU 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NÂNG CAO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI MHB NINH KIỀU – CẦN THƠ

3.1.1 Đối với nguồn vốn huy động

- Để công tác huy động vốn có hiệu quả việc trước hết phải tạo lòng tin từ chính thương hiệu của MHB, có như vậy ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tốt đến hoạt động của MHB nhằm hỗ trợ sự thành công trong huy động vốn.

- Trước hết, từ những chuẩn mực về thương hiệu quy định của hội sở, MHB Ninh Kiều nên xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu theo cách riêng trên địa bàn (có thể kết hợp với MHB ở các quận khác).

- Quảng bá hoạt động của MHB qua các chương trình cố định, tài trợ học bổng cho học sinh sinh viên, các chương trình từ thiện xã hội.

- Quảng bá thương hiệu từ việc nhỏ nhất: như cách trang trí, bố trí nội ngoại thất nơi làm việc, phong thái ứng xử và nhiệt tình trong giao tiếp của các các nhân viên trong ngân hàng cũng như màu áo trang phục nhân viên sẽ góp phần gây ấn tượng trong lòng khách hàng mỗi khi nhìn thấy, mọi người sẽ nghĩ ngay đến MHB.

- Tạo phong cách làm việc ấn tượng, mới mẻ, đó là xây dựng đội ngũ cán bộ có kỹ năng giao tiếp tốt và nắm vững nghiệp vụ chịu trách nhiệm tư vấn cho khách hàng qua điện thoại, luôn đặt tiêu chí “ khách hàng là thượng đế”, thể hiện phong thái ân cần, hòa nhã, nhiệt tình hướng dẫn khách hàng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần sự tư vấn thêm của nhân viên nơi đây.

- Tăng cường đưa công nghệ thông tin vào tiện ích của sản phẩm đồng thời cải tiến và mở rộng các tiện ích của thẻ ATM. Hầu hết, hiện nay các NHTM đều vào cuộc trong lĩnh vực này, do đó, Phòng giao dịch cần chủ động hơn về ATM như tạo điều kiện dễ dàng khi mở thẻ, mở rộng hệ thống ATM trên địa bàn nhằm để cho khách hàng dễ dàng tìm đến giao dịch khi cần, kết hợp hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ. Điều này sẽ thu hút, tạo sự thoải mái để khách hàng không phải chần chừ khi chọn lựa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng cần có các biện pháp khắc phục các yếu kém của ATM gây ra, điều này thật sự làm khách hàng hoang mang và phải suy nghĩ khi giao dịch qua trụ ATM.

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động, thay vì trước đây ngân hàng có những sản phẩm cho huy động vốn được cố định thì chúng ta nên xem xét nhu cầu chính của khách hàng là như thế nào, linh hoạt chuyển đổi dịch vụ hoặc đáp ứng về thời

gian gửi, lãi suất gửi nhân viên giao dịch nên phân tích, hướng dẫn rõ và tính lãi suất trực tiếp ra cho khách hàng hiểu. thực hiện đồng bộ chiếm lược chăm sóc khách hàng, từ nghiên cứu tiếp cận đến đặt mối quan hệ với khách, khai thác những khách hàng tiềm năng thông qua các mối quan hệ không chính thức khác, và đặt ra các phương thức nhằm phát triển các mối quan hệ đó.

3.1.2 Đối với công tác tín dụng

Nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng đặc biệt ưu tiên tín dụng đối với các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động kinh doanh ổn định có hiệu quả, có tài sản đảm bảo, chấp nhận mức lãi suất hợp lý; hạn chế cho vay đối với các khách hàng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.

Mở rộng, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi có thể kiểm soát. Trong lĩnh vực tín dụng thì tín dụng trung dài hạn chiếm nhiều rủi ro nhất, đặc biệt là bên lĩnh vực SXKD. Vì vậy, Phòng giao dịch cần chú ý nhiều đến:

Đối với cho vay sản xuất kinh doanh: Do trình độ và thời gian của khách

hàng thường hạn chế nên nhiều khi khách hàng ngại tiếp xúc với ngân hàng. Đồng

thời, do tập quán lâu đời và trình độ dân trí chưa cao nên tiểu thương không dễ dàng thay đổi hành vi chuyển từ chơi hụi và vay nặng lãi sang tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, muốn thu hút nhóm khách hàng này, PGD cần có chính sách tiếp cận khách hàng phù hợp, theo hướng giảm tối đa thủ tục làm phiền hà khách hàng, thay vào đó tổ chức nhân viên tín dụng di động và chủ động tiếp xúc tận nơi để hiểu rõ hơn tình hình và hoạt động buôn bán của khách hàng và thực hiện việc xem xét cho vay như là một nhân viên bán hàng thay vì thụ động ngồi chờ khách hàng tìm đến, điều đó rất linh hoạt và sát thực tế. Vừa có thể tìm kiếm khách hàng lại vừa có thể theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

Đối với cho vay nông nghiệp: Vì thế mạnh chủ yếu của Ngân hàng

là bất động sản nên thị phần về lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế. Ngân hàng chủ

yếu cho vay về bên nuôi trồng thủy sản, đó là những khách hàng thân thiết lâu năm, cán bộ thẩm định tín dụng cần có kiến thức hiểu rõ về ngành này, một mặt là hỗ trợ cho việc thẩm định, mặt khác cán bộ góp ý kiến cho khách hàng vay bên lĩnh vực này, nhằm tránh được rủi ro trong nuôi trồng, đảm bảo được nguồn vốn sử dụng hiệu quả, hạn chế được nợ xấu.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại MHB (Trang 51 - 55)