Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại MHB (Trang 30 - 51)

6. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.2.2.Tình hình huy động vốn

Qua bảng, ta thấy trong đó tiền gửi của các TCKT, dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, năm 2009, tiền gửi đạt 39.961 triệu đồng, sang năm 2010 tiền gửi tăng mạnh đạt 59.193 triệu đồng tăng 19.232 triệu đồng hay tăng 48,13% so với 2009, chiếm 92,01% tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt, vào năm 2011 số lượng tiền gửi này tăng khá mạnh đạt 90.232 triệu đồng tăng 30.901 triệu đồng với tốc độ tăng 52,2% vượt hẳn so với sự tăng trưởng về tiền gửi của năm 2010.

BẢNG 2.3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA PGD NINH KIỀU (2009 – 2011)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

ST % ST %

Tiền gửi TCKT, dân cư

39.96 1

59.19

3 90.094 19.232 48,13 30.901 52,20 1. Tiền gửi thanh toán 4.625 5.869 1.979 1.244 26,90 -3.890 -66,28 2. Tiền gửi tiết kiệm

35.33 6 53.324 88.11 5 17.988 50,91 34.791 65,24 Phát hành giấy tờ có giá 3.469 4.570 4.141 1.101 31,74 -429 -9,39 Tổng vốn huy động 43.430 63.763 94.23 5 20.333 46,82 30.472 47,79

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB - Ninh Kiều - Cần Thơ)

Trong đó, lượng tiền gửi tiết kiệm lại chiếm tỷ trọng lớn trong tiền gửi TCKT, dân cư. Năm 2009, tiền gửi tiết kiệm đạt 35.336 triệu đồng, chiếm 81,36% tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt cũng trong năm 2010, tiền gửi tiết kiệm của khách

SVTH: Lê Thị Nguyệt My Trang 26

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010

hàng tăng nhanh với 53.324 triệu đồng tăng 17.988 triệu đồng tương ứng tăng 50,90% so với năm 2009, chiếm 83,63% tổng nguồn vốn huy động. Biểu đồ bên dưới đã phần nào thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc của tiền gửi tiết kiệm qua 3 năm 2009-2011.

BIỂU ĐỒ 2.3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB PGD NINH KIỀU (2009 – 2011)

- Chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động là việc phát hành giấy tờ có giá. Năm 2009 việc phát hành giấy tờ có giá đem lại cho Phòng giao dịch nguồn vốn huy động được 3.469 triệu đồng. Đến năm 2010 đạt 4.570 triệu đồng tăng 1.101 triệu đồng tương ứng 31,74% so với 2009. Thời điểm năm 2011 thì mức vốn huy động ở lĩnh vực này giảm nhẹ, còn 4.141 triệu đồng, giảm đi 429 triệu đồng so với năm 2010. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn trong lĩnh vực này tương đối ổn định qua từng năm.

2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ – PGD NINH KIỀU TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2011

2.3.1. Doanh số cho vay

BẢNG 2.4 TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (2009 – 2011)

DSCV 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

SVTH: Lê Thị Nguyệt My Trang 27

Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Theo mục đích 125.88 5 134.81 8 211.22 3 8.933 7,10 76.405 56,67 Tiêu dùng 111.67 6 109.92 6 176.91 4 -1.750 -1,57 66.988 60,94 SXKD 14.209 24.892 34.309 10.683 75,18 9.417 37,83 Theo thời hạn 125.88 5 134.81 8 211.22 3 8.933 7,10 76.405 56,67 Ngắn hạn 110.60 0 116.85 8 199.20 3 6.258 5,66 82.345 70,47 Trung và dài hạn 15.285 17.960 12.020 2.675 17,50 -5.940 -33,07

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB - Ninh Kiều - Cần Thơ)

2.3.1.1. Theo mục đích

Trong mức tăng trưởng doanh số cho vay thì mức tăng của sản xuất kinh doanh có sự gia tăng khá ổn định qua từng năm. Dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 vẫn còn dư âm sang năm 2009, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó

khăn nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại thành phố Cần Thơ đạt được kết quả đáng khích lệ, tạo đà phát triển và tăng trưởng cho 02 năm 2010 và 2011. Đặc biệt thành phố Cần Thơ là nơi có hai mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao đó là gạo và thủy sản, là nơi đầu mối cung cấp nguyên liệu, phục vụ cho ngành thương nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Hiện nay ngành thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Do đó, chính phủ có những chính sách khuyến khích đẩy mạnh tốc độ gia tăng sản xuất khai thác chế biến thủy sản triệt để, vì lẽ đó mà người dân có thể yên tâm canh tác, mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này dẫn đến nhu cầu về vốn để sản xuất cũng như tái sản xuất ngày một tăng cao. Dù đang phát triển, nhưng đầu năm 2011 ngành thủy sản Cần

Thơ đã và đang bộc lộ nhiều yếu điểm ảnh hưởng đến sự phát triển không bền vững. Điển hình như: thị trường giá cả các loài thủy sản trong và ngoài nước bấp bênh, nhất là loài thủy sản chủ lực cá tra, sự thay đổi của thời tiết, sự tràn lan của dịch bệnh, tình trạng sử dụng các loại thuốc thú y phục vụ nuôi trồng thủy sản không đúng khoa học, giá nhân công và thức ăn tăng cao, thu nhập bấp bênh nên hầu hết hộ nuôi nhỏ lẻ đã chuyển sang hình thức khác, chỉ còn các doanh nghiệp và hộ nuôi lớn đủ sức trụ vững… Để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, ngày 16-9 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Quyết định này của chính phủ sẽ là động lực mới tiếp sức cho người dân tiếp tục canh tác. Do đó, các NHTM nói chung cũng như Phòng giao dịch nói riêng, tạo điều kiện tiếp vốn cho người dân, tạo cơ hội nhằm cải thiện lại tình hình thủy sản hiện tại cũng như niềm hy vọng cho người dân “gỡ rối“ thu hồi đủ vốn và có lãi qua đợt khó khăn này. Bên

cạnh đó, Phòng giao dịch có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, tình hình thương nghiệp và thương mại dịch vụ khá phát triển, kết hợp với lợi thế về nguồn nguyên liệu thủy sản và nông sản sẵn có, nên hầu hết các cá nhân trong trung tâm thành phố chủ yếu hoạt động kinh doanh có quy mô. Khi mức sống của dân cư nơi đô thị tăng cao, mức nhu cầu về sinh hoạt hằng ngày cũng vì thế tăng cao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cửa hàng mua bán các sản phẩm thiết yếu cũng như các dịch vụ phục vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng mở rộng, phát sinh nhu cầu vốn để hoạt động kinh doanh, đồng thời đối với những người làm ăn phát triển họ có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh.

Bên cạnh đó, các hộ gia đình kinh doanh mua bán lớn, làm ăn lâu năm gặp phải khó khăn về giá cả, do tình hình lạm phát không ổn định dẫn đến giá nguyên vật liệu đầu vào tăng kéo theo giá cả nhân công tăng, nguồn vốn tự có hiện tại không đủ bổ sung vào những chi phí hoạt động phát sinh, dẫn đến người dân, hộ gia đình kinh doanh có nhu cầu về vốn để ổn định tình hình hoạt động. Nước ta đang trong thời kỳ mở cửa nên mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng tình hình thương nghiệp ở thành phố Cần Thơ có những đóng góp khá quan trọng trong tỷ trọng xuất nhập khẩu của cả nước, có nghĩa là ngân hàng đang dần tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển đồng thời với mục đích thu về lợi nhuận cao hơn trong quá trình hoạt động. Kết quả là năm 2010, doanh số cho vay bên lĩnh vực SXKD của Phòng giao dịch đạt 24.892 triệu đồng, tăng 10.683 triệu đồng so với năm 2009, với tốc độ tăng trưởng 75,18%. Sang năm 2011, mức cho vay này tiếp tục duy trì tăng trưởng với mức tăng 9.417 triệu đồng, đạt 34.309 triệu đồng với tốc độ tăng 37,83% so với năm vừa qua, năm 2010.

Trước đây khi có nhu cầu về chi tiêu phục vụ cho đời sống, các cá nhân thường sử dụng vốn để dành hoặc vay mượn từ người khác, họ thường rất ít vay tiền từ ngân hàng. Những năm gần đây các dịch vụ tiện ích của ngân hàng phát triển với tốc độ khá cao, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng để hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu cải thiện cuộc sống, trong đó có nhu cầu về nhà ở. Do đó nhiều ngân hàng đang hướng tới việc cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu về mua nhà, đất, xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình và cá nhân Đặc biệt, thế mạnh của Ngân hàng MHB là Ngân hàng phát triển nhà đất và bất động sản. Khách hàng chủ yếu mà Phòng giao dịch hướng tới là các cán bộ, công nhân viên chức có thu nhập ổn định. Các NHTM nói chung cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này chủ yếu là tín chấp, như vậy sẽ tạo điều kiện cho khách hàng được vay vốn dễ dàng đồng thời giảm rủi ro cũng như chi phí cho Ngân hàng. Ngoài đối tượng cán bộ, công nhân viên, mọi khách hàng khác đều có thể vay tiêu dùng nhưng phải có tài sản đảm bảo, nhưng thị trường nhà và đất không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng. Cũng theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM cổ phần hạn chế cho vay bên lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có tiêu dùng. Tuy nhiên, ở những năm 2009 và 2010, tình hình doanh

số cho vay bên lĩnh vực tiêu dùng dao động không đáng kể, năm 2010 doanh số này đã giảm 1.750 triệu đồng so với năm 2009, với mức cho vay là 109.926 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh số cho vay bên lĩnh vực này có sự gia tăng đột biến, ở thời điểm này tình hình lạm phát vẫn còn là mối nguy cơ tiềm ẩn, nên việc ban hành nghị quyết 11 của chính phủ hạn chế tăng trưởng tín dụng bên lĩnh vực phi sản xuất dưới 16% là nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát của lạm phát, các ngân hàng bắt đầu giảm cho vay bên lĩnh vực tiêu dùng cũng như bên bất động sản nhằm đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%.

BIỂU ĐỒ 2.4.a TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH TÍN DỤNG (2009 - 2011)

Tuy nhiên, đối với Phòng giao dịch Ninh kiều thì doanh số cho vay bên lĩnh vực tiêu dùng lại tăng bất ngờ vào năm 2011 với tốc độ tăng 60,94%, tăng 66.988 triệu đồng so với năm 2010 đạt mức 176.914 triệu đồng, đó là do trước đây Phòng giao dịch sát nhập với công ty vàng bạc đá quý có dịch vụ cầm đồ nên PGD đã giữ lại dịch vụ cầm đồ và qui về lĩnh vực tiêu dùng. Dịch vụ này mang lại nguồn thu chủ yếu cho Phòng giao dịch, do vòng quay của dịch vụ cầm đồ khá nhanh so với hoạt động cho vay, chỉ dưới 3 tháng, có tính chất nhanh chóng, không rườm rà về thủ tục và giải ngân nhanh chóng cũng như thuận tiện về thời gian cho khách hàng giao dịch. Đồng thời, trong thời điểm này tình hình cho vay về lĩnh vực phi sản xuất khá nóng bỏng và khó khăn, nên đa số khách hàng đến giao dịch về cầm đồ. Đây là nguyên nhân tạo nên doanh số cho vay của tiêu dùng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng đột biến vào năm 2011. Mặt khác, do đặc điểm của dịch vụ cầm đồ có vòng quay khá ngắn nên mang lại doanh số cho vay cao nhưng xét về dư nợ lại không cao,

điều này giúp cho Phòng giao dịch hoạt động có lãi nhưng vẫn thực hiện đúng chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước đưa ra. doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng do chi nhánh đã cấp tín dụng cho người dân để phục vụ các nhu cầu tiêu dùng khác như: mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, cưới hỏi,…

2.3.1.2. Theo thời hạn

Bảng số liệu trên đây đã chỉ rõ cho chúng ta thấy rằng trong giai đoạn này, tình hình doanh số cho vay khá ổn định trong năm 2009 và 2010, đặc biệt có sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2011. Với các mức tăng trưởng có sự chênh lệch rõ nét qua từng năm, như năm 2010 doanh số cho vay đạt mức 134.818 triệu đồng, tăng 8.933 triệu đồng với mức tăng trưởng 7,10% so với năm 2009. Không dừng lại ở mức tăng trưởng đó, sang năm 2011 doanh số cho vay tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng lên 56,67% tăng 76.405 triệu đồng so với năm 2010, lúc này doanh số cho vay của năm 2011 đạt mức 211.223 triệu đồng. Đây là dấu hiệu khởi sắc cho Phòng giao dịch Ninh Kiều, bởi lẽ doanh số cho vay tăng trưởng như vậy do Phòng giao dịch đã chiếm được vị trí, tạo lòng tin trong lòng khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại đây.

Trong đó khoản mục cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Điển hình như năm 2009, khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 87,86% trong tổng doanh số cho vay đạt mức 110.600 triệu đồng. Sang năm 2010 tỷ trọng của khoản cho vay ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế 86,68% như năm 2009. Doanh số cho vay lúc này dao động ở mức 116.858 triệu đồng, tăng 6.258 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 thì tỷ trọng của ngắn hạn có sự thay đổi, tăng vượt bậc so với 2 năm vừa qua, chiếm 94,31%. Sở dĩ khoản cho vay ngắn hạn này luôn chiếm ưu thế là do xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, cho nên các nhu cầu thiết thực phục vụ cho đời sống cá nhân như: mua xe, mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà ở, đi du học, mua sắm vật dụng trong gia đình,… của người dân tăng cao. Để đáp ứng mọi nhu cầu đó, các NHTM nói chung cũng như Phòng giao dịch nói riêng đã phát triển nhiều nhóm sản phẩm khác nhau để phục vụ kịp thời các yêu cầu khách hàng đưa ra. Bên cạnh đó, Phòng giao dịch chủ yếu hoạt động mạnh về dịch vụ cầm đồ, mà thời hạn của loại dịch vụ này thường ngắn, khoảng 03 tháng. Đồng thời, năm 2011 là năm nền kinh tế nước ta có nhiều biến động, lạm phát có nguy cơ tăng cao, bất động sản bị đóng băng, nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh sản xuất cầm chừng, phá sản,… để cùng phối hợp với Chính phủ về việc kiềm chế lạm phát cũng như ổn định ngành kinh tế, tránh việc sử dụng nguồn vốn một cách lãng phí, đầu tư không hiệu quả nên các NHTM đồng loạt hạn chế cấp tín dụng lĩnh vực phi sản xuất, chủ yếu là tín dụng trung – dài hạn. Ngoài ra, nhằm điều tiết nền kinh tế, hạn chế lạm phát gia tăng, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn từ 8% lên 9%, triển khai áp dụng Thông tư 13 quy định tỷ lệ cấp tín dụng không vượt quá 80% nguồn

vốn huy động. Bên cạnh đó còn có sự ảnh hưởng của Nghị quyết 11, hạn chế tăng trưởng tín dụng lĩnh vực phi sản xuất (trong đó chủ yếu là cho vay trung – dài hạn). Chính vì vậy, NH buộc phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động bằng việc tăng lãi suất nhằm đáp ứng những quy định trên. Do đó, trong năm 2011, doanh số cho vay tín dụng trung dài hạn giảm đáng kể và chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong doanh số cho vay, chỉ chiếm 5,69% trong tổng doanh số cho vay cá nhân ở mức 12.020 triệu đồng, tức đã giảm 5.940 triệu đồng so với năm 2010. Biểu đồ sau đây cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn.

BIỂU ĐỒ 2.4.b TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN (2009 - 2011)

Trong 2 năm 2009 và 2010 tỷ trọng cho vay của trung dài hạn cũng chỉ chiếm khoảng 12,14% trong năm 2009, năm 2010 là 13,32%. Năm 2010 khoản cho vay trung dài hạn chiếm 17.960 triệu đồng, tăng 2.675 triệu đồng so với năm 2009, Doanh số cho vay trung và dài hạn trong thời gian này tăng cao là do thu nhập tăng, mức sống của người dân được cải thiện, cho nên các nhu cầu thiết yếu như: mua

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại MHB (Trang 30 - 51)