Đánh giá tác động của việc gia nhập AFTA lên nhập khẩu:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH lợi ÍCH CHI PHÍ của VIỆC hội NHẬP KINH tế ĐÔNG NAM á đến VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

1. Thương mại:

1.2. Hoạt động nhập khẩu:

1.2.2. Đánh giá tác động của việc gia nhập AFTA lên nhập khẩu:

1.2.2.1. Tích cực:

Thứ nhất, ngay sau khi gia nhập AFTA, chúng ta đã cam kết thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của các nước trong khu vực, trong đó các mặt hàng được nhà nước ưu đãi nhập khẩu nhiều nhất là máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho ngàng sản xuất công nghiệp đồng thời loại bỏ các rào cản thương mại hợp tác trong lĩnh vực hải quan. Vì thế việc nhập khẩu những mặt hàng này tăng mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi thế từ việc nhập khẩu với mức thuế nhập khẩu thấp, góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ hai, việc gia nhập AFTA cũng thúc đẩy nhập khẩu khối lượng lớn hàng hóa tiêu dùng. Người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng những mặt hàng chất lượng cao của các nước khác trong khu vực với giá thấp hơn rất nhiều do khơng phải chịu hoặc chịu ít thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa đó.

Thứ ba, AFTA cũng góp phần thay đổi nguồn gốc và chất lượng của các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam theo hướng tích cực. Trong thời gian dài, rất nhiều hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc tuy chất lượng kém nhưng vẫn chiếm giữ phần lớn thi trường Việt Nam do giá thành rẻ, sản phẩm phong phú, đáp ứng được mọi nhu cầu của các tầng lớp xã hội. Khi VIệt Nam gia nhập AFTA, sức cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ tăng mạnh, các nhà sản xuất cũng như người tiêu đung sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, hưởng sự ưu đãi từ AFTA, hàng hóa từ các nước ASEAN đang ngày càng chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam và gây áp lực lớn lên những hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, đặc biệt là những mặt hàng nhập lậu trái phép, mặt hàng gây độc hại tới sức khỏe người tiêu dung…tuy nhiên tác động này không lớn.

Thứ tư, cam kết và thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu khi gia nhập AFTA giúp giảm giá thành của nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong khu vào thị trường Việt Nam giảm.

Như vậy AFTA có tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu của VIệt Nam, qua đó phần nào thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp phát triển đồng thời mở rộng thị trường tiêu dùng trong nước.

1.2.2.2. Tiêu cực:

Việc gia nhập AFTA thúc đẩy nhập khẩu của Việt Nam gia tăng, đa dạng và phong phú hàng hóa trên thị trường nội địa và đem lại rất nhiều lợi ích như đã nêu ở trên. Tuy nhiên hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh nhờ cắt giảm thuế cũng gây ra một số khó khăn nhất định cho Nhà nước và doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đó là việc gây sức ép cho doanh nghiệp.

Phải cạnh tranh gay gắt với các hàng hóa từ ASEAN ngay trên thị trường nội địa. Theo lơ trình, một số mặt hàng sẽ lần lượt phải giảm thuế nhập khẩu, dẹp bỏ hàng rào bảo hộ, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do phải cạnh tranh với các mặt hàng nhập khảu giá rẻ chất lượng tốt đến từ Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Ngành mía đường là một ví dụ nổi bật. Ngành mía đường Việt Nam khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng như khu vực vì giá thành sản xuất cao. Một phần là do giá mua nguyên liệu mía cáo hơn các nước trong khu vực khoảng

30%, đồng thời dây chuyền sản xuất mía cịn khá lạc hậu. hiện nay giá đường vẫn ở khoảng 23.000 – 24.000 đồng/kg, mức cao nhất Đông Nam Á. Đường luôn được bảo hộ nhờ mức thuế cao và hạn ngạch nhập khẩu, nhưng doanh nghiệp sản xuất trong nước đã không tận dụng được lợi thế này. Trong khi đó, kể từ năm 2010, theo lộ trình hội nhập AFTA, Việt Nam đã hạ giá thuế nhập khẩu đường xuống chỉ cịn 5%. Vì thế, khó khăn của ngành đường chính là phải cạnh tranh với các nước có cơng nghiệp phát triển như Thái Lan, vốn là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ hai trên thế giới. Theo cam kết AFTA, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường vào năm 2013. Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn còn thấp, chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm, sức cạnh tranh của hàng hóa kém đặc biệt về mẫu mã và chất lượng. Tham gia AFTA, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước sự thua kém về thế thương lượng cạnh tranh do nghèo vốn, kĩ thuật thấp, chất lượng yếu và khơng có khả năng cạnh tranh về giá cả.

Lộ trình giảm thuế không chỉ gây ảnh hưởng đến một vài doanh nghiệp mà thậm chí cả một nền sản xuất, ví dụ như ngành cơng nghiệp ô tô. Khi tham gia vào AFTA với lộ trình cắt giảm thuế quan nhanh và đến năm 2018 thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc sẽ chỉ còn 0 – 5%, chưa kể đến việc ô tô của Việt Nam còn chưa đạt chuẩn các tiêu chuẩn về môi trường Thực tế đã cho thấy rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh ơ tơ, showroom… phải đóng cửa năm 2018.

Cho đến nay hệ thống chính sách thương mại cịn nhiều bất cập, kỹ thuật xây dựng cịn thơ sơ, khơng đồng bộ. Ví dụ như ngành cơng nghiệp điện tử cũng gặp khơng ít những thách thức. Thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng linh kiện điện tử (dung để lắp ráp máy tính trong nước) chỉ khoảng 3%. Khi thuế giảm nhiều, các doanh nghiệp điện tử sẽ nhập hàng từ các nước xung quanh, vì như thế sẽ có lợi hơn so với việc lắp ráp tại Việt Nam với chi phí lao động đang tăng lên.

Thứ hai, các doanh nghiệp gian lận hàng hóa xuất xứ: Lợi dụng chính sách giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình AFTA, rất nhiều các doanh nghiệp đã gian lận nguồn gốc, xuất xứ của các mặt hàng có giá trị cao từ những nước nằm ngoài AFTA thành sản phẩm có xuất xứ từ Thái Lan, Lào, Campuchia… nhằm trốn thuế.

Thứ ba, đối với Nhà nước: Giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu. Nhập khẩu khơng chỉ có vai trị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp và người tiêu dung mà còn đem lại nguồn thu đáng kể cho nhà nước thông qua thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, khi gia nhập AFTA, nguồn thu này sẽ bị giảm đi bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất là do thuế nhập khẩu của tất cả các mặt hàng giảm xuống còn 0 – 5% khiến nguồn thu tư thuế của hàng hóa ASEAN giảm. Thứ hai, khi giảm thuế nhập khẩu, hàng hóa ASEAN trên thị trường Việt Nam rẻ hơn và phong phú hơn trước, tạo áp lực cạn tranh với hàng hóa cùng loại nhưng xuất xứ từ các nước khác không thuộc ASEAN và khiến giá cả của chúng trở nên đắt hơn tương đối. Điều này sẽ hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ một số nước khơng thuốc ASEAN, từ đó khiến sụt giảm nguồn thu từ thuế của nhà nước. Mặc dù tác động của AFTA đến thu ngân sách nhà nước là chưa lớn do sự gia tăng liên tục của kim ngạch nhập khẩu đã bù đắp khoản thu ngân sách do cắt giảm thuế, nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đến vai trò và mục tiêu của nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH lợi ÍCH CHI PHÍ của VIỆC hội NHẬP KINH tế ĐÔNG NAM á đến VIỆT NAM (Trang 25 - 28)