Những giải pháp cụ thể giảm thiểu tình trạng chậm phát triển thị trường chăm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THẤT bại THỊ TRƯỜNG CHĂM sóc sức KHỎE, sự CAN THIỆP của NHÀ nước VIỆT NAM 2015 – 2018 anh kiều (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Những giải pháp cụ thể giảm thiểu tình trạng chậm phát triển thị trường chăm

chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam:

Thị trường y tế và thiết bị y tế Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Theo Business Monitor International (BMI), chi phí chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam ước tính đạt khoảng 16,1 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 7,5% GDP. BMI dự báo chi tiêu y tế sẽ tăng lên 22,7 tỷ USD vào năm 2021, ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 12,5% từ năm 2017 đến năm 2021.

Trước sự phát triển không ngừng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ y tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, vai trò của Nhà nước trong q trình cải thiện mạng lười bệnh viện, cổ phần hóa bệnh viện cơng được đề cao. Theo BMI: nếu Việt Nam mong muốn hiện đại hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe để tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh trong những năm tới, khu vực đầu tiên cần cải thiện là mạng lưới bệnh viện trên toàn lãnh thổ đất nước.

Tăng quyền lựa chọn cho người tham gia BHYT. Bệnh viện tư nhân tham gia khám chữa bệnh BHYT là hình thức cạnh tranh lành mạnh giữa bệnh viện cơng lập và tư nhân nói chung cũng như các bệnh viện tư nhân nói riêng. Việc bệnh viện tư nhân tham gia khám chữa bệnh BHYT góp phần tăng quyền lựa chọn cho người tham gia BHYT, vì hiện nay các cơ sở tư nhân khi tham gia đăng ký BHYT phải chấp nhận mặt bằng về giá thanh tốn theo quy định khơng khác gì so với bệnh viện cơng. Ngồi viện phí thì giá thuốc được thanh tốn cũng phải theo giá gốc mua vào có hóa đơn nhưng khơng được cao hơn giá trúng thầu của bệnh viện cơng. Vì vậy, người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện, phịng khám ngồi công lập, cơ sở y tế tự chủ tài chính sẽ đượchưởng quyền lợi BHYT theo quy định hiện hành đang áp dụng tại các cơ sở công lập. Ngoại trừ, nếu nằm điều trị thì phí tiền giường có thể cao hơn bệnh viện công.

3.3.2. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngồi

Để có thể huy động được nhiều nguồn lực kinh tế khác nhau mà các chuyên gia kinh tế, y tế đề xuất nên tính tới áp dụng mơ hình cơng - tư. Mặc dù cịn những lo ngại khi tư nhân tham gia lĩnh vực y tế sẽ ảnh hưởng đến chi phí vì mục đích lợi nhuận, nhưng đóng góp của tư nhân vào lĩnh vực y tế là không thể chối bỏ. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã cho phép và phát triển mơ hình y tế tư nhân bên cạnh y tế công. Ở nước ta, các bệnh viện tư nhân đã đóng góp 6.210 giường bệnh, bằng 3,7% tổng số giường bệnh viện công lập, đạt 0,7% giường bệnh cho 10.000 dân.

Để thu hút các nhà đầu tư, các chuyên gia khuyến cáo Chính phủ Việt Nam tiếp tục có cơ chế khuyến khích để hệ thống y tế tư nhân phát triển trong thời gian tới, đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến các ưu đãi, chính sách pháp lý về thuế, đất đai, cơ chế hoạt động, sự tự chủ… và đặc biệt tránh sự phân biệt công tư trong hành nghề.

3.3.3. Cổ phần hóa bệnh viện cơng

Trước tình trạng quá tải và thiếu phát triển về cơ sở vật chất do thiếu đầu tư từ Nhà nước, đề nghị nên cổ phần hóa bệnh viện cơng. Đề nghị này được nhiều người quan tâm, bởi vì nói cho cùng y tế là dịch vụ liên quan trực tiếp đến người dân và phúc lợi xã hội. Mức độ phát triển của hai dịch vụ này cũng chính là thước đo phát triển xã hội của một quốc gia. Cổ phần hóa là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, và là

một giải pháp để tạo điều kiện cho tư nhân đầu tư vào việc nâng cao cơ sở vật chất y tế nước nhà.

Nếu khơng cổ phần hóa thì làm sao có thể nâng cao chất lượng y tế. Vấn đề chất lượng y tế quả là vấn đề nhức nhối và được mọi người quan tâm hiện nay. Nhưng cho rằng phải cổ phần hóa để nâng cao chất lượng có nghĩa là giả định rằng bệnh viện tư nhân có chất lượng cao hơn bệnh viện cơng.

Cổ phần hóa sẽ làm giảm bớt gánh nặng bao cấp; tăng cường hơn nữa tính tự chủ và trách nhiệm; tăng thu nhập và tự chủ chuyên môn cho các bệnh viện cơng. Cổ phần hóa chính là một bước trong q trình đổi mới bệnh viện công được gắn liền với đổi mới hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và tài chính. "Trong số các lựa chọn đổi mới, cổ phần hóa bệnh viện chưa phải là một lựa chọn tốt nhất, càng khơng phải là duy nhất nhưng hồn tồn có thể được coi là một thử nghiệm trong điều kiện thực tế Việt Nam".

KẾT LUẬN

Thực tế, nhu cầu đầu tư trong ngành y tế hiện nay là rất lớn (không chỉ giai đoạn 2015 – 2018) và không thể mãi trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước, nhà nước khơng thể cung cấp tồn bộ các dịch vụ công do hạn chế về nguồn lực và ngành y tế cần phải huy động mọi nguồn vốn đầu tư để nâng cao chất lượng phục vụ. Trong những năm qua, y tế tư nhân chia lửa cho các bệnh viện công, bệnh viện công vẫn đang quá tải, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân quá nhiều nên hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân giúp giảm tải cho bệnh viện cơng. Bởi vì, trong hợp tác cơng - tư, tư nhân có vai trị và ý nghĩa quan trọng để chia sẻ gánh nặng tài chính và tăng cường sự sẵn có của dịch vụ y tế góp phần triển chất lượng dịch vụ y tế.

Trong những năm qua, nhờ chủ trương xã hội hóa mà hệ thống y tế tư nhân phát triển. Điều này thúc đẩy các bệnh viện công xuất hiện đa dạng các mơ hình xã hội hóa: khám chữa bệnh ngồi giờ, giường dịch vụ, phẫu thuật theo yêu cầu, huy động từ cán bộ nhân viên để mua sắm máy móc, liên doanh, liên kết với các công ty để cạnh tranh với các bệnh viện tư nhân.

Qua nghiên cứu vai trị, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý và lĩnh vực y tế, đặc biệt tăng trưởng về thị trường chăm sóc sức khỏe như sau:

Nhà nước cần tập trung vào vai trị hình thành khn khổ pháp lý để hệ thống y tế vận hành và hạn chế việc trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ. Điều này đảm bảo huy động vai trò của các cá nhân, tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, xã hội cùng tham gia cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ của lĩnh vực y tế, giáo dục, giảm gánh nặng cho các cơ quan Nhà nước, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Bên cạnh Nhà nước cần chú trọng đến việc kiểm định chất lượng, tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế, phục vụ nhu cầu của người dân.

Trong việc thực hiện chính sách y tế cơng, phát triển hệ thống bảo hiểm y tế, việc xác định rõ chi phí cho gói dịch vụ y tế cơ bản, đồng thời tạo ra nhiều gói dịch vụ bảo hiểm khác nhau từ đó tạo cho người dân có nhiều lựa chọn hơn. Để vận hành được bảo

hiểm y tế có hiệu quả, tránh lạm dụng trong khám chữa bệnh, Nhà nước thiết lập và hoàn thiện hành lang pháp lý tổ chức giám sát đánh giá chất lượng độc lập, đưa hệ thống y tế và bảo hiểm y tế vận hành theo nguyên lý thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI

1. J. E. Stiglitz and A. Weiss. (1992) Oxford Economic Papers New Series, Vol.

44, No. 4, Special Issue on Financial Markets, Institutions and Policy (Oct., 1992), pp.

694-724.

2. Business Monitor International. (2010), VietNam Pharmaceuticals & Healthcare

Report, http://www.antconsult.vn/wp-content/uploads/20101119150642VNPharma4Q10.pdf 3. Semantic Scholar. (2014), The Roles of the Government and the Market in

Health, https://www.semanticscholar.org/paper/The-roles-of-the-government-and-the-

market-in/1e8830ecce551b17872a5417df4b6ce19b4d8659

4. World Health Orgnization. (2015), Lives saved by tuberculosis control and

prospects for achieving the 2015 global target for reducing tuberculosis mortality,

https://www.who.int/bulletin/volumes/89/8/11-087510/en/

5. World Bank. (2016), Healthcare Market Assessment of East Asia,

https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/74b9f32f-fa76-4181-8f2d- fc7ccc31686a/ EastAsiaHealth_FINAL_cover1.pdf?MOD=AJPERES&CVID=lGbB4k

R

TIẾNG VIỆT

1. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. (2012), Giáo trình Kinh tế Công cộng.

2. Phạm Mạnh Hùng. (2016), Vài suy nghĩ về đổi mới quản lý y tế tư hiện nay ở Việt

Nam, http://tonghoiyhoc.vn/vai-suy-nghi-ve-doi-moi-quan-ly-y-te-tu-hien-nay.htm

3. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. (2018), Những điều cần biết khi tham gia bảo hiểm

ytếtrêntrangwebBảohiểmxãhộiViệtNam,

https://baohiemxahoi.gov.vn/nhungdieucanbiet/pages/bao-hiem-y- te.aspx?CateID=93&ItemID=9862

4. Thái Trang. (2019), Ngành dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe Việt Nam sẽ đạt

22,7 tỷ USD vào năm 2021, https://cafef.vn/nganh-dich-vu-y-te-va-cham-soc-suc-

khoe- viet-nam-se-dat-227-ty-usd-vao-nam-2021-20190324082322695.chn

5. Tổng cục Thống kê. (2019), Số liệu cơ sở y tế Việt Nam từ tổng cục Thống Kê, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) THẤT bại THỊ TRƯỜNG CHĂM sóc sức KHỎE, sự CAN THIỆP của NHÀ nước VIỆT NAM 2015 – 2018 anh kiều (Trang 27 - 32)