Chiến lược quảng cáo và marketing của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH NGÀNH DỊCH vụ lưu TRÚ ở VIỆT NAM năm 2010 (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở VIỆT NAM

4.3 Chiến lược quảng cáo và marketing của doanh nghiệp

Việc Internet ngày càng phát triển và có “độ phủ sóng” rộng khắp trên tồn thế giới kéo theo những lợi thế cực kì lớn mà nó mang lại. Đây cũng là chiêu thức quảng cáo trực tuyến hữu ích nhất mà các khách sạn đang theo đuổi nhằm mục đích quảng bá khách sạn. Bởi lẽ, khách hàng hiện nay hầu hết đều tìm kiếm thơng tin trên mạng thơng qua các cơng cụ tìm kiếm, nhất là google. Sau khi hình thành nhu cầu đặt phịng, khách hàng sẽ thực hiện search google những thơng tin cơ bản nhất để tìm kiếm nơi lưu trú phù hợp. Vì vậy, các khách sạn cần tận dụng điều này để đưa hình ảnh, thương hiệu khách sạn của mình đến gần hơn với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, thông qua các cách thức quảng bá khách sạn. Cụ thể:

Đẩy khách sạn lên trang nhất Google

Đây là một cách hiệu quả nhất giúp khách sạn của bạn tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả đến một lượng lớn khách hàng đang sử dụng google để tìm kiếm thơng tin đáp ứng nhu cầu đặt phòng. Việc cần làm là cung cấp những thông tin liên quan đến khách sạn và đăng ký chúng với google. Lưu ý nội dung phải cụ thể, chi tiết nhưng cô đọng, hấp dẫn.

Đăng thông tin khách sạn lên các website đặt phòng

Hotel84.com, agoda, booking, tripadvisor, expedia, airbnb,…là những trang Engine booking nổi tiếng uy tín và chất lượng nhất hiện nay trong lĩnh vực hỗ trợ đặt phịng khách sạn. Việc đăng

thơng tin lên các trang Engine booking không chỉ giúp khách sạn của bạn lên trang nhất google, ngồi ra cịn có thêm 1 bài PR khách sạn, hoặc tư vấn, khuyến mãi khách sạn phù hợp.

Hợp tác bán phòng với các website du lịch

Khơng ít khách sạn đẩy mạnh chiến lược quảng bá khách sạn thông qua việc hợp tác bán phịng với các website du lịch có tiếng như mytour, traveloka, vntrip,…cũng giúp tiếp cận nhiều hơn và nhanh hơn đến khách hàng.

Thiết kế website khách sạn

Nếu khơng muốn mất thêm những khoản chi phí dịch vụ liên quan, khách sạn của bạn nên có một trang web riêng với đầy đủ thông tin về khách sạn và các dịch vụ đặt phịng trực tuyến riêng. Hiện nay, khơng ít du khách chỉ tìm đến các website đặt phịng trung gian để tham khảo giá, reviews,…của khách sạn có ý định chọn, rồi tìm đến trang web chính thức của khách sạn đó để thực hiện đặt phịng, vì họ cho rằng như thế sẽ an toàn và tiết kiệm hơn.

Tận dụng mạng xã hội để phát triển marketing online

Các trang mạng xã hội cực lớn như facebook, twitter,… rất hữu ích cho việc quảng bá khách sạn. Chỉ cần đăng trí một tài khoản cho khách sạn, đưa lên đó những thơng tin về giá phịng, loại phịng,…kèm hình ảnh bắt mắt, ấn tượng. Hoặc liên kết với các fanpage có lượt theo dõi cao để tiếp cận số lượng lớn người dùng.

4.4 Chiến lược định vị doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển của Du lịch Việt Nam, ngành Khách sạn đã có những thay đổi quan trọng suốt nhiều năm qua. Năm 2019 được dự báo sẽ tiếp tục là một năm triển vọng cho ngành Khách sạn Việt Nam, nhờ quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng sau khi hoàn thành việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Cũng như các phương thức kinh doanh có tính định hình khác, định vị thương hiệu khách sạn mang lại những giá trị và lợi ích khác biệt cho các bên liên quan.

Ví dụ : Tập đồn Mường Thanh được công nhận là “Chuỗi Khách Sạn Tư Nhân Lớn Nhất Việt Nam” với một hệ thống gồm 30 khách sạn và dự án khách sạn đạt tiêu chuẩn 3,4 và 5 sao trải dài trên cả nước.Màu sắc dân tộc, những nét đẹp truyền thống, tinh hoa văn hóa Việt, đặc biệt là tình cảm chân thành mến khách của con người Việt luôn là ấn tượng đáng nhớ với bất cứ du khách nào dù chỉ một lần ghé qua khách sạn Mường Thanh.

Mường Thanh đang sử dụng chiến lược gắn thương hiệu chung cho các sản phẩm khách sạn của mình bằng cách sử dụng chung logo, tên gọi của Tập đoàn cho toàn bộ hệ thống khách sạn từ 3 đến 5 sao, các sản phẩm được phân biệt bằng việc gắn thêm hậu tố địa phương.

Do việc sử dụng chiến lược gắn thương hiệu chung, Mường Thanh đã tổ chức bộ máy quản trị thương hiệu rất gắt gao với việc can thiệp trực tiếp của GĐ thương hiệu đến từng đơn vị khách sạn nhằm giảm thiểu yếu tố rủi ro về khủng hoảng thương hiệu.

Định vị thương hiệu

Mường Thanh được định vị chung cho nhiều phân khúc từ 3 đến 5 sao, chiến lược gắn thương hiệu thì gần giống với Amanresort tuy nhiên việc định vị lại hoàn toàn khác nhau. Amanresort chỉ phục vụ phân khúc cao cấp và sang trọng, trong khi đó Mường Thanh lại phục vụ cho hầu hết các phân khúc của thị trường khách sạn. Điều đó cho thấy thiếu sự khác biệt của thương hiệu này.

Mường Thanh đang lấy 2 tiêu chí định vị: hiện đại kết hợp văn hóa dân tộc, tuy nhiên sự định vị này vẫn chưa cho thấy sự khác biệt đáng kể

Đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn đầu tư chiến lược trong nước như VinGroup, SunGroup, Mường Thanh, FLC, BIM, Tuần Châu... xây dựng các khu vui chơi giải trí, khách sạn có quy mơ và chất lượng mang tầm quốc tế tại các địa bàn du lịch trọng điểm như Hạ Long, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang và hơn 30 tỉnh/thành trong cả nước tạo ra động lực và đòn bẩy cho sự phát triển du lịch của điểm đến. Sự đầu tư đó đã từng bước hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại, đồng bộ tại nhiều địa phương trong cả nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam theo hướng chất lượng.

4.5 Chiến lược về giá của doanh nghiệp

Đối với những người hoạt động trong ngành dịch vụ lưu trú, tối đa hóa doanh thu là ưu tiên hàng đầu và để đạt được mục tiêu này thường địi hỏi phải có chiến lược giá phù hợp, vào đúng thời điểm. Có 2 yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tạo nên một số chiến lược về giá phổ biến như: Giá theo phân khúc khách hàng là một trong những chiến lược giá được sử dụng phổ biến nhất là giá trên mỗi phân khúc và đây là nơi cung cấp cùng một sản phẩm với các mức giá khác nhau cho các loại khách hàng khác nhau. Giá trọn gói cho phép khách hàng trả tiền nhiều hơn chỉ là một phòng. Các mặt hàng, dịch vụ hoặc sản phẩm bổ sung có thể có trong một thỏa thuận trọn gói bao gồm bữa ăn, xe đạp, quyền truy cập vào sân golf và thiết bị, v.v. Với các gói, giá phịng

có thể bán nhiều sản phẩm cùng một lúc. Ngồi ra, có những chiến lược giá khác cũng được các doanh nghiệp áp dụng như: chiến lược ngang giá, chính sách hồn hủy,...

4.6 Hoạt động liên kết và sát nhập của doanh nghiệp (M&A)

Cùng với quá trình đổi mới và tái cấu trúc nền kinh tế, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua con đường này. Hoạt động này có những tác động tích cực và cả tiêu cực đối với doanh nghiệp trong ngành dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên, một trong những cái tên đáng để kể đến trong lĩnh vực mua bán và sát nhập bất động sản là Vinhomes. Ngồi ra cịn có rất nhiều vụ mua bán và sát nhập trong ngành dịch vụ lưu trú khác, như là:

Công ty điện tử Hanuel Hà Nội mua lại 70% cổ phần khách sạn 5 sao Deawoo:

Giá trị của thương vụ này vẫn không được tiết lộ. Khách sạn Deawoo thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Hàn Quốc. Khách sạn này nằm ở vị trí rất đắc địa, ngã tư Kim Mã, Liễu Giai, bên cạnh cơng viên Thủ Lệ.

Tập đồn BRG mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội: Thương vụ mua lại khách sạn

Hilton Opera Hà Nội chỉ được thơng báo sau khi hồn tất. Tập đoàn BRG đã giành quyền sở hữu khách sạch Hilton từ các đối tác của Đức và Áo.

Tập đoàn Sovico mua lại khu resort 5 sao Furama Đà Nẵng, Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay: Vào thời điểm Furama được chuyển giao sang cho tập đoàn Sovico, hầu như tất cả

các khách sạn 5 sao từ Bắc chí Nam đều do các tập đồn nước ngồi quản lý. Tập đồn Sovico được góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẵn có. Tiếp theo đó, tập đồn này cũng thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Nha Trang là: Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.  Công ty CP Du lịch Thiên Minh mua lại hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Victoria ở

Việt Nam và Campuchia: Chuỗi 6 khách sạn – khu nghỉ dưỡng Victoria được công ty Thiên

Minh mua lại gồm: Victoria Hội An Beach Resort & Spa; Victoria Cần Thơ Resort; Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa; Victoria Sapa Resort & Spa; Victoria Châu Đốc Hotel và Victoria Angkor Resort & Spa (Campuchia).

Mường Thanh mua lại khách sạn Phương Đông: Các nhà đầu tư khách sạn Mường Thanh đã

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở VIỆT NAM

5.1 Đánh giá chung

Cùng với đó là sự gia tăng khơng ngừng cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú. Năm 2010, cả nước có 12.352 cơ sở lưu trú với hơn 237.000 buồng thì đến hết năm 2015, cả nước có 18.800 cơ sở lưu trú với hơn 355.000 buồng, tăng khoảng 1,5 lần, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2010-2015 là 8,76%/năm về số cơ sở và 8,42%/năm về số buồng. Đáng lưu ý, trong giai đoạn 2010-2015, số lượng các khách sạn từ 3-5 sao tăng cao hơn mức tăng trung bình chung (tăng 16% đối với khách sạn 5 sao, 14% đối với khách sạn 4 sao và 13% đối với khách sạn 3 sao). Về doanh nghiệp lữ hành quốc tế, năm 2010 cả nước có 888 doanh nghiệp thì đến hết năm 2015 có 1.573 doanh nghiệp, tăng 1,77 lần, tốc độ tăng trung bình khoảng 12,1%/năm (Sở VHTTDL, Thứ năm, 28/06/2018).

Kết quả kinh doanh năm 2010: Thống kê của Vụ khách sạn (TCDL) các Sở VHTTDL cho thấy năm 2010 cả nước có 12.352 cơ sở lưu trú ( tăng 7.7% so với năm 2009) với 237.111 buồng ( tăng 9.4% so với năm 2009).

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng cơ sở 10.406 11.467 12.352 13.756 15.381

Tăng trưởng (%) 14,6 10,2 7,7 11,4 11,8

Số buồng 202.776 216.675 237.111 256.739 277.661

Tăng trưởng (%) 13,7 6,9 9,4 8,3 8,1

Công suất buồng bình

quân (%) 59,9 56,9 58,3 59,7 58,8

Bảng 5: Thống kê về sự tăng trưởng của ngành khách sạn năm 2010 (Sở VHTTDL, Thứ năm, 28/06/2018) (Sở VHTTDL, Thứ năm, 28/06/2018)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH NGÀNH DỊCH vụ lưu TRÚ ở VIỆT NAM năm 2010 (Trang 25 - 29)