Phúc lợi xã hội của ngành dịch vụ lưu trú ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH NGÀNH DỊCH vụ lưu TRÚ ở VIỆT NAM năm 2010 (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở VIỆT NAM

5.3 Phúc lợi xã hội của ngành dịch vụ lưu trú ở Việt Nam

Phát triển ngành dịch vụ lưu trú gắn với phát triển phúc lợi xã hội

Ngành dịch vụ lưu trú có mối quan hệ mật thiết với hoạt động phát triển du lịch ở Việt Nam, nên những tác động của ngành lưu trú cũng có mối quan hệ tương thích với sự phát triển của ngành du lịch nói chung. Phát triển ngành dịch vụ lưu trú hay phát triển ngành du lịch đi chung với tăng phúc lợi xã hội là nhiệm vụ, vai trò mà các doanh nghiệp trong ngành đang hướng tới.

Bằng việc xem xét dựa trên phát triển phúc lợi của cộng đồng, chúng ta sẽ có những cách áp dụng sáng tạo các loại hình du lịch có trách nhiệm. Trên thực tế, có rất nhiều dự án nếu chúng ta nhìn theo quan niệm truyền thống, thì việc phát triển các khu nghỉ dưỡng có chất lượng để giữ chân du khách là cần thiết. Tuy nhiên, nếu xét về phát triển du lịch có trách nhiệm thì đây khơng là sự lựa chọn tốt nhất vì ý thức trách nhiệm về mơi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường của người dân ở đây còn rất yếu kém và các hoạt động sản xuất nông nghiệp (điều thu hút du khách) mang tính mùa vụ, vì thế sẽ khơng đảm bảo được hiệu quả tài chính cho việc đầu tư các khu nghỉ dưỡng tham gia ngành dịch vụ lưu trú.

Một vài giải pháp về du lịch có trách nhiệm đã được đưa ra để đảm bảo phúc lợi xã hội dương. Một là, ưu tiên phát triển du lịch tình nguyện viên để du khách trở thành nguồn nhân lực bán thời gian cho sản xuất nơng nghiệp, góp phần xử lý các vấn đề đang tồn tại của địa phương về ý thức bảo vệ mơi trường, và từ đó nâng cao ý thức và kỹ năng của cộng đồng địa phương. Hai là, phát triển du lịch có trách nhiệm khơng nhất thiết phải bán sản phẩm trực tiếp cho du khách, thay vào đó, họ phát triển mạng lưới cung ứng các sản phẩm địa phương cho hệ thống các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại bãi biển để đảm bảo đầu ra và tính ổn định về doanh thu cho sản

Tại Việt Nam hiện nay, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch chính là một trong những nhân tố cần ưu tiên hàng đầu để cộng đồng địa phương có trách nhiệm hơn trong việc phát triển du lịch. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi trong mắt du khách, nhân tố tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ là một trong hai nhân tố tác động mạnh nhất đến sự quay trở lại của du khách, song lại bị du khách đánh giá thấp nhất trong các nhân tố cấu thành nên hình ảnh điểm đến Việt Nam.

Để giải quyết tình trạng này, chúng ta có thể sử dụng một loại hình du lịch có trách nhiệm – du lịch tình nguyện viên và du lịch kết hợp với học tập để vừa trực tiếp giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đến mơi trường, vừa có thể gián tiếp nâng cao ý thức của cộng động địa

phương.Hơn thế nữa, với các hoạt động của tình nguyện viên trong vấn đề bảo vệ mơi trường và tài nguyên du lịch, cộng đồng địa phương sẽ dần thay đổi ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sẽ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, tăng khả năng bảo vệ mơi trường của mình.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PHÂN TÍCH NGÀNH DỊCH vụ lưu TRÚ ở VIỆT NAM năm 2010 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)