Chính phủ điều chỉnh và thực hiện chính sách cho việc phát

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 27 - 31)

Chương3 Giải pháp sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

3.1 Chính phủ điều chỉnh và thực hiện chính sách cho việc phát

việc phát triển năng lượng tái tạo

Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo đòi hỏi phải có chiến lược, lợ trình, bước đi và cơ chế chính sách thích hợp phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, nhất là tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước. Hơn nữa,đặc thù của NLTT là sự phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (nước, nắng, gió, vị trí địa lý…), công nghệ và giá thành sản xuất. Do đó để thúc đẩy phát triển NLTT, Việt Nam cần có các chính sách hỡ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ.

Trên thực tế, Trong bài báo “Phát triển năng lượng tái tạo: Từ chính sách đến thực tiễn” của PV Song Nguyễn – Mỹ Hạnh đăng trên Petrotimes.vn Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: “Nhiều năm trước, chủ chương khuyến khích và ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo đã được đưa ra. Sau Quyết định số 2068/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đã có thêm những cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện từ rác thải…”

Cục trưởng Phương Hồng Kim: Chính phủ đã có những chính sách phát triển năng lượng tái tạo, giảm sự phụ tḥc vào các nguồn năng lượng hóa thạch. Mục tiêu được đặt ra là đối với năng lượng mặt trời, đến năm 2020, tổng công suất khoảng 850MW, năm 2025 khoảng 4.000MW. Đối với năng lượng gió, đến năm 2020 có khoảng 800MW, năm 2025 là 2.000MW.

Chính phủ đã ban hành cơ chế mua điện trực tiếp từ các nhà máy năng lượng tái tạo. Đối với năng lượng gió, cơ chế được ban hành từ năm 2011 với giá 7,8cent/kWh; đối với điện mặt trời theo cơ chế mới ban hành tháng 4-2017 giá 9,35cent/kWh. Chính

trước tháng 6-2019. Thêm vào đó là các chính sách về năng lượng sinh khối, nguồn năng lượng từ bã mía giá 5,8 cent/kWh.

Thông qua những chính sách này, thời gian qua, chúng ta đã có tổng số 5 dự án điện gió với cơng suất 190MW đã được phát trên lưới. Hiện tại có thêm 4.900MW điện gió được đưa vào diện quy hoạch. Gần đây, Chính phủ đã xem xét điều chỉnh cơ chế điện gió, dự kiến sẽ được ban hành sớm. Đối với điện mặt trời, đã có 170 dự án sản xuất với tổng công suất lên tới 12.000MW và 44 dự án được duyệt đưa vào quy hoạch.

Những năm gần đây, Chính phủ ban hành những cơ chế chính sách nhằm huy động nhiều hơn nữa các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống năng lượng quốc gia. Đây là chủ chương nhất quán và xuyên suốt của Chính phủ. Và các cơ chế chính sách đã được Chính Phủ đưa ra cụ thể có những ưu điểm nhược điểm như sau:

3.1.1 Cơ chế hạn ngạch (định mức chỉ tiêu)

Chính phủ qui định bắt buộc các đơn vị sản xuất (hoặc tiêu thụ) phải đảm bảo một phần lượng điện sản xuất/tiêu thụ từ nguồn NLTT, nếu không sẽ phải chịu phạt theo định mức đặt ra theo tỷ lệ.

Ưu điểm của cơ chế này là tạo ra một thị trường cạnh tranh giữa các công nghệ NLTT, đồng thời làm giảm giá thành sản xuất NLTT, giúp Chính phủ chỉ qui định hạn ngạch nhằm đạt mục tiêu định ra cho NLTT, còn giá thành sẽ do thị trường cạnh tranh tự quyết định. Giá phạt được tính toán và đưa ra như giới hạn trần cho tổng chi phí ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Nhược điểm đó là đơn vị sản xuất sẽ phải chịu những rủi ro và chi phí lớn ngoài khả năng kiểm soát. Hơn nữa, cơ chế này sẽ ưu tiên phát triển các công nghệ chi phí thấp nhất, do đó sẽ khơng thúc đẩy phát triển các dạng công nghệ kém cạnh tranh hơn.

3.1.2 Cơ chế giá cố định

Chính phủ định mức giá cho mỗi kWh sản xuất ra từ NLTT, định mức giá có thể khác nhau cho từng công nghệ NLTT khác nhau. Thông thường là định mức giá

này cao hơn giá điện sản xuất từ các dạng NL hố thạch, do đó sẽ khuyến khích và đảm bảo lợi ích kinh tế cho NLTT. Chính phủ tài trợ cho cơ chế giá cố định từ nguồn vốn nhà nước hoặc buộc các đơn vị sản xuất, truyền tải phải mua hết điện từ nguồn NLTT.

Ưu điểm của cơ chế này là làm giảm thiểu những rủi ro cho các nhà đầu tư vào NLTT. Với giá cố định đặt ra khác nhau cho các dạng NLTT, Chính phủ có thể khuyến khích đầu tư vào các công nghệ NLTT cần phát triển với các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm với giá cố định cho mợt thời gian dài sẽ khó kiểm sốt được lợi nhuận của các nhà đầu tư. Giảm dần giá cố định có thể được áp dụng, tuy nhiên cần phải được công bố rõ ràng để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Áp dụng cơ chế này, Chính phủ khơng thể biết trước sẽ có bao nhiêu dự án NLTT được đầu tư, do đó khơng biết trước được tổng chi phí cho cơ chế này trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Một hạn chế nữa là tăng chi phí cho việc điều độ và nảy sinh các vấn đề kỹ thuật cho hệ thống điện do các nhà quản lý lưới buộc phải tiếp nhận nguồn điện NLTT.

3.1.3 Cơ chế đấu thầu

Chính phủ sẽ đề ra các tiêu chí đấu thầu cạnh tranh, có thể riêng cho từng loại công nghệ NLTT. Danh sách các dự án NLTT sẽ được lựa chọn từ thấp đến cao cho đến khi thoả mãn mục tiêu phát triển đặt ra cho từng loại NLTT và được cơng bố. Sau đó Chính phủ, hoặc cơ quan quản lý được uỷ quyền sẽ buộc các đơn vị sản xuất điện bao tiêu sản lượng từ các dự án trúng thầu (có hỡ trợ bù giá).

Ưu điểm là sự cạnh tranh làm giảm chi phí bù giá tối thiểu. Chính phủ hồn tồn có thể kiểm sốt số lượng dự án được lựa chọn, có nghĩa là kiểm sốt được chi phí bù lỡ. Ngồi ra, việc cố định giá cho các dự án trúng thầu cũng là một đảm bảo cho nhà đầu tư lâu dài. Nhược điểm của cơ chế này là khi trúng thầu, nhà đầu tư có thể sẽ trì hoãn việc triển khai dự án do nhiều lý do: chờ đợi thời cơ để giảm giá thành đầu tư, chấp nhận đấu thầu lỗ chỉ nhằm mục đích găm dự án không cho đơn vị khác cạnh tranh và sẽ không triển khai các dự án lỡ…Chính phủ có thể đưa ra các chế tài xử phạt để hạn chế các nhược điểm này.

3.1.4 Cơ chế cấp chứng chỉ

Với cơ chế này có thể là chứng chỉ sản xuất, hoặc chứng chỉ đầu tư, hoạt động theo nguyên tắc cho phép các đơn vị đầu tư vào NLTT được miễn thuế sản xuất cho mỗi kWh, hoặc khấu trừ vào các dự án đầu tư khác.

Ưu điểm đó là đảm bảo sự ổn định cao, đặc biệt khi cơ chế này được dùng kết hợp với các cơ chế khác để tăng hiệu quả.

Nhược điểm của cơ chế này chính là sự ổn định này phải được nghi rõ trên văn bản về thời hạn cấp chứng chỉ, thiên về ủng hợ các đơn vị lớn, có tiềm năng và nhiều dự án đầu tư để dễ dàng khấu trừ thuế vào đó.

Để hỗ trợ các dự án NLTT nhỏ và độc lập (không nối lưới), các nghiên cứu trên cũng cho thấy một “cơ chế cấp tín dụng trực tiếp cho người tiêu dùng” là thích hợp trong điều kiện của Việt Nam.Tuy nhiên, việc áp dụng bất cứ cơ chế nào cũng nên áp dụng bổ sung các chế tài hoặc các cơ chế hỗ trợ khác để phát huy hiệu quả tối đa sự hỗ trợ phát triển NLTT.Theo dự kiến kịch bản phát triển NLTT, Việt Nam có thể khai thác 3.000 -5.000MW công suất với sản lượng hơn 10 tỷ kWh từ NLTT vào năm 2025. Nếu có chính sách hỡ trợ hợp lý thì đây là mợt đóng góp lớn cho nhu cầu của quốc gia về sản lượng điện. Theo nghiên cứu và đánh giá sơ bộ về tiềm năng phát triển NLTT dài hạn tới 2050, khả năng phát triển NLTT còn có thể lớn hơn nữa, đặc biệt là năng lượng gió, địa nhiệt và nhiên liệu sinh khối.

3.2 Xúc tiến hợp tác, đầu tư và chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo

Lựa chọn công nghệ nào cho hệ thống năng lượng tái tạo phù hợp với Việt Nam là một trong những nội dung được đưa ra tại hợi nghị tồn quốc về "Thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo", do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức hồi cuối tháng Bảy vừa qua tại Hà Nội và vấn đề này đã được VEA giải đáp trong báo cáo gửi các cơ quan Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành liên quan.

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, các công nghệ phát điện sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp với Việt Nam, bao gồm:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)