Công nghệ sản xuất điện từ nguồn sinh khối

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 32 - 33)

Chương3 Giải pháp sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

3.2.4 Công nghệ sản xuất điện từ nguồn sinh khối

Nhà máy điện công nghệ ngừng hơi: Công nghệ ngưng hơi hiện được sử dụng rộng rãi để sản xuất điện từ nhiên liệu sinh khối. Hiệu suất phát điện phụ thuộc vào quy mô của nhà máy điện. Quy mô nhà máy phù hợp khả năng cung cấp của nguyên liệu sinh khối của địa phương (khoảng 10 MW đến 50 MW), hiệu suất phát điện khoảng từ 18% đến 33%.

Thực hiện đồng đốt nhiên liệu sinh khối với nhiên liệu than. Đồng đốt bao gồm 3 công nghệ chính:

 Đồng đốt trực tiếp sinh khối với than, đây là công nghệ đơn giản, hiện được sử dụng phổ biến nhất. Sinh khối được nghiền cùng với than, sau đó được đưa vào lò hơi. Trường hợp tỷ lệ sinh khối chiếm 5% - 10% về lượng năng lượng, thì khơng cần thiết phải điều chỉnh chế độ đốt của nhà máy điện.

 Đồng đốt gián tiếp: Ít phổ biến hơn, trong đó có mợt thêm q trình chuyển đổi sinh khối rắn sang dạng khí nhiên liệu sau đó được đốt cháy với than trong cùng mợt lò hơi. Công nghệ này cho phép tỷ lệ cao hơn nguồn sinh khối và sử dụng nguồn sinh khối đa dạng hơn.

 Công nghệ đồng đốt song song: Sinh khối và than được đốt trong các lò hơi riêng biệt, hơi nước của hai lò được trộn lẫn để chạy tuabin hơi. Phương pháp này cho phép tỷ lệ sinh khối cao và thường được sử dụng trong các nhà máy giấy, bột giấy và các cơ sở công nghiệp để tận dụng các phụ phẩm.

Trên thế giới đã có nhiều nhà máy thực hiện đồng đốt nhiên liệu sinh khối với nhiên liệu than hoặc khí đốt. Đồng đốt là một công nghệ đã được chứng minh; mang lại các hiệu ích sau: (i) Hiệu ích tiết kiệm năng lượng: Các dự án đồng phát thay thế một phần của nhiên liệu than không tái tạo bằng nhiên liệu sinh khối tái tạo; (ii) Hiệu ích về kinh tế: Tiết kiệm chi phí sản xuất chung do thay thế nhiên liệu than với nguyên liệu sinh khối có chi phí thấp. Chi phí nhiên liệu sinh khối cung cấp đến nhà máy thấp hơn ít nhất 20% so với cung cấp than; (iii) Hiệu ích về môi trường: Giảm phát thải khí nhà kính.

Cải tạo các nhà máy nhiệt điện than cũ sang sử dụng sinh khối: Tại nhiều nước, các nhà máy nhiệt điện than sau khi hết tuổi thọ hoạt đợng, đều có xu hướng cải tạo sang đốt sinh khối. Việc cải tạo có chi phí khơng lớn, nhưng mang lại hiệu ích lớn về kinh tế và mơi trường. Các nhà máy điện Ninh Bình (100 MW), ng Bí (105 MW), Phả Lại I (440 MW) được xây dựng từ những năm 1970, đã vận hành hơn 40 năm, đề xuất thực hiện cải tạo chuyển sang đốt sinh khối.

Công nghệ đồng phát điện - nhiệt: Các nhà máy đồng phát có hiệu suất chung trong khoảng 80% đến 90%. Việc sử dụng công nghệ đồng phát phụ thuộc nhiều vào nhu cầu cấp nhiệt của các cơ sở công nghiệp.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)