Giải pháp cho ngun nhân Đơ thị hóa

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích nguyên nhân kinh tế gây suy thoái đất nông lâm nghiệp và đất ngập nước ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP

3.2. Giải pháp cho ngun nhân Đơ thị hóa

3.2.1. Nâng cao hiểu biết về phân loại rác thải.

Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách nhận biết như sau:

– Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây,….

– Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và khơng tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, bìa các tơng, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…), các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng)…. Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.

Cách phân loại rác thải này nhằm mục đích là phục vụ cho việc thu gom, nghiên cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải.

3.2.2. Hạn chế tối đa việc sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và trách nhiệm của chính quyền

Từ ngày 1/9/2019, Hà Nội bắt đầu cắt giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu chỉ dừng lại ở vận động và kêu gọi tự nguyện, kế hoạch này sẽ khó lịng đạt hiệu quả… Qua những câu chuyện của rất nhiều các hãng lớn cho thấy, truyền thông không phải yếu tố quá quan trọng tác động đến lựa chọn của người dùng. Vì vậy, mong muốn hạn chế đồ nhựa sử dụng một lần dựa vào sự tự giác của người dân là một ý tưởng lãng mạn.

Để thay đổi thói quen sử dụng các đồ nhựa dùng một lần - thứ đã vơ tình ăn sâu vào tiềm thức của người dân hơn 20 năm nay, trước hết cần sự can thiệp mang yếu tố thị trường, như tăng thuế với việc sản xuất và sử dụng đồ nhựa gia dụng, miễn thuế đối với những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Phát triển mất cân đối giữa vùng đô thị trung tâm và đơ thị mở rộng. Tích tụ dân số của các quận vùng lõi khiến mật độ dân số tại các vùng này siêu cao như Hai Bà Trưng: 31.000 người/km2, Đống Đa: 29.000 người/km2, các quận huyện khác như Sóc Sơn, Ba Đình, Cầu Giấy cũng trên 20.000 người/km2. Nếu so với Thủ đơ Tokyo (Nhật Bản) thì dân số Hà Nội chỉ bằng 1/3. Tuy nhiên, họ vẫn có sự phân bố hợp lý, vì vậy ở đây là điều hịa dân số. Mỗi một khu đơ thị mới mọc lên, mỗi một trung tâm thương mại chuẩn bị ra đời thì cân nhắc xem đặt ở vị trí nào cho phù hợp.

3.2.4. Giải pháp từ phía nhà nước để cân bằng đất đo thị và đất nông nghiệp

▪ Chống lan tỏa đô thị ra ngoại thành bằng cách quy định xây dựng ở ngoại thành cũng phải có giấy phép xây dựng;

▪ Hành lang bảo vệ giao thơng nếu đã được đền bù thì giao lại cho chính quyền cấp huyện quản lý và trồng cây bảo vệ;

▪ Hành lang xanh theo quy hoạch phải có địa giới rõ ràng, có quy chế quản lý và bảo vệ, khơng cho người sống bên ngồi được xây dựng nhà trong hành lang xanh;

▪ Đất được chuyển nhượng phải có mục đích sử dụng đất rõ ràng, nếu dùng sai mục đích, dùng kém hiệu quả hoặc bỏ hoang thì bị trưng thu;

▪ Cần quy định giới hạn khống chế tỷ lệ diện tích đất hoặc số đơn vị hành chính giữa ngoại thành, ngoại thị với nội thành, nội thị.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích nguyên nhân kinh tế gây suy thoái đất nông lâm nghiệp và đất ngập nước ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)