CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3. Hoạt động liên kết và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
3.1 Hoạt động sáp nhập
Là hoạt động hai hay nhiều công ty đã và đang tồn tại trên thị trường tập hợp lại thành một công ty chung nhất. Lý do sáp nhập: giảm bớt chi phí giao dịch, tận dụng lợi ích kinh tế theo quy mô, tập trung vào mảng có thế mạnh, tăng sức mạnh thị trường, dễ dàng hơn trong tiếp cận vốn.
Một số doanh nghiệp đã sáp nhập: Công ty TNHH thi công đường bộ FCI (FCI Road): tiền thân là Cơng ty Cổ phần FECON-BMT trên cơ sở góp vốn của 02 cổ đông lớn là Công ty Cổ phần FECON và Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng BMT. Nhằm tích hợp nguồn lực của hai đơn vị để thi cơng các cơng trình hạ tầng giao thơng bằng cơng nghệ tiên tiến nhất, đặc biệt là các sản phẩm kết cấu áo đường và bê tơng Asphalt, ngày 11/12/2017 FCI đã chính thức chuyển nhượng tồn bộ phần góp vốn của BMT và sở hữu 100% vốn. Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng FCC: được thành lập trên cơ sở liên kết vốn giữa 03 công ty: Công ty Cổ phần Kỹ thuật Nền móng và Cơng trình ngầm FECON, Cơng ty cổ phần xây dựng Cotec (COTECCONS) và Tổng Cơng ty Xây dựng cơng trình giao thơng 1 (CIENCO 1) nhằm tận dụng thế mạnh,năng lực cũng như kinh nghiệm của ba đơn vị trong việc triển khai xây dựng các dự án về hạ tầng để thực hiện đầu tư các dự án hạ tầng theo hình thức PPP, BQT, BT…
3.2 Hoạt động liên kết
Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng liên kết với nhau để cùng đấu thầu hoặc liên kết với nước ngồi theo hình thức liên doanh. Ví dụ Tổng cơng ty phát triển hạ tầng đô thị UDIC: bao gồm 43 cơng ty, trong đó có 6 cơng ty liên doanh với nước ngoài đã tổng hợp được sức mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý, thi công cùng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, cử nhân và cán bộ cơng nhân giàu nhiệt huyết có trình độ tay nghề cao với hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn chất lượng ISO đã tạo nên sản phẩm tốt về lượng và chất có uy tín trên thị trường, đóng góp vào sự phát triển nhanh, mạnh, bền vững của thủ đơ Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung.
Trong lĩnh vực xây dựng, nhiều dự án, cơng trình có quy mơ lớn với yêu cầu kỹ thuật đôi khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Vì thế, để tăng khả năng trúng thầu các doanh nghiệp xây dựng thường liên danh liên kết với nhau. Đây là một trong những giải pháp quan trọng cần lưu ý, nhất là khi Việt Nam đã mở cửa với các nhà thầu quốc tế. Trong 10 năm qua, đối với gói thầu EPC sử dụng vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp xây dựng Việt chiếm 67% số lượng gói thầu nhưng giá trị gói thầu chỉ đạt 39%, trong khi tỷ lệ này đối với nhà thầu Trung Quốc là 48%. Việc các
nhà thầu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam khiến nhà thầu Việt bị mất vị thế và áp lực cạnh tranh do Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn về chi phí thực hiện dự án cũng như chất lượng cơng trình so với doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Để tăng năng lực của mình trên thị trường cạnh tranh, vấn đề mở rộng các quan hệ liên danh, liên kết dưới những hình thức thích hợp là giải pháp quan trọng và phù hợp. Thơng qua đó, doanh nghiệp xây dựng có thể đáp ứng tồn diện các u cầu của những cơng trình có quy mơ lớn và phức tạp.
CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ