CHƯƠNG III : KHÓ KHĂN THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
1. Khó khăn và thách thức
1.5. Dầu và mỡ động thực vật
Điểm yếu nhất của ngành dầu động thực vật là trên 90% nguyên liệu phải nhập khẩu. diện cho cơ quan chủ trì soạn thảo quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho rằng, khó khăn của ngành khơng phải là đầu tư thêm nhà máy sản xuất mà bài tốn khó nhất chính là phải cân nhắc, tính tốn đến vùng ngun liệu..
Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành năm 2008 đạt 6.620 tỷ đồng, chiếm 4,62% Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành thực phẩm, đồ uống và 1,02% giá trị sản xuất cơng nghiệpcủa tồn ngành cơng nghiệp, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng/năm (năm 2008 là 1.647 tỷ đồng).Sản phẩm của ngành không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tham gia xuất khẩu.
Trong đó, doanh nghiệp lớn nhất của ngành là Cơng ty Dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex) và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết chiếm 78,74% năng lực sản xuất dầu tinh luyện và 23,24% năng lực sản xuất dầu thơ của tồn ngành.
Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành, ông Phạm Văn Liêm, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách cơng nghiệp (Bộ Cơng Thương) khẳng định, nhìn chung khả năng cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật chưa cao, do sản phẩm dầu ăn phải chịu sự cạnh tranh mạnh với các sản phẩm dầu ăn từ các nước ASEAN.
Trong giai đoạn 2000 - 2008, nhập khẩu dầu của Việt Nam tăng trung bình 12,6%/năm, trong khi xuất khẩu ngày càng giảm dẫn tới ngành dầu đang nhập siêu khá lớn. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu đã trên 700 triệu USD. Dự báo, nếu khơng có chương trình phát triển vùng ngun liệu cây có dầu hữu hiệu, đến năm 2015 phải nhập khẩu trên 1 tỷ USD ngun liệu dầu thơ và hạt có dầu.
Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là dầu cọ (chiếm 77,88% trong cơ cấu nhập khẩu) từ Malaysia và Indonesia, nhưng do chênh lệch về thuế giữa dầu thô và dầu tinh luyện không cao (theo cam kết của AFTA) nên đa phần doanh nghiệp thường nhập dầu tinh luyện về
sản xuất thành phẩm và cung ứng ra thị trường. Hệ lụy kéo theo là khơng khuyến khích được các nhà đầu tư phát triển các nhà máy trích ly dầu thơ.
Theo tính tốn, mức tiêu thụ dầu thực vật bình qn đầu người của Việt Nam năm 2008 mới là 7 kg/người, tương đương với mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Trung Quốc năm 1995.
Nếu coi mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người năm 1995 của Trung Quốc và năm 2008 của Việt Nam là cơ sở, thì mức tăng trưởng tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người tương đồng của Việt Nam sẽ vào khoảng 8%/năm trong giai đoạn 2008 - 2018 và 3,5%/năm trong giai đoạn 2018 - 2025, tương đương với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 15,2 kg/người vào năm 2018 và 19,4 kg/người vào năm 2025. Như vậy, tiềm năng phát triển của ngành tại thị trường nội địa còn rất lớn.
Một nguồn nguyên liệu giàu tiềm năng là cám gạo ở đồng bằng sơng Cửu Long có tổng khối lượng rất lớn (400-500 ngàn tấn/năm) nhưng khó thu mua với số lượng lớn và chi phí vận chuyển về nhà máy cao nên dự án nhà máy dầu cám ở Cần Thơ vẫn không đạt được hiệu quả cao (năm 2008 mới chỉ thu mua được 80 ngàn tấn).