Máy móc thiết bị vận tải

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích cường độ thương mại giữa việt nam và RCEP giai đoạn 2008 2017 (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG III : KHÓ KHĂN THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

1. Khó khăn và thách thức

1.7. Máy móc thiết bị vận tải

Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 657 triệu USD, giảm 1,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2018 đạt 7,96 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2017.

Có tới 8 ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đạt trên 100%, trong đó ngành hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng trưởng 526,3% so với cùng kỳ năm trước đạt 937,93 tỷ USD và trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Ấn Độ tính đến thời điểm hiện tại.

Các mặt hàng khác có tốc độ tăng trưởng ấn tượng gồm xuất khẩu sản phẩm mây tre, cói thảm tăng 1549%; xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép tăng 272,3% đạt 73,15 triệu USD; xuất khẩu Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 227,9% đạt 118,12 tỷ USD; xuất khẩu sản phẩm từ chất dẻo tăng 145,4%; xuất khẩu sản phẩm từ cao su tăng 135,2% … Xuất khẩu điện thoai di động và linh kiện tiếp tục giữ được đà tăng trưởng, trong 5 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu ngành hàng này đạt 308,82 tỷ USD tăng 47,5% so với cùng kỳ, đây là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn đứng thứ 2 sau Máy móc thiết bị.

Chiều ngược lại, nhập khẩu từ Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, đáng chú ý, nhập khẩu Bơng các loại trở thành ngành hàng có kim ngạch lớn nhất đạt 243 triệu USD, tăng 41,8%. Các mặt hàng khác có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước gồm Linh kiện phụ tùng ơ tơ tăng 247,4%; Quặng và khống sản khác, tăng 184,7%; Kim loại thường tăng 153,4%; chất dẻo nguyên liệu tăng 121,4%. Theo số liệu của Bộ Cơng Thương Ấn Độ, tính trong 4 tháng đầu năm 2018, thương mại song phương Ấn Độ - Việt Nam đạt 4,46 tỷ USD tăng 21,31% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu từ Ấn Độ đạt 2,26 tỷ USD giảm 8,48% so với 2,46 tỷ USD; nhập khẩu từ Việt Nam đạt 2,20 tỷ USD tăng 82% so với 1,21 tỷ USD cùng kỳ.

Nhưng mặt khác việc nhập khẩu máy móc đang là điểm đáng báo động của việt Nam khi Theo số liệu mới nhất được Tổng cục Hải quan cập nhật đến hết tháng 9/2018, cả nước chi hơn 24,6 tỷ USD nhập hàng máy móc, cơng nghệ và thiết bị nguồn cho công nghiệp, kim ngạch nhập khẩu giảm gần 90 triệu USD.

Điều đáng nói, trong 5 nước có kim ngạch nhập khẩu hàng máy móc lớn nhất vào Việt Nam, thì 4 nước cịn lại đều giảm hoặc giữ ổn định, chỉ duy nhất kim ngạch nhập mặt hàng này từ Trung Quốc lại tăng 400 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, giá trị nhập mặt hàng của Trung Quốc đạt 8,6 tỷ USD, tăng hơn 400 triệu USD so với cùng kỳ năm trước; trong khi đó nhập máy móc của Đức về Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD,

tăng 320 triệu USD so với cùng kỳ năm trước; giá trị nhập máy móc từ Hàn về Việt Nam giảm cực mạnh 2,3 tỷ USD.

Trong khi đó, giá trị nhập máy móc của Mỹ, Nhật về Việt Nam chững lại ở con số 700 triệu USD (Mỹ) và 3,2 tỷ USD của Nhật Bản. Trên thực tế, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của Trung Quốc vào Việt Nam luôn chiếm từ 30% tại Việt Nam trong 2 năm trở lại đây. Năm 2017, tổng kim ngạch nhập mặt hàng này cả nước đạt 33,8 tỷ USD, kim ngạch nhập mặt hàng này của Trung Quốc là gần 11 tỷ USD, chiếm hơn 32% so với kim ngạch nhập từ các thị trường khác.

Năm 2016, kim ngạch nhập máy móc của Việt Nam là hơn 28,5 tỷ USD, thì kim ngạch nhập mặt hàng này của Trung Quốc là 9,3 tỷ USD, chiếm trên 32%.

Nếu tính riêng 5 thị trường mà Việt Nam thường xuyên nhập khẩu máy móc, thiết bị lớn vào Việt Nam là Đức, Nhật, Hàn và Mỹ, Trung Quốc ln duy trì trên 40% kim ngạch. Cụ thể, năm 2016, trong 5 thị trường kể trên, giá trị hàng máy móc, thiết bị và cơng nghệ Trung Quốc nhập vào Việt Nam chiếm 43%, năm 2017 là 41%, 9 tháng đầu năm 2018 chiếm gần 47%, tỷ trọng này cùng kỳ năm 2017 chỉ là 41%.

Đáng chú ý, giá trị nhập hàng máy móc, cơng nghệ từ Trung Quốc chưa đánh giá được việc tỷ lệ máy móc Trung Quốc nhập vào Việt Nam bởi giá mỗi thiết bị, máy móc của Trung Quốc thường rẻ hơn so với các nước phát triển kể trên.

Chính vì thế, lượng hàng/đơn vị tính là cái, chiếc của máy móc, thiết bị, cơng nghệ của Trung Quốc nhập về Việt Nam có thể lớn hơn rất nhiều so với lượng hàng trên đơn vị tính từ các nước phát triển. Điều này khiến Việt Nam ln ở trong tình trạng nhập siêu các loại máy móc dạng phổ thơng, vịng đời sau, thậm chí những móc móc thế hệ cũ... Chun gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định: "Mỹ nhằm vào nhiều loại hàng hố có sở hữu trí tuệ, hàng máy móc, cơng nghệ từ Trung Quốc là biện pháp bảo vệ thị trường, nhưng việc này vơ tình khiến hàng Trung Quốc xâm nhập vào các nước khác, trong đó có Việt Nam".

Nữ chuyên gia nhấn mạnh: "Tất nhiên, dung lượng và trị giá thị trường Việt Nam khó có thể tiếp nhận những hàng loại 1, hàng đắt tiền xuất Mỹ của Trung Quốc, nhưng có thể sẽ là hàng loại 2, hàng phù hợp túi tiền và không quá khắt khe về cơng nghệ của Việt Nam".

Máy móc, thiết bị Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc đầu tư ở lĩnh vực nhựa, gang thép, nhiệt điện, phân bón, cơ khí... nhập về. Các doanh nghiệp này nhập khẩu thiết bị, máy móc từ cơng ty mẹ để hoạt động ở Việt Nam. Đồng thời, do một số dự án đầu tư theo thoả thuận vốn vay, vốn ODA có lãi suất...của Trung Quốc tại Việt Nam như đường sắt, chế biến quặng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích cường độ thương mại giữa việt nam và RCEP giai đoạn 2008 2017 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)