Phiếu đóng gói (Packing List)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số SMJ HDTL e 046919 ngày 02 tháng 05 năm 2019 (Trang 28)

CHƯƠNG 4 BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

4.2. Phiếu đóng gói (Packing List)

4.2.1. Cơ sở lý luận

Khái niệm: chi tiết đóng gói hay danh sách đóng gói, là một thành phần quan

trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

Chức năng: chỉ ra cách thức đóng gói hàng hóa. Nghĩa là khi nhìn vào đó bạn

hiểu lơ hàng được đóng gói như thế nào. Điều này giúp bạn tính tốn được:

 Cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, kích thước phù hợp của container để đóng gói.

 Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân hay phải dùng những thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cầu… (phụ thuộc vào chất liệu của hàng hóa có phải dễ vỡ hay khơng).

 Phải bố trí phương tiện vận tải bộ như thế nào, chẳng hạn dùng xe loại mấy tấn, kích thước dùng bao nhiêu mới phù hợp.

- Về cơ bản packing list sẽ bao gồm những nội dung chính như:

 Số và ngày lập hóa đơn.

 Tên, địa chỉ người bán và người mua.

 Cảng xếp dỡ.

 Tên tàu, số chuyến…

4.2.2. Phân tích phiếu đóng gói

Hình 3: Phiếu đóng gói

- Ngày lập hóa đơn: 15/04/2019 - Thơng tin người bán và người mua: ● Người bán:

o Tên: Công ty TNHH SHIMADA SHOJI (VIETNAM)

o Địa chỉ: Số 28 SVIP đường số 3, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, phường Bình Hịa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương,Việt Nam

o SĐT: (0274) 3768987 – 3768988 - 3768989 ● Người mua:

o Tên: Công ty TNHH LONG YU (VIETNAM)

o Địa chỉ: Km 9, Tân Thịnh, Nam Trực, Nam Định, Việt Nam. - Thông tin hàng hóa:

o Hàng hóa: Vải dệt kim 100% polyester, khổ 59” o Số lượng: 1400 yards

o Trọng lượng: 211.01 kg

o Trọng lượng bao gồm bao bì: 213.81kg o Số kiện: 14 packages

► Nhận xét:

 Hình thức của packing list giống với hóa đơn thương mại nhưng chức năng của hai chứng từ là hoàn toàn khác nhau.

 Packing list gồm đầy đủ thơng tin về số ngày lập hóa đơn, địa chỉ người mua, người bán, thơng tin hàng hóa, số lượng, trọng lượng, kích thước, cảng đến cảng đi, số container.

4.3. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (Thơng quan)

4.3.1. Cơ sở lý luận

Định nghĩa: Là một loại giấy tờ sử dụng để khai báo thông tin về lô hàng xuất

khẩu.

 Đơn vị hải quan cửa khẩu.

 Công ty xuất khẩu, công ty nhập khẩu.

 Phương thức, phương tiện vận chuyển.

 Tên hàng, khối lượng, trị giá hàng hóa.

 Nghĩa vụ thuế (thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế VAT).

 Các chỉ thị của hải quan.

4.3.2. Phân tích tờ khai hàng hóa xuất khẩu

- Số tờ khai: 302526588140

Tờ khai được quy định bao gồm 12 chữ số trong đó 11 chữ số đầu cố định, 1 chữ số cuối thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào số lần điều chỉnh tờ khai hải quan. Trong chứng từ này số chữ số 12 là số 0 cho nên tờ khai này không điều chỉnh lần nào.

- Mã phân loại kiểm tra: 2 – Luồng vàng

Mã này có ý nghĩa hàng hóa phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy), nhưng miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.

- Mã loại hình: E42

Mã này có ý nghĩa là xuất sản phẩm của Doanh nghiệp chế xuất. - Tên cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai: KCNVNSPBD

Cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai là: Chi cục hải quan Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Bình Dương.

- Mã số thuế đại diện: 6006

- Mã bộ phận xử lý tờ khai: 00 – Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu. - Ngày đăng kí: 16/05/2019 18:05:30

- Thơng tin người xuất khẩu: Mã: 3700726730

Tên: Cơng ty TNHH SHIMADA SHOJI (VIETNAM) Mã bưu chính: (+84) 43

Địa chỉ: Số 28 SVIP đường số 3, KCN Việt Nam – Singapore, P. Bình Hịa, TX. Thuận An, T. Bình Dương, Việt Nam

Số điện thoại: 0274.3768987 - Thông tin người nhập khẩu: Tên: SHIMADA SHOJI CO.., LTD

Địa chỉ: 1 – 12, 3 Chome, Tanimachi, Chuo-ku Osaka, Japan 540-0012 Mã nước: JP – Nhật Bản

- Thông tin người nhận:

Tên: Công ty TNHH Long Yu Việt Nam Địa chỉ: Nam Định, Việt Nam

- Thông tin đơn hàng: Số lượng: 14 PK

Tổng trọng lượng hàng (Gross): 213,81 KGM - Địa điểm lưu kho: 43NFX54

Địa điểm có mã trên là CTY SHIMADA SHOJI

- Địa điểm nhận hàng cuối cùng: Kho CTY LONG YU VN - Địa điểm xếp hàng: Kho CTY SHIMADA SHOJI VN - Ngày hàng đi dự kiến: 17/05/2019

- Số hóa đơn: SMJ 0469/19 - Ngày phát hành: 14/05/2019 - Phương thức thanh toán: KC

“KC” là phương thức thanh toán khác (bao gồm cả thanh tốn bằng hình thức trực tiếp).

- Tổng trị giá hóa đơn: DAP – USD – 1.520,82 - Tổng trị giá tính thuế: VND – 35.480.730 - Tỷ giá tính thuế: USD – 23.330

- Phần ghi chú: 1/Người CĐ nhận hàng: LONG YU CO., LTD 2/Số hóa đơn: 0002191 (16/05/2019)

3/Phương thức thanh toán: T/T (trực tiếp) - Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp: #&XKTC

Căn cứ vào khoản 5 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan:

“1/Khai thơng tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ơ “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải Quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu với ơ tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại phụ lục II ban hành kèm thông tư này.

2/Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ơ “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy,…” Trường hợp xuất khẩu tại chỗ ghi “#&XKTC” hoặc “#&XKTC#&Số tờ khai xuất khẩu”

- Số quản lý người sử dụng: 00652

Mục báo của hải quan:

- Tên trưởng đơn vị Hải quan: CCT CC HQ KCN Viet Nam – Singapore (Chi cục trưởng chi cục hải quan khu cơng nghiệp Việt Nam – Singapore, Bình Dương).

- Ngày hồn thành kiểm tra: 17/05/2019 8:55 - Ngày cấp phép xuất nhập: 17/05/2019 8:55

- Thời hạn cho phép vận chuyển bảo thuế (Khởi hành): 17/05/2019

- Thông tin trung chuyển: Địa điểm 43NFX54 (CTY SHIMADA SHOJI) – Ngày đến 17/05/2019 – Ngày khởi hành 17/05/2019.

- Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: Địa điểm 28PECPE – Ngày đến 20/05/2019.

Thơng tin hàng hóa:

Hình 5: Thơng tin hàng hóa

- Mã số hàng hóa: 60063290

Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Biểu mẫu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ tài chính ban hành.

Mã 60063290 là mã hàng của các hàng hóa khác trong Biểu thuế xuất nhập khẩu 2019:

Hình 6: Biểu thuế XNK 2019

- Mã quản lý riêng: 243NF

Xuất mã nguyên phụ liệu nhập khẩu đã đăng kí với cơ quan hải quan (trường hợp phải thanh khoản nguyên phụ liệu nhập sản xuất xuất khẩu, gia công, chế xuất).

Xuất số thứ tự của mặt hàng trong Danh mục máy móc thiết bị đồng bộ thuộc chương 84, 85 đã được đăng kí với cơ quan hải quan.

- Mơ tả hàng hóa: 1621003 #&Vải dệt kim 100% polyester, khổ 59”#&VN Xuất ra tên hàng, quy cách phẩm chất, thông số kĩ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, cơng dụng của hàng hóa theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng.

- Số lượng (1): 1.400 YRD - Trị giá hóa đơn: 1.520,82 USD - Đơn giá hóa đơn: 1,0863 USD/YRD

- Thuế xuất khẩu: Trị giá tính thuế (S) 35.480.730 VND Đơn giá tính thuế: 25.343,378571 VND/YRD

- Miễn/Giảm/Khơng chịu thuế xuất khẩu: XNK33 Hàng từ khu PTQ này sang khu PTQ khác.

►Nhận xét:

- Hàng không cần giấy phép nhập khẩu.

- Thông tin cơ bản (bên xuất nhập khẩu, thông tin đơn hàng, thời gian, địa điểm) trùng khớp với các loại chứng từ còn lại.

Mã này được sử dụng trong trường hợp xuất khẩu sản phẩm của DNCX bao gồm cả trường hợp xuất ra nước ngoài và xuất vào nội địa.

Lưu ý: Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ (đã có trong chứng từ này).

4.4. Hóa đơn bán hàng

4.4.1. Cơ sở lý luận

Định nghĩa: Hóa đơn bán hàng là chứng từ ghi nhận nghiệp vụ bán hàng hóa

dịch vụ. Nó thể hiện hàng hóa dịch vụ được bán ra hoặc cung cấp và doanh thu nhận được.

Những đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng:

Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC: Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau và hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

 Tổ chức hoặc cá nhân kê khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

 Tổ chức hoặc cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong các khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

- Vai trị của hóa đơn bán hàng:

 Hóa đơn bán hàng được coi làm chứng từ gốc trong kế tốn, vai trị là căn cứ trong việc hạch tốn kế tốn. Giữ vai trị vận hành như một chứng từ kế tốn.

 Đồng thời hóa đơn bán hàng có vai trị trong quản lý thuế. Dựa vào hóa đơn bán hàng ta có thể căn cứ vai trị như một chứng từ thuế. Nó giúp q trình hạch tốn, kê khai thuế dễ dàng hơn.

 Với trường hợp bán ra nước ngồi thì hóa đơn như một chứng từ giao dịch quốc tế. Nó thể hiện quan hệ mua bán hàng hóa dịch vụ một cách rõ ràng

4.4.2. Phân tích hóa đơn bán hàng

- Thơng tin về bên bán: bao gồm đầy đủ tên công ty, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản, mã số thuế

Hình 7: Thơng tin người bán

- Hóa đơn bán hàng

Hình 8: Hóa đơn bán hàng

 Ngày xuất hóa đơn: 16/05/2019

 Mẫu số: 07KPTQ3/001

o Ký hiệu mẫu số hóa đơn có 11 ký tự, 2 ký tự đầu thể hiện loại hóa đơn, 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hóa đơn, 1 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn, 1 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn, 3 ký tự cuối cùng là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

o Mẫu số 07KPTQ3/001 là mẫu thứ nhất của loại hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan) 3 liên.

 Ký hiệu: SS/18T

o Ký hiệu hóa đơn có 6 ký tự đối với hóa đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hóa đơn do Cục Thuế phát hành. o 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn, 3 ký tự cuối thể hiện

năm tạo hóa đơn và hình thức hóa đơn, giữa 2 phần được phân cách bằng dấu “/”.

o Ký hiệu SS/18T trong đó SS là ký hiệu hóa đơn, 18 là hóa đơn tạo năm 2018, T là ký hiệu hóa đơn tự in.

 Số: 0002191

o Là số thự tự hóa đơn ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hóa đơn, bao gồm 7 chữ số.

 Liên hóa đơn: Liên 2 – giao cho người mua

o Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa khơng quá 9 liên, trong đó 2 liên bắt buộc:

▪ Liên 1: Lưu

▪ Liên 2: Giao cho người mua

o Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định.

- Thơng tin người mua hàng: đầy đủ các thông tin như tên người mua, tên đơn vị, địa chỉ, số tài khoản (nếu có), hình thức thanh tốn, mã số thuế.

Hình 9: Người mua hàng

Hình 10: Thơng tin hàng hóa

 Có đầy đủ tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá cụ thể, thành tiền và tổng tiền hàng (có nêu rõ cách tính).

 Có tên hợp đồng và tỉ giá quy đổi giữa đồng VND và USD.

- Phần chữ ký: Có đầy đủ phần chữ kí của người mua, người bán và thủ trưởng đơn vị.

KẾT LUẬN

Với Việt Nam, một quốc gia mới chuyển sang nền kinh tế thị trường gần 20 năm lại chịu nhiều hậu quả từ sự tàn phá chiến tranh đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, vì mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế ngoại thương, việc giao kết hợp đồng giữa các quốc gia cần được đặc biệt chú trọng, quan tâm và phát triển. Các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến, giao dịch giữa các thương nhân trong và ngồi nước cũng khơng ngừng tăng cường,các giao dịch thương mại quốc tế khơng chỉ đem tới những hệ quả tích cực cho nền kinh tế mà cịn từng bước giúp Việt Nam rút ngắn sự chênh lệch với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, hoạt dộng nhập khẩu đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình khơi phục nền kinh tế và tiến tới q trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Bài tiểu luận đã trình bày một cách đầy đủ về nội dung bộ chứng từ cần thiết để tiến hành nhập khẩu của một doanh nghiệp điển hình, đã làm rõ và từ đó rút ra các nhận xét về một giao dịch cụ thể, đó là hoạt động nhập khẩu hàng hóa của cơng ty Việt Nam, bổ sung thêm kiến thức về mơn học thơng qua tìm hiểu tài liệu thực tế.

Thơng qua bài tiểu luận, chúng em đã tìm hiểu rõ cơng dụng, chức năng, sử dụng các lồi chứng từ trong các khâu của quá trinh nhập khẩu ở Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng sử dụng giấy tờ này.

Một lần nữa, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Hạnh – giảng viên môn Giao dịch thương mại quốc tế, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình hướng dẫn nhóm trong q trình nghiên cứu.

Tuy đã rất cố gắng nhưng trong q trình phân tích khơng thể tránh khỏi sai sót, vì vậy nhóm rất mong nhận được góp ý của cơ để hồn thiện hơn bài báo cáo này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật Thương Mại Việt Nam.

2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số SMJ-HDTL-E-0469/19

3. Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, trường Đại Học Ngoại Thương, chủ biên: PGS, TS. Phạm Duy Liên.

4. Nghị định 187/2013/NĐ-CP

5. Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP600-2011

6. Thơng tư 22/2014/TT-BTC Qui định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số SMJ HDTL e 046919 ngày 02 tháng 05 năm 2019 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)