Hóa đơn bán hàng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số SMJ HDTL e 046919 ngày 02 tháng 05 năm 2019 (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 4 BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

4.4. Hóa đơn bán hàng

4.4.1. Cơ sở lý luận

Định nghĩa: Hóa đơn bán hàng là chứng từ ghi nhận nghiệp vụ bán hàng hóa

dịch vụ. Nó thể hiện hàng hóa dịch vụ được bán ra hoặc cung cấp và doanh thu nhận được.

Những đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng:

Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC: Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau và hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

 Tổ chức hoặc cá nhân kê khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

 Tổ chức hoặc cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong các khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

- Vai trị của hóa đơn bán hàng:

 Hóa đơn bán hàng được coi làm chứng từ gốc trong kế tốn, vai trị là căn cứ trong việc hạch tốn kế tốn. Giữ vai trị vận hành như một chứng từ kế toán.

 Đồng thời hóa đơn bán hàng có vai trị trong quản lý thuế. Dựa vào hóa đơn bán hàng ta có thể căn cứ vai trị như một chứng từ thuế. Nó giúp q trình hạch tốn, kê khai thuế dễ dàng hơn.

 Với trường hợp bán ra nước ngồi thì hóa đơn như một chứng từ giao dịch quốc tế. Nó thể hiện quan hệ mua bán hàng hóa dịch vụ một cách rõ ràng

4.4.2. Phân tích hóa đơn bán hàng

- Thơng tin về bên bán: bao gồm đầy đủ tên công ty, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản, mã số thuế

Hình 7: Thơng tin người bán

- Hóa đơn bán hàng

Hình 8: Hóa đơn bán hàng

 Ngày xuất hóa đơn: 16/05/2019

 Mẫu số: 07KPTQ3/001

o Ký hiệu mẫu số hóa đơn có 11 ký tự, 2 ký tự đầu thể hiện loại hóa đơn, 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hóa đơn, 1 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn, 1 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn, 3 ký tự cuối cùng là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

o Mẫu số 07KPTQ3/001 là mẫu thứ nhất của loại hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan) 3 liên.

 Ký hiệu: SS/18T

o Ký hiệu hóa đơn có 6 ký tự đối với hóa đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hóa đơn do Cục Thuế phát hành. o 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn, 3 ký tự cuối thể hiện

năm tạo hóa đơn và hình thức hóa đơn, giữa 2 phần được phân cách bằng dấu “/”.

o Ký hiệu SS/18T trong đó SS là ký hiệu hóa đơn, 18 là hóa đơn tạo năm 2018, T là ký hiệu hóa đơn tự in.

 Số: 0002191

o Là số thự tự hóa đơn ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hóa đơn, bao gồm 7 chữ số.

 Liên hóa đơn: Liên 2 – giao cho người mua

o Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa khơng quá 9 liên, trong đó 2 liên bắt buộc:

▪ Liên 1: Lưu

▪ Liên 2: Giao cho người mua

o Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định.

- Thơng tin người mua hàng: đầy đủ các thông tin như tên người mua, tên đơn vị, địa chỉ, số tài khoản (nếu có), hình thức thanh tốn, mã số thuế.

Hình 9: Người mua hàng

Hình 10: Thơng tin hàng hóa

 Có đầy đủ tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá cụ thể, thành tiền và tổng tiền hàng (có nêu rõ cách tính).

 Có tên hợp đồng và tỉ giá quy đổi giữa đồng VND và USD.

- Phần chữ ký: Có đầy đủ phần chữ kí của người mua, người bán và thủ trưởng đơn vị.

KẾT LUẬN

Với Việt Nam, một quốc gia mới chuyển sang nền kinh tế thị trường gần 20 năm lại chịu nhiều hậu quả từ sự tàn phá chiến tranh đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, vì mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế ngoại thương, việc giao kết hợp đồng giữa các quốc gia cần được đặc biệt chú trọng, quan tâm và phát triển. Các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến, giao dịch giữa các thương nhân trong và ngồi nước cũng khơng ngừng tăng cường,các giao dịch thương mại quốc tế khơng chỉ đem tới những hệ quả tích cực cho nền kinh tế mà còn từng bước giúp Việt Nam rút ngắn sự chênh lệch với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, hoạt dộng nhập khẩu đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình khơi phục nền kinh tế và tiến tới q trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Bài tiểu luận đã trình bày một cách đầy đủ về nội dung bộ chứng từ cần thiết để tiến hành nhập khẩu của một doanh nghiệp điển hình, đã làm rõ và từ đó rút ra các nhận xét về một giao dịch cụ thể, đó là hoạt động nhập khẩu hàng hóa của cơng ty Việt Nam, bổ sung thêm kiến thức về mơn học thơng qua tìm hiểu tài liệu thực tế.

Thơng qua bài tiểu luận, chúng em đã tìm hiểu rõ cơng dụng, chức năng, sử dụng các lồi chứng từ trong các khâu của quá trinh nhập khẩu ở Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng sử dụng giấy tờ này.

Một lần nữa, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Hạnh – giảng viên môn Giao dịch thương mại quốc tế, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình hướng dẫn nhóm trong q trình nghiên cứu.

Tuy đã rất cố gắng nhưng trong q trình phân tích khơng thể tránh khỏi sai sót, vì vậy nhóm rất mong nhận được góp ý của cơ để hồn thiện hơn bài báo cáo này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật Thương Mại Việt Nam.

2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số SMJ-HDTL-E-0469/19

3. Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, trường Đại Học Ngoại Thương, chủ biên: PGS, TS. Phạm Duy Liên.

4. Nghị định 187/2013/NĐ-CP

5. Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP600-2011

6. Thơng tư 22/2014/TT-BTC Qui định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số SMJ HDTL e 046919 ngày 02 tháng 05 năm 2019 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)