Người nộp thuế và người chịu thuế:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở việt nam và một số vấn đề đặt ra (Trang 26 - 30)

4. Những nội dung cơ bản của Thuế giá trị gia tăng:

3.4Người nộp thuế và người chịu thuế:

Hầu hết các quốc gia đều xây dựng một hệ thống thuế gồm nhiều sắc thuế khác nhau bao trùm lên mọi hoạt động kinh tế - xã hội và được quy định bằng những đạo luật thuế. Khi nghiên cứu về những nội dung cơ bản của một đạo luật thuế, một trong những điều quan trọng là phân biệt được sự khác nhau của những khái niệm “gần giống nhau”, nói cách khác, đó là những khái niệm dễ gây nhầm lẫn. Trong phần 1 của chương này, bài tiểu luận đã phân biệt nhóm các đối tượng chịu thuế - đối tượng không phải chịu thuế, các đối tượng được miễn thuế với đối tượng được hưởng thuế suất 0%, các trường hợp được hoàn thuế hay khấu trừ thuế. Việc phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa các khái niệm trên có vai trị quan trọng trong việc xác định những thành tố cơ bản của một sắc thuế, cụ thể là Thuế GTGT, đồng thời giúp hướng đến việc tránh những sai lầm khi áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, trong phần 2, bài tiểu luận đi vào phân biệt nội hàm của hai chủ thể “người nộp thuế” và “người chịu thuế” bằng việc tiếp cận và phân tích ví dụ trên thực tế.

19 Quy định tại khoản 2, điều 13 TT 219/2013/TT-BTC

20 Quy định chi tiết tại Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu được ban hành kèm theo TT 219/2013/TT-BTC

Giả sử, trong một chuỗi cung ứng sản phẩm vải sợi từ nhà sản xuất, qua các khâu gia công để tay đến người tiêu dùng cuối cùng như sau:

Qua các khâu trên, có thể thấy rằng, Nhà cung cấp A bán sợi cho Nhà sản xuất B với giá 63.000 VNĐ/kg nhưng doanh thu A thực sự có được khi bán 1 kg sợi là 60.000 VNĐ, còn 3.000 VNĐ là khoản thuế GTGT mà A thay B nộp cho nhà nước với mức thuế suất 5% của phần giá trị tăng thêm của hàng hóa (Phần giá trị tăng thêm của hàng hóa trong trường hợp này là 60.000 VNĐ, bởi ban đầu khi chưa trải qua các công đoạn gia cơng, sản xuất của A giá trị hàng hóa bằng 0. Nhờ các cơng đoạn gia cơng của A đã đưa giá trị hàng hóa tăng lên thành 60.000 VNĐ). Nghĩa là, bản chất giá thành sản phẩm là 60.000 VNĐ/kg, tuy nhiên B phải chịu thêm 3.000 VNĐ/kg cho khoản Thuế GTGT bằng cách cộng vào chính giá trị hàng hóa trả cho A. Như vậy trong mối quan hệ giữa A và B, A là người nộp thuế - B là người chịu thuế.

Nhà sản xuất vải B bán cho Nhà may C với giá 110.000 VNĐ/m2. Trong đó, bản chất giá trị thực của hàng hóa là 100.000 VNĐ/m2, 10.000 VNĐ còn lại là khoản Thuế GTGT. Phân tách khoản Thuế GTGT 10.000 VNĐ mà C phải trả cho B kèm theo giá trị hàng hóa, ta thấy khoản Thuế GTGT 10.000 VNĐ là cộng gộp của 3.000 VNĐ (khoản Thuế GTGT được khấu trừ mà B đã phải chịu khi mua sợi của A) và 7.000 VNĐ (khoản Thuế GTGT mà B thu của C để nộp vào NSNN, C là người chịu thuế). 7.000 VNĐ là số Thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ mà B tạo ra với mức thuế suất 17,5% (Phần giá trị tăng thêm của hàng hóa do B tạo ra là 40.000 VNĐ, giả sử

mỗi kg sợi dệt được 1m2 vải). Như vậy, trong mối quan hệ thương mại giữa B và C, B là người nộp thuế - C là người chịu thuế.

Đến khâu phân phối sản phẩm đồ may mặc, Nhà may C phân phối hàng cho Hãng thời trang D với giá 220.000 VNĐ/sản phẩm. Trong đó, giá trị thực tế của sản phẩm là 200.000 VNĐ, 20.000 VNĐ còn lại là Thuế GTGT. Khi phân tách khoản Thuế GTGT này, ta thấy, 20.000 VNĐ là cộng gộp của 10.000 VNĐ (khoản Thuế GTGT được khấu trừ mà C đã phải chịu khi mua vải từ B để thực hiện may quần áo) và 10.000 VNĐ (khoản Thuế GTGT mà C thu của D để nộp vào NSNN, D là người chịu thuế). 10.000 VNĐ này chính là số Thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ mà C tạo ra, với mức thuế suất 10% (Phần giá trị tăng thêm của hàng hóa do C tạo ra là 100.000 VNĐ/sản phẩm, giả sử mỗi m2 vải may được một sản phẩm). Như vậy, trong mối quan hệ giữa C và D, C là người nộp thuế - D là người chịu thuế.

Khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng, Hãng thời trang D bán với giá 440.000 VNĐ/sản phẩm. Trong đó, giá trị thực tế của sản phẩm là 400.000 VNĐ, 40.000 VNĐ còn lại là Thuê GTGT. Khi phân tách khoản Thuế GTGT này, ta thấy, 40.000 VNĐ là cộng gộp của 20.000 VNĐ (khoản Thuế GTGT được khấu trừ mà D đã phải chịu khi mua hàng quần áo của Nhà may C) và 20.000 VNĐ (khoản Thuế GTGT mà D thu của khách hàng để nộp vào NSNN, khách hàng là người chịu thuế). 20.000 VNĐ này chính là số Thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ mà D tạo ra, với mức thuế suất 10% (Phần giá trị tăng thêm của hàng hóa do D tạo ra là 200.000 VNĐ/sản phẩm).

Ta có phép tính Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:

+ Số thuế GTGT Nhà cung cấp A (Khâu SX sợi) phải nộp là: 3.000 VNĐ.

+ Số thuế GTGT Nhà sản xuất B (Khâu dệt vải) phải nộp là: 10.000 – 3.000 = 7.000 VNĐ

+ Số thuế GTGT Nhà may C (Khâu may quần áo) phải nộp là: 20.000 – 10.000= 10.000 VNĐ.

+ Số thuế GTGT Hãng thời trang D (Khâu bán hàng) phải nộp là: 40.000 – 20.000 = 20.000 VNĐ

+ Người tiêu dùng cuối cùng là khách hàng mua quần áo của Hãng thời trang D và phải chịu thuế GTGT là: 40.000 VNĐ (= 3.000 + 7.000 + 10.000 + 20.000)

Trong đó, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ở khâu sản xuất sợi là: 3.000 đồng. khâu dệt vải là: 7.000 đồng. Khâu may quần áo là: 10.000 đồng. Khâu bán hàng là: 20.000 đồng

Mặt khác, nếu tính Thuế GTGT tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm của hàng

hóa qua các khâu, ta có:

Đơn vị: VNĐ Giá trị HHDV tăng thêm ở khâu của Nhà cung cấp sợi A Giá trị HHDV tăng thêm ở khâu của Nhà sản xuất vải B Giá trị HHDV tăng thêm ở khâu của Nhà may C Giá trị HHDV tăng thêm ở khâu của Hãng thời trang D Tổng Giá trị tăng thêm của HHDV 60.000 40.000 100.000 200.000 400.000 Mức Thuế suất 5% 17,5% 10% 10% 10% Số Thuế GTGT phải nộp 3.000 7.000 10.000 20.000 40.000

Vậy, 400.000 VNĐ chính là tổng giá trị tăng thêm của HHDV qua các khâu, với mức thuế suất 10%, số Thuế GTGT mà người tiêu dùng cuối cùng phải chịu: (Giá trị gia tăng của HHDV bán ra) x (Thuế suất thuế giá trị gia tăng) = 400.000 VNĐ x 10% = 40.000 VNĐ.

Như vậy, không chỉ trong mối quan hệ với D mà cả với Nhà cung cấp sợi A, Nhà sản xuất vải B hay Nhà may C, người tiêu dùng cuối cùng mua hàng vẫn là người chịu thuế - chịu thuế một cách gián tiếp. Bởi khoản Thuế GTGT mà người tiêu dùng phải chịu là

cộng gộp của những khoản Thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng của các khâu trước đó trong chuỗi cung ứng và đã được các chủ thể trước nộp vào NSNN.

Qua đó thể hiện rõ hơn bản chất của thuế GTGT là một điển hình của thuế gián thu. Xuất phát từ cách hiểu về Thuế gián thu: “Thuế gián thu (indirect tax) là khoản thuế mà chính phủ đánh vào hàng hóa và dịch vụ để tạo nguồn thu và sử dụng làm cơng cụ cho chính sách tài chính. Thuế gián thu là loại thuế có thể chuyển cho người khác, nghĩa là nó khơng giới hạn phạm vi ảnh hưởng ở người bị đánh thuế. Những ví dụ về thuế gián thu là thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.” Trong đó, người nộp thuế khơng đồng thời là người chịu thuế (Trái với thuế trực thu là loại thuế mà người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế, ví dụ: Thuế Thu nhập Doanh nghiệp).

Hơn nữa, Thuế GTGT là loại thuế khơng mang tính khơng mang tính trùng lặp (vì thuế GTGT sẽ khơng bị tính trùng phần thuế GTGT đã tính ở giai đoạn trước đó, mà được khấu trừ qua từng khâu). Đây được coi là ưu điểm lớn của Thuế GTGT khi khắc phục được nhược điểm lớn nhất của loại thuế tiền nhiệm nó - Thuế doanh thu, loại thuế mà trước đây Việt Nam đã áp dụng.

Tóm lại, Người nộp thuế GTGT là người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Người chịu thuế là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng. Các cơ sở kinh doanh chỉ đóng vai trị là bên thu hộ tiền thuế GTGT của người tiêu dùng. Sau đó nộp vào Ngân sách Nhà nước qua các kỳ kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trong các mối quan hệ kinh doanh, thương mại, ai ở vị trí của người tiêu dùng cuối cùng sẽ là người chịu thuế GTGT một cách gián tiếp. Điều này tránh được quan hệ trực tiếp giữa người chịu thuế và cơ quan thu thuế, đồng thời khiến người tiêu dùng khơng cảm thấy gánh nặng thuế thật sự, do đó sẽ dễ thu thuế hơn.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở việt nam và một số vấn đề đặt ra (Trang 26 - 30)