Thực trạng vi phạm pháp luật về Thuế GTGT và các chế tài xử lý

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở việt nam và một số vấn đề đặt ra (Trang 30 - 35)

1. Thực trạng vi phạm pháp luật về Thuế GTGT:

Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế để gian lận nghĩa vụ thuế luôn tồn tại song hành với hoạt động thu – quản lý thuế của Nhà nước. Có thể nói, Nhà nước cịn đánh thuế

thì sẽ cịn tồn tại hành vi gian lận thuế do động cơ của gian lận thuế luôn tồn tại khi Nhà nước thu thuế, đó là mong muốn giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Trên thực tế, dù đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung pháp luật về Thuế nói chung và pháp luật về Thuế GTGT nói riêng, trải qua khoảng thời gian kể từ khi sắc thuế GTGT được áp dụng tại Việt Nam (năm 1999), vẫn luôn xảy ra các vụ gian lận thuế với giá trị vi phạm lớn.

Điển hình có thể nhắc đến “án lệ Metro” năm 2015 với hành vi điều chỉnh giảm khấu trừ Thuế GTGT đầu vào đối với khoản tiền thu hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại từ các nhà cung cấp (như các khoản chi phí in mã vạch, chi phí vận chuyển, lắp đặt sản phẩm, chi phí kiểm tra chất lượng, chi phí chương trình tiếp cận khách hàng, chi phí quảng cáo, chi phí ấn phẩm Metro, chi phí trưng bày đầu kệ, chi phí trưng bày sản phẩm, chi phí cung cấp thông tin... Các khoản thu này đơn vị xác định như một khoản hỗ trợ từ các nhà cung cấp đơn vị hạch tốn vào thu nhập khác và khơng kê khai nộp Thuế GTGT đầu ra): 110 tỷ đồng.

Bên cạnh đó là một loạt các vụ khởi tố các đường dây bn bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép làm thất thu NSNN hàng trăn tỉ đồng. Năm 2017, CATP Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố 06 bị can, bắt tạm giam để điều tra hành mua bán trái phép hóa đơn GTGT qua thủ đoạn mua lại các cơng ty khơng có hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ lập ra để phục vụ việc mua bán hóa đơn GTGT, số hóa đơn khống bán ra qua 17 cơng ty được xuất khoảng 3.500 hóa đơn, với tổng số tiền ghi trên hóa đơn khoảng 590 tỷ đồng. Cùng thủ đoạn trên, tháng 07/2019 , một đối tượng bị CA huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm gian vì hành vi thành lập “cơng ty ma” mua bán hóa đơn 2000 hóa đơn GTGT đầu ra với tổng số tiền 440 tỷ đồng với hơn 400 doanh nghiệp.

Qua thực tiễn vi phạm pháp luật về thuế, ta có thể nhận diện các hành vi gian lận thuế như:

- Bỏ ngồi sổ sách kế tốn (người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống

sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế tốn cịn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế.)

- Tạo giao dịch bán hàng giả mạo. Mục tiêu của thủ đoạn này là chiếm đoạt tiền

ngân sách nhà nước (NSNN) thơng qua hồn thuế hoặc tiếp tay cho hành vi tham nhũng NSNN của một bộ phận công chức được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước. Điển hình cho thủ đoạn này là hành vi xuất khẩu khống nhằm chiếm đoạt tiền qua hoàn thuế GTGT từ NSNN. Xuất khẩu khống chủ yếu diễn ra đối với phương thức xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới: Sau khi làm thủ tục xuất khẩu sang nước bạn thì lại đưa hàng hóa quay trở lại Việt Nam không qua cửa khẩu, rồi sau đó lại làm thủ tục xuất khẩu.

- Tạo giao dịch mua hàng giả mạo. Thực tế DN khơng có khoản chi này nhưng đã

tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi khơng có thực, vì thế có thể gọi đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo (có trường hợp tên người lao động khơng có thật; có trường hợp tên người lao động là có thật nhưng thực sự khơng làm việc cho DN đó) và thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác. Bằng hành vi này, DN không chỉ trốn thuế thu nhập DN mà cịn trốn cả thuế GTGT thơng qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.

- Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế. Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê

khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán.

- Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định nhằm che giấu doanh thu tính

thuế, hạch tốn tăng chi phí tính thuế thu nhập DN và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

- Các hành vi gian lận thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu: phổ biến nhất là

các hành vi buôn lậu, gian lận, trốn thuế về mặt hàng, khai sai chủng loại hàng hóa, khai sái xuất xứ hàng nhập khẩu, số lượng, mã hàng, gian lận giá tính thuế hay lợi dụng các chính sách ưu đãi, ân hạn thuế hoặc nợ thuế để trốn thuế, giả mạo mục đích xuất, nhập khẩu để hưởng ưu đãi.

Qua đó có thể thấy người nộp thuế ln tìm mọi cách để trốn tránh, gian lận nghĩa vụ thuế, nghĩa là chính hệ thống pháp luật hiện hành chưa có những quy định thực sự

chặt chẽ để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT.

2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

Một là, việc quy định trực tiếp hàng hố, dịch vụ khơng thuộc diện chịu thuế GTGT nên đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT. Phạm vi đối tượng nộp thuế GTGT được xác định trong luật là quá rộng, trong đó chủ thể là hộ kinh doanh cá thể chiếm một tỷ lệ lớn nhưng chưa có thói quen lập và sử dụng hoá đơn. Khi thực hiện các cung ứng chịu thuế nên gây nhiều khó khăn phức tạp trong quản lý hành chính thuế.

Hai là, căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất, song thực tiễn thực thi nghĩa vụ thuế GTGT, giá tính thuế được phản ánh trên hố đơn chứng tù cịn có sự khác biệt so với giá thực, đặc biệt giá tính thuế của hàng tiêu dùng, nhưng khơng có đủ cơ sở pháp lý để chứng minh vì vậy trong nhiều trường hợp phạm vi mức độ của thuế GTGT không được xác định đúng. Lại cộng thêm tiêu chí phân định danh mục hàng hố, dịch vụ dựa trên tính năng cơng dụng và mục đích sử dụng hàng hố, dịch vụ để xác định mức thuế suất, nên trong nhiều trường hợp cùng một mặt hàng có thể bị áp dụng các mức thuế khác nhau.

Ba là việc quy định hai phương pháp tính thuế những tưởng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt nam song thực tiễn thực thi nghĩa vụ thuế GTGT đã đưa đến nhiều bất ổn và không thực tế, nhất là giá tính thuế của hai phương pháp này khác nhau.

Bốn là các quy định về khấu trừ đối với tài sản cố định còn nhiều bất hợp lý dẫn đến hai xu thế, có thể quyền khấu trừ khơng được bảo đảm hoặc có thể bị lạm dụng, mà cả hai nguyên tắc này đều không đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong q trình thực hiện.

Năm là xác định diện hồn thuế quá rộng, cộng thêm cơ chế “tiền thoái hậu kiểm” cùng với thủ tục thành lập doanh nghiệp quy định trong luật doanh nghiệp không chặt chẽ, nên tiền của Nhà nước thất thoát bằng con đường này là khá lớn.

Sáu là cơ chế thực hiện nghĩavụ thuế GTGT còn đan xen nhiều yếu tố của cơ chế quản lý hành chính bao cấp nên nghĩa vụ thuế GTGT chưa được đảm bảo một cách công

bằng thoả đáng. Giá trị pháp lý của mã số thuế, tờ khai thuế, thơng báo nộp thuế, quyết tốn thuế chưa được xác định trong pháp luật thuế GTGT, dẫn đến sự tuỳ tiện trong quá trình thực hiện.

Bảy là hố đơn, chứng từ cịn thiếu nhiều dữ kiện quan trọng để xác định trách nhiệm pháp lý của các bên, giá trị pháp lý của chúng chưa được xác định rõ ràng, cơ chế quản lý lỏng lẻo, việc lập và sử dụng hoá đơn, chứng từ khi mua hàng hố, dịch vụ chưa trở thành thói quen nên hiện tượng gian lận hoá đơn để chiếm dụng tiền của ngân sách Nhà nước bằng con đường khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế GTGT đã phát triển tới mức báo động và không chỉ dừng lại ở sự đơn lẻ của từng doanh nghiệp mà có sự móc nối giữa các doanh nghiệp.

3. Các chế tài xử lý của pháp luật hiện hành:

Các chế tài Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng là một cơng cụ sắc bén có vai trị quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng cũng như quyết định sự tồn tại, phát triển của sắc thuế này. Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi và hậu quả tổn thất cho NSNN mà hành vi vi phạm pháp luật về Thuế GTGT gây ra, nó có thể chịu hình thức xử lý vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng là hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý xâm phạm đến các lợi ích mà Luật thuế giá trị gia tăng bảo vệ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng: Nguyên tắc pháp chế; Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời, xử lý cơng minh, nhanh chóng theo đúng pháp luật; Ngun tắc bình đẳng, cơng khai, nhân đạo trong xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng

Các hành vi vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng: Hành vi vi phạm thủ tục thuế; Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; Hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Hành vi chậm nộp tiền thuế.

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng quy định chi tiết tại chương III, Thơng tư 166/2013/TT-BTC. Các hình thức xử phạt chủ yếu mang tính chất khắc phục hậu quả vì những hành vi vi phạm pháp luật về thuế GTGT ở mức độ này chưa đến mức phải áp dụng các hình phạt mang tính răn đe, giáo dục như trong xử lý hình sự đối với tội phạm về thuế.

Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế đến mức xử lý hình sự là những hành vi có tính nguy hiểm cao thể hiện ở khía cạnh: phạm vi vi phạm rộng lớn, thủ đoạn tinh vi, gây thất thoát đáng kể của NSNN và khơng có khả năng khắc phục hậu quả. Điều 200, bộ luật hình sự 2015(sửa đổi năm 2017) quy định về tội trốn thuế cho cá nhân và pháp nhân thương mại. Tội trốn thuế là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để khơng phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng, tội trốn thuế đã được sửa đổi về số tiền trốn thuế trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung, với hình phạt nghiêm khắc nhất là bảy năm tù hoặc phạt tiền 4,5 tỷ đồng đối với cá nhân và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc phạt tiền 10 tỷ đồng đối với pháp nhân.

Qua các quy định về các chế tài xử phạt hành vi vi phạm thuế GTGT nói trên, có thể thấy dù Nhà nước đã tích cực quản lý, răn đe nhưng tình trạng gian lận thuế để trục lợi vẫn tiếp tục xảy ra. Do đó, việc nghiên cứu để quy định một cách chặt chẽ hơn, đủ để điều chỉnh các quan hệ phức tạp phát sinh từ quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế là điều vô cùng cấp bách. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có các chính sách và sự thực thi phù hợp để người nộp thuế thấy được lợi ích gián tiếp mà mình có được từ việc nộp thuế, từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ về thuế nói chung và Thuế GTGT nói riêng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở việt nam và một số vấn đề đặt ra (Trang 30 - 35)