Thách thức đối với mơi trường đầu tư chứng khốn nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích môi trường đầu tư chứng khoán việt nam hiện nay nhằm thu hút nguồn vốn FPI (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4 Thách thức đối với mơi trường đầu tư chứng khốn nước ngoài tại Việt Nam

2.4.1 Tình trạng tham nhũng, tham ơ ở mức cao

Vấn nạn tham nhũng, tham ô đang đặt nước ta trước nguy cơ bị mất lợi thế so với các nước khác trong việc thu hút đầu tư.

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân; tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Đây đều là những hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lí kinh tế - xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực.

Tại Việt Nam, tham nhũng và tham ơ là vấn đề nóng trong suốt nhiều năm qua nhưng nhà nước vẫn chưa tìm được cách giải quyết triệt để. Nó gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả đầu tư nói chung. Đặc biệt, nạn tham nhũng cộng với việc ban quản lý doanh nghiệp không công bố thông tin đầy đủ và kịp thời cho cổ đơng cịn làm suy giảm lịng tin của cơng chúng đầu tư nước ngoài. Qua nhiều vụ việc xảy ra, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng e ngại việc Ban lãnh đạo cơng ty có thể bịn rút đồng vốn đầu tư của họ và lợi nhuận của công ty để sử dụng vào mục đích khơng bình thường.

Ngày nay, khi xu hướng tự do hóa đầu tư đang ngày càng mở rộng, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều đối thủ để có thể nhận được nguồn vốn nước ngồi. Tuy nhiên, tham nhũng, tham ô là một trong những yếu tố chính khiến cho mơi trường đầu tư nói chung và mơi trường đầu tư chứng khốn nói riêng của Việt Nam mất đi lợi thế trong mắt các nhà đầu tư và giảm dần độ hấp dẫn so với các nước láng giềng khác.

Nhìn vào bảng bên, có thể thấy: so với các quốc gia như Singapore, Brunei, Malaysia và Thái Lan, tình trạng tham nhũng của Việt Nam năm 2013 ở mức trầm trọng hơn hẳn với số điểm có sự cách biệt khá lớn (1/2 so với Brunei và ~1/3 so với Singapore). Việt Nam được xếp vào nửa sau với các nước như Indonesia, Campuchia, Myanmar và Lào. Tuy nhiên, cách biệt không nhiều dự báo rằng các nước cịn lại đó có thể vươn lên vượt chúng ta bất cứ lúc nào. Như vậy, xét nguyên về khía cạnh tham nhũng, khi các nhà đầu tư lớn thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á, họ sẽ bị thu hút bởi các môi trường trong sạch, tính minh bạch cao hơn. Việt Nam khi ấy hầu như sẽ chỉ được nhận nguồn vốn từ các nhà đầu tư đến chậm – thường là quy mơ nhỏ và thích rủi ro.

Xếp hạng Quốc gia Điểm

1 Singapore 91.3 2 Brunei 70.7 3 Malaysia 56.2 4 Thái Lan 48.6 5 Philippines 36.4 6 Việt Nam 34.4 7 Indonesia 33.1 8 Campuchia 29.6 9 Myanmar 29.3 10 Lào 28.0 Bảng: Đánh giá tình trạng tham nhũng của một vài quốc gia Đông Nam Á 2013

2.4.2 Quy mô nguồn vốn FPI tăng trưởng quá nhanh

Sự di chuyển quá mức dòng vốn FPI vào một quốc gia sẽ đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển q nóng và khủng hoảng xảy ra khi nền kinh tế gặp phải những cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài. Điều này đặc biệt nguy hiểm hơn khi có sự đầu cơ nâng giá của các NĐT nước ngoài. Hơn nữa, sự di chuyển quá mức của dòng vốn FPI cũng khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương. Lý thuyết và thực tế cho thấy, thông qua sự di chuyển của dòng vốn FPI, những thay đổi mang tính chu kỳ ở nền kinh tế của các nước phát triển sẽ nhanh chóng tác động tới hệ thống tài chính nội địa và khủng hoảng sẽ xảy ra một khi hệ thống này khơng thích ứng với những thay đổi đó. Ngồi ra, lượng vốn FPI đổ vào một nước nhanh chóng có thể dẫn đến tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt.

Nhận định này có thể được lí giải cụ thể như sau: khi nguồn vốn FPI vào Việt Nam tăng trưởng quá nhanh, nó sẽ tạo áp lực tăng giá đồng nội tệ do nguồn ngoại tệ đổ vào ồ ạt (nhu cầu đồng nội tệ tăng). Nếu NHTW điều chỉnh cung tiền không kịp thời, đồng nội tệ sẽ tăng giá, dẫn đến giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, nâng khả năng cạnh tranh của hàng ngoại nhập. Kết quả là tài khoản vãng lai, hạng mục quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế quốc gia, rơi vào tình trạng thâm hụt.

2.4.3 Xuất hiện các hình thức nghiệp vụ đầu tư mới

Đây là một hệ quả tất yếu khi nguồn vốn đầu tư gián tiếp nói chung và vốn đầu tư qua chứng khốn nói riêng tăng lên. Nó đặt ra những thách thức về khả năng quản lí của doanh nghiệp cũng như nhà nước Việt Nam. Các nghiệp vụ đầu tư mới có thể kể đến:

- Nghiệp vụ tự doanh: Hoạt động tự doanh của cơng ty chứng khốn là quá trình

tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khốn cho chính mình. Đây được coi là một khoản đầu tư của cơng ty bởi vì hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích thu lợi nhuận cho chính cơng ty thơng qua hành vi mua bán chứng khoán với khách hàng. Nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính cơng ty.

Hoạt động tự doanh được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC. Trên thị trường OTC hoạt động tự doanh của cơng ty chứng khốn được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Lúc này, cơng ty chứng khốn đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoán với khách hàng để hưởng chênh lệch giá.

Đối với các cơng ty chứng khốn ở nước ta hiện nay thì chỉ có một số cơng ty thực hiện hoạt động này bởi vì theo quy định của pháp luật thì muốn thực hiện nghiệp vụ này thì cơng ty chứng khoán cần đáp ứng được một số yêu cầu mà đầu tiên là phải có vốn điều lệ 12 tỷ. Bên cạnh đó, nghiệp vụ tự doanh cũng là một hoạt động khó khăn và phức tạp, hoạt động này có thể mang lại cho cơng ty chứng khốn những khoản lợi nhuận lớn

nhưng cũng có thể gây ra những tổn thất không nhỏ. Để thực hiện nghiệp vụ này thành cơng, ngồi đội ngũ nhân viên phân tích thị trường có nghiệp vụ giỏi và nhanh nhạy với những biến động của thị trường, cơng ty chứng khốn cịn phải có một chế độ phân cấp quản lý và đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý, trong đó việc xây dựng chế độ phân cấp quản lý và ra quyết định đầu tư... là một trong những vấn đề then chốt, quyết định sự sống cịn của cơng ty. Đây là một điều bất lợi đối với một số cơng ty chứng khốn khi khơng có đủ điều kiện về vốn trong khi đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn và khả năng phân tích.

- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của cơng ty chứng

khốn là việc thực hiện các đợt chào bán và phân phối chứng khoán cho các doanh nghiệp cổ phần hố ra cơng chúng và thực hiện bảo lãnh. Có thể nói nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là một trong những nghiệp vụ phổ biến ở các cơng ty chứng khốn, nó giúp cho tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khốn và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có một số cơng ty chứng khốn thực hiện nghiệp vụ này, đó là những cơng ty có ngân hàng mẹ hỗ trợ rất nhiều về năng lực, vốn, các quan hệ sẵn có.

- Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư là việc

thực hiện quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khốn thơng qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn nguồn vốn cho khách hàng. Việc lập và quản lý danh mục đầu tư địi hỏi phải có đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Chính vì vậy để có thể hoạt động tốt tạo lịng tin cho khách hàng đồng thời thu được nguồn lợi nhuận trong tương lai cho cơng ty thì cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này. Với các doanh nghiệp chứng khốn Việt Nam cịn có quy mơ nhỏ, gia nhập thị trường chứng khoán chưa lâu nên cịn non trẻ, thiếu kinh nghiệm và chun mơn thì việc xuất hiện các nghiệp vụ mới trên thị trường chứng khốn Việt Nam địi hỏi các u cầu cao về vốn và kỳ thuật, nguồn nhân lực trình độ cao là một thách thức lớn khi tham gia thị trường chứng khốn.

2.4.4 Cạnh tranh bình đẳng với các nhà đầu tư quốc tế

Thực tế cho thấy, Việt Nam đã và đang trở thành môi trường cạnh tranh và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, với chính sách pháp luật thơng thống, sự hỗ trợ của trung ương và sự phá rào của một số địa phương nhằm nâng cao chỉ số cạnh tranh, đơi khi với sự hào phóng q mức trong chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngồi trong các chính sách về thuế, đất đai thì lại trở thành bài tốn khó cho các nhà đầu tư trong nước. Ngày 15/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 55/2009/QĐ- TTg về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Theo đó, nhà đầu tư nước ngồi được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng, tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng

khoán đại chúng, tối đa 49% vốn điều lệ của một cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng. Sắp tới hàng loạt các đạo luật như Luật đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản được sửa đổi càng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc nới rộng tỷ lệ đầu tư và thả lỏng các chính sách của nhà nước cho các nhà đầu tư quốc tế làm cho các nhà đầu tư có quyền can thiệp vào các quyết định của doanh nghiệp trong đại hội cổ đông, điều này có thể ảnh hưởng đến mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp.

Mặt khác, một thực trạng phổ biến hiện nay là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường rất thấp đặc biệt là thị trường quốc tế. Việc các nhà đầu tư ngày càng được cho phép gia tăng tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp Việt Nam có thể dẫn đến sự lo ngại về việc các nhà đầu tư nước ngồi thâu tóm hay áp đặt quyền lực lên doanh nghiệp nội địa.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích môi trường đầu tư chứng khoán việt nam hiện nay nhằm thu hút nguồn vốn FPI (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)