Giải pháp khắc phục điểm yếu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích môi trường đầu tư chứng khoán việt nam hiện nay nhằm thu hút nguồn vốn FPI (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Giải pháp khắc phục điểm yếu

3.1.1 Đối với những bất cập trong luật

Về vấn đề này, chúng ta chỉ có thể trơng đợi vào sự nhìn nhận và thay đổi của các cơ quan nhà nước qua các kì họp Quốc hội.

Nhà nước nên tiến hành rà sốt pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để bổ sung nội dung còn thiếu; sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến lĩnh vực ưu đãi, thủ tục đầu tư chứng khoán. Đồng thời xem xét, rà soát, bổ sung, sửa đổi Luật Chứng khoán hiện hành theo hướng tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các giao dịch diễn ra trên thị trường chứng khốn. Hồn thiện cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của các định chế trên thị trường như các quỹ đầu tư; các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp cả trong nước và nước ngoài, nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường…

Song song với đó cần xây dựng và vận hành tốt các cơ chế quản lý giám sát bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và sự an tồn của thị trường tài chính. Cụ thể là phát triển hệ thống cảnh báo sớm và chủ động xây dựng phương án đối phó thích hợp nhằm giám sát

và phòng ngừa hiệu quả các nguy cơ biến động thị trường tài chính tiêu cực do đầu cơ, tội phạm, độc quyền, lũng đoạn và sự mù quáng thị trường; phát triển hệ thống thông tin, các dịch vụ tư vấn, dịch vụ bổ trợ tư pháp trực tiếp hỗ trợ đầu tư gián tiếp. Đặc biệt cần làm rõ các quy định của pháp luật về chế độ, quy trình, trách nhiệm và chất lượng cơng bố thông tin đối với các cơ quan nhà nước, cũng như đối với doanh nghiệp phát hành chứng khoán,

3.1.2 Đối với rủi ro trên thị trường chứng khoán

Bất kể môi trường kinh doanh, đầu tư nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhà đầu tư không thể mong đợi vào một biện pháp có thể giải quyết triệt để những rủi ro này, mà chỉ có thể tìm cách tránh/phịng ngừa rủi ro thơng qua sự lựa chọn đúng đắn, hợp lí. Chính vì thế, giải pháp cho vấn đề này dành cho phía các nhà đầu tư.

- Rủi ro lừa đảo trên thị trường:

+ Tránh xa các cổ phiếu nhỏ, ít thơng tin, ít người quan tâm, trừ khi tiếp cận được với các giám đốc điều hành đáng tin cậy của các cơng ty đó, bởi cổ phiếu càng nhỏ và ít thơng tin thì càng dễ bị lừa đảo và lũng đoạn.

+ Khi cổ phiếu đang giữ là của doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo, nhà đầu tư nên loại nó ra khỏi danh mục đầu tư, kiểm tra lại cẩn thận trước khi quyết định có nên đầu tư vào loại cổ phiếu đó khơng.

+ Xây dựng khả năng tự phân tích và thu thập thơng tin, tự xác định được giá trị của các cổ phiếu, để tránh bị các cị mồi khích động.

- Rủi ro về thông tin:

+ Tương tự như với rủi ro lừa đảo, nhà đầu tư nên tránh các cổ phiếu không đáng tin cậy, đặc biệt là các cổ phiếu nhỏ, mờ ám.

+ Dành công sức, thời gian và tiền chi phí một cách thích đáng cho việc thu thập thông tin.

- Rủi ro về hoạt động của doanh nghiệp:

+ Đa dạng hóa cổ phiếu, để nếu cổ phiếu này bị rủi ro về doanh nghiệp thì có cổ phiếu khác bù lại.

+ Chọn lựa cổ phiếu của các doanh nghiệp đang mạnh và tương đối ít rủi ro, loại khỏi danh mục đầu tư các doanh nghiệp có nhiều nguy cơ suy yếu hay phá sản (ví dụ như nợ quá nhiều mà tỷ lệ lợi nhuận kém, công nghệ lỗi thời,…).

- Rủi ro đầu cơ:

+ Xây dựng trước các tình huống có thể xảy ra và tính trước cách xử lý tình huống để tránh hoang mang, thụ động.

+ Kỷ luật trong đầu tư: có chiến lược và quy trình rõ ràng, tn thủ theo nó, khơng đầu tư theo cảm tính.

+ Có kiểm sốt: cần có người kiểm sốt (nếu một mình đầu tư thì khơng có ai kiểm sốt, dễ đầu tư sai lầm).

3.1.3 Sự can thiệp của bàn tay nhà nước

Sự can thiệp của bàn tay nhà nước ở đây chủ yếu muốn đề cập tới quy định tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu – cho đến nay, mức tỷ lệ 49% vẫn là một rào cản khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam kém hấp dẫn.

Nhà nước cần từ từ nới lỏng quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngồi cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và các định chế tài chính. Cần loại bỏ tâm lý lo ngại cho rằng, mức tỷ lệ nắm giữ giới hạn 49% như quy định hiện hành là quá cao và có thể gây ra những bất lợi cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực tế cho thấy, nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng tối đa tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngồi, ví dụ như Indonesia (100%), Malaysia (100%), Thái Lan (100%), Singapore (100%). Đối với Việt Nam, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỷ lệ chứng khốn 100% là chưa thích hợp trong bối cảnh hiện nay, nhưng cần có quan điểm nới lỏng dần dần. Bên cạnh đó, nên có những quy định riêng áp dụng đối với các ngành, lĩnh vực đặc biệt quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế như ngân hàng, năng lượng,… Đối với riêng các ngành, lĩnh vực này chỉ nên cho phép các nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ với tỷ lệ khơng q 49%.

3.1.4 Thị trường chứng khốn Việt Nam cịn q nhỏ bé

Thị trường chứng khốn Việt Nam vẫn cịn non trẻ, và việc mở rộng thị trường này không thể chỉ diễn ra trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp để thúc đẩy nhanh tiến trình này như:

- Thực hiện đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp: Cần đẩy nhanh việc tái cấu trúc các Sở giao dịch chứng khốn, đa dạng hóa các cơng cụ cho nhà đầu tư giao dịch, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam với các thị trường bộ phận được hình thành và chuyên biệt bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường phái sinh sẽ giúp cấu trúc thị trường chứng khốn Việt Nam được hồn chỉnh, trên cơ sở đó, các sản phẩm, hàng hóa mới dễ dàng được phát triển. Đặc biệt, việc tập trung thị trường cổ phiếu về một mối cần được thực hiện nhanh để gia tăng quy mơ và hình ảnh về thị trường chứng khốn Việt Nam.

- Nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút vốn FPI nằm trong tổng thể chiến lược thu hút và sử dụng vốn của quốc gia và gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển thị trường chứng khốn.

- Thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực chứng khốn mà Việt Nam có thể tham gia gồm có: Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán nhà nước (gọi tắt là IOSCO), Hiệp hội quốc tế các Sở giao dịch chứng khoán (gọi tắt là FIBV), Hiệp hội các Sở giao dịch Đông Á và châu Đại Dương (gọi tắt là EAOSEF). Tham gia vào các tổ chức quốc tế này là cần thiết bởi mục tiêu thiết lập của chúng là nhằm thống nhất quản lý chứng khoán và thị trường chứng khốn ở quy mơ tồn cầu và khu vực, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thế xảy ra trên nguyên tắc hợp tác hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quản lý và phát triển các định chế tài chính trung gian. Đồng thời, hội nhập cũng tạo điều kiện nhập khẩu các công nghệ hiện đại, các chuẩn mực quốc tế để từ đó cải thiện thị trường trong nước, thị trường Việt Nam tăng vị thế trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích môi trường đầu tư chứng khoán việt nam hiện nay nhằm thu hút nguồn vốn FPI (Trang 29 - 32)