CHƯƠNG 3 : Giải pháp đối với Việt Nam về thực thi TFA
3.1 Giải pháp chung
3.1.1 Cơ sở đề xuất
Khi Việt Nam chấp nhận tham gia ký kết hiệp định FTA đồng nghĩa là tham gia sân chơi bình đẳng và minh bạch cùng với các quốc gia thành viên WTO về tạo thuận lợi thương mại trên phạm vi toàn cầu. Điều này có nghĩa Việt Nam cần có định hướng, kế hoạch và lộ trình cụ thể để cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại và đầu tư. Lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ Hiệp định không tách rời chương trình hành động của các quốc gia thành viên khác, đó là vì một phần lớn của thương mại thế kỷ 21 cần có chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp để di chuyển hàng hóa trung gian và thành phẩm trên khắp thế giới.
Hàng hóa trung gian chiếm 60% thương mại toàn cầu, và khoảng 30%
thương mại toàn cầu được thực hiện giữa các công ty thành viên của các tập đoàn đa quốc gia (UNCTAD, 2013). Có nghĩa là để cạnh tranh, các quốc gia phải đảm bảo rằng tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng cần phải nhanh và hiệu quả. Trên thực tế, hoạt động logistics không hiệu quả sẽ trực tiếp làm giảm khối lượng và giá trị thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ. Trong Báo cáo Thúc đẩy Thương mại Toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính năm 20121 , chỉ số thúc đẩy thương mại (EtI) giảm 10% sẽ tương đương với sụt giảm trung bình 40% trong thương mại hai chiều.
Khung pháp lý phải thật hiệu quả và minh bạch, phù hợp với các điều lệ trong hiệp định TFA. Thông tin công chúng hiệu quả, đảm bảo cho người dân, nhất là các doanh nghiệp phải biết rõ về thuế của các mặt hàng xuất/ nhập khẩu.
Hải quan của Việt Nam, mặc dù có nhiều tiến bộ song vẫn còn rườm rà, chưa theo kịp các nước trong khu vực: “Thủ tục hải quan cho xuất khẩu mất 4 ngày, cao gấp 2 lần so với bình quân khu vực, thủ tục nhập khẩu là 4 ngày trong khi bình qn khu vực chỉ có 3 ngày là khơng thể chấp nhận được”
Năng lực đội ngũ hải quan còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và cải cách theo nội dung TFA. Theo ước tính nếu giảm được 1 ngày trong khâu làm thủ
36
tục hải quan có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp 1,6 tỷ USD (Trần Hữu Huỳnh, 2014).
Nếu doanh nghiệp là một nhà xuất khẩu Việt Nam, doanh nghiệp phải biết chắc chắn mã HS và thuế, chi phí ngun liệu thơ nhập khẩu và các thành phần. Doanh nghiệp cũng cần phải biết liệu sản xuất hoặc hoạt động chế biến sử dụng "ngun liệu khơng có nguồn gốc" sẽ đáp ứng u cầu về chứng nhận xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do. Một nghiên cứu của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC, 2014) nhận định rằng xác định trước hải quan sẽ làm giảm chi phí thương mại tương tương với 3,7%.
3.1.2 Nội dung giải pháp chung
3.1.2.1 Giải pháp đối với chính phủ
Thứ nhất, đối với chính phủ cần hoàn thiện khn khổ pháp lý để thực thi Hiệp định, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trong nước có liên quan nhằm đáp ứng các nghĩa vụ cam kết theo Hiệp định, đặc biệt là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan.
Thứ hai, các thủ tục rườm rà nên được tổng cục Hải quan cắt bớt a) Chuẩn bị Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan (Hợp đồng thương mại
(Purchase Order or Contract): 01 bản sao y; Hóa đơn thương mại
(Invoice): 01 bản gốc Phiếu đóng gói (Packing List); 01 bản gốc Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading); Giấy phép (nếu có); 01 bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) (nếu có); 01 bản gốc ;Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có))
b) Khai và nộp tờ khai hải quan c) Lấy kết quả phân luồng d) Nộp thuế
e) Thơng quan hàng hóa
Ở đây tổng cục hải quan có thể cắt bớt đi bộ chứng từ thủ tục giấy thay vào đó là điện tử hóa các thủ tục như: nộp thuế điện tử; điện tử hóa dịch vụ về kê khai, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử…
37
Nên soát, cắt giảm, đơn giản hoá hơn nữa đối với thủ tục hải quan : có thể ghép 1 số chứng từ như : hợp đồng thương mại với hóa đơn thương mại, vận tải đơn, phiếu đóng gói và giấy chứng nhận xuất xứ làm mục 1 bản, các mục lục có hết, tránh trùng lặp nhiều lần 1 mục.
Thứ ba, tạo nên cơ chế một cửa quốc gia nhằm tối ưu hóa các biện pháp tạo điều kiện cho thương mại; đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro; thu hẹp danh mục phải kiểm tra chuyên ngành, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chấm dứt tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành….. đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro; thu hẹp danh mục phải kiểm tra chuyên ngành, chuyển từ kiểm tra trước thông quan sang sau thơng quan, chấm dứt tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành…
Thứ tư, Chính phủ lập ra một cơ quan quản lý và kiểm tra chuyên ngành nhằm cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các hiệp định vận tải quốc tế song phương và đa phương trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt và đường thủy.
Thứ năm, Chính phủ cần mau chóng tạo điều kiện để mặt hàng của nước mình có mặt bên nước bạn chứ khơng phải loay hoay đi tìm nước khác ngoài 160 nước kia. Nên đào tạo, tuyên truyền về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp. Tránh để tình trạng ký kết được rồi nhưng mà lại khơng áp dụng cho nước mình, để các doanh nghiệp nước bạn hưởng lợi từ thuế.
3.1.2.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp
Khi giao thương được mở với 160 nước trong khối WTO, doanh nghiệp cần: Thứ nhất, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin về TFA một cách chủ chủ động một cách thường xuyên và hợp tác với cơ quan hải quan, VCCI, Hiệp hội ngành hàng. Cần nắm rõ những thuế của các mục mình hàng mà định xuất khẩu/ nhập khẩu.
Thứ hai, thị trường rộng lớn đòi hỏi cạnh tranh, vậy các doanh nghiệp nên tìm hướng đi đúng về sản lượng cũng như chất lượng và giá thành để cạnh tranh với
38
các doanh nghiệp trong 160 nước thành viên. Để tránh sa vào bẫy thuế quan, doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi chứ doanh nghiệp mình thì lại yếu thế.
Thứ ba, doanh nghiệp cần tích cực đẩy mạnh việc hợp tác với các doanh nghiệp nước bạn trong liên kết kinh doanh, thu hút nhiều hơn vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài. Đây là cơ hội để cải tiến công nghệ sản xuất, học hỏi kinh nghiệm từ bạn hàng
Thứ tư, tham gia vào công cuộc cải cách thủ tục hải quan để phát hiện, phản ánh, đóng góp sáng kiến và tạo sức ép hợp lý cho cơ quan hải quan như: Những quy định chưa thích hợp với TFA; Những thực tế chưa phù hợp với TFA; Những vấn đề hạn chế hiệu quả của TFA. Với các cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hải quan (hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành); Với các cơ quan giám sát, điều hành (Chính phủ, Quốc hội); Với các tổ chức đại diện doanh nghiệp (VCCI, Hiệp hội) doanh nghiệp trong các quá trình làm thủ tục thấy các cơ quan, chỗ nào bất hợp lý nên đề xuất cách thức để giải quyết bất cập; bình luận cách thức cơ quan đề xuất; phối hợp cùng đề xuất.
39