Bài học từ một số điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới môi trường sinh thái tại việt nam (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

3.1.4. Bài học từ một số điểm đến du lịch

3.1.4.1. Du khách phải cam kết bảo vệ môi trường khi đến đảo quốc Palau

Palau là quốc đảo bao gồm nhiều hịn đảo đẹp và có hệ sinh thái đa dạng. Giống như nhiều quốc đảo khác ở Thái Bình Dương, Palau dựa vào du lịch như một động lực chính của nền kinh tế. Trong vài năm gần đây, số lượng khách trung bình tới Palau cao gấp gần 7 lần số dân địa phương. Khi số du khách tiếp tục tăng, các vấn đề bắt đầu phát sinh như nhiều du khách không tôn trọng hệ sinh thái và thiên nhiên.

Nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên trước việc ngày một gia tăng số lượng khách du lịch, Palau đã ban hành bắt buộc cam kết dưới dạng tem hộ chiếu: tất cả du khách phải dán tem cam kết đối xử tốt với môi trường trong thời gian ở Palau lên hộ chiếu, với tiêu

chí “đi lại nhẹ nhàng, hành động lịch sự và khám phá thân thiện”. Sáng kiến Cam kết

Palau đi kèm với một đoạn video phát bắt buộc trên các chuyến bay đến Palau, với nội

dung giáo dục du khách về trách nhiệm đối với môi trường cùng một danh sách những việc nên làm và không được làm trong thời gian ở quốc đảo này.

3.1.4.2. Thành công từ Singapore

Mặc dù có diện tích nhỏ bé, với số dân chỉ 5 triệu người, tài nguyên du lịch tự nhiên không nhiều, chủ yếu là nhân tạo, song Singapore ln là nước đón lượng du khách quốc tế nhiều nhất trong khu vực. Để đạt được thành công trên, Singapore đã thực thi nhiều giải pháp trong quản lý và phát triển du lịch, trong đó vấn đề quản lý sức chứa du lịch là nội dung được quan tâm hàng đầu.

Về hạn chế không gian lãnh thổ, để tăng sức chứa, Singapore đã lấn biển mở rộng diện tích để xây dựng các cơng trình, dự án phục vụ mục đích du lịch như: khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ liên quan; đồng thời mở rộng sân bay, bến đỗ, cầu cảng để đảm bảo đủ công suất phục vụ được số lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng.

Về nguồn nhân lực hạn chế, Singapore đã cho phép các cơ sở dịch vụ được tuyển dụng lao động nước ngoài đủ tiêu chuẩn tay nghề cao vào làm việc.

Về sự thiếu hụt tài nguyên cũng như ngành sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, Singapore đã thực hiện chính sách nhập khẩu phù hợp từ các quốc gia khác trên thế giới để đáp ứng cả nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như cho khách du lịch.

Về mặt thị trường, Singapore tiến hành kết nối tour với các nước láng giềng nhằm giãn mật độ tập trung số lượng lớn khách du lịch quốc tế ở nước mình, đặc biệt vào mùa du lịch cao điểm; tiến hành chiến lược từng bước tập trung sâu vào khai thác khách du lịch cao cấp. Tiêu dùng thông minh cũng được phổ biến và khuyến khích rộng rãi khơng những trong dân cư mà cả khách du lịch.

Với việc thực thi các biện pháp này đã giúp tiết kiệm được nhiều nguồn lực, tránh lãng phí nguồn tài nguyên khan hiếm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đáng kể cho việc duy trì tính bền vững của sức chứa điểm đến.

3.1.4.3. Bài học từ một số điểm đến du lịch buộc phải tạm thời đóng cửa Cửu Trại Câu (Trung Quốc)

Tháng 8/2017, khu vực tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) hứng chịu một trận động đất nặng nề, phá hủy nhiều danh thắng, trong đó nổi tiếng nhất là khu Cửu Trại Câu - nơi được mệnh danh là thiên đường dưới hạ giới, đã phải đóng cửa

Mặc dù từ đầu tháng 3/2018, khu du lịch này đã được mở cửa trở lại nhưng du khách sẽ không thể tham quan tồn bộ cơng viên như trước đây mà sẽ chỉ được tới 1 số địa điểm như: thác nước Nuorilang, hồ Trường Hải, hồ Gương, hồ Ngũ sắc và hồ Shuzheng. Ngoài ra, bạn cần phải đăng ký theo đồn, khơng được đi lẻ và phải có bảo hiểm du lịch. Lượng khách tối đa chỉ được giới hạn 2.000 người để đảm bảo an toàn do cơng tác khắc phục vẫn chưa hồn thiện hồn tồn.

Boracay (Philippines)

Philippines đã ra lệnh đóng cửa "thiên đường" du lịch này từ ngày 26/4, nhằm khôi phục hệ sinh thái biển cho hòn đảo, dù biết rõ thiệt hại từ việc đóng cửa Boracay là rất lớn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Boracay từng là niềm tự hào của đảo quốc này với nhiều năm liền xuất hiện trong danh sách bãi biển đẹp nhất hành tinh. Năm 2017, đã có tới gần 4 triệu hành khách tới hịn đảo này, đóng góp tới 20% doanh thu cho ngành du lịch. Việc đóng cửa hịn đảo này sẽ tác động mạnh đến ngành du lịch, khiến khoảng 17.000 nhân viên làm trong các khu nghỉ dưỡng sẽ mất việc làm.

Lý do Philippines đưa ra là bởi tình trạng ơ nhiễm môi trường đáng báo động ở Boracay. Lượng khách du lịch q đơng khiến cho hịn đảo này chìm trong rác và phế thải. Thêm vào đó, sự phát triển của lồi tảo xanh khiến bờ biển bãi cát trắng mịn trở nên loang lổ, mất đi cảnh quan vốn có. Trong thời gian đóng cửa, chỉ có cư dân với thẻ căn cước được phép lên phà tới hòn đảo

Koh Phi Phi (Thái Lan)

Ngày 29/3/2018, Thái Lan đã ra lệnh tạm thời đóng cửa vịnh Maya và đảo Phi Phi trong vòng 3 tháng, nhằm ngăn chặn những tổn thất cho môi trường do quá tải khách du lịch và để các rạn san hơ bị tổn thương có thời gian phục hồi.

Đảo Koh Phi Phi và vịnh Maya là điểm đến quen thuộc của du khách Việt Nam trong những năm qua. Sau khi xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng The Beach năm 2000, nơi này bắt đầu được du khách quốc tế để mắt tới. Lượng khách tới đây mỗi ngày ngày càng đông. Mỗi ngày, 5.000 lượt du khách tham quan vịnh Maya bằng thuyền, khiến cho những rặng san hô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây không phải khu du lịch duy nhất ở Thái Lan bị buộc đóng cửa do ảnh hưởng từ du lịch ồ ạt tới mơi trường.

Trước đó, năm 2016, chính phủ Thái Lan đóng cửa hịn đảo Koh và phải giới hạn lượng du khách tới Koh Khai Nok, Koh Khai Nui và Koh Khai Nai nằm ở Phuket. Trước đó, khoảng 4.000 du khách tới khu vực này, chủ yếu tham gia các hoạt động gây hại tới hệ sinh thái môi trường như lướt thuyền tốc độ, lặn biển, hay cho cá ăn.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới môi trường sinh thái tại việt nam (Trang 28 - 32)