Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới môi trường sinh thái tại việt nam (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

3.2.xuất giải pháp

3.2.1. Giải pháp tổ chức quản lí mơi trường du lịch

Cần phải cải tiến và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lí ngành du lịch nhằm đưa ra và thực hiện các giải pháp quản lí mơi trường nói chung và mơi trường du lịch nói riêng. Ngồi ra để quản lí một cách chặt chẽ và chi tiết, cần phân rõ chức năng và nhiệm vụ cho từng cấp quản lí, các tổ chức xã hội

3.2.2. Giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch

3.2.2.1. Giáo dục trong trường học

Đưa những vấn đề về tài ngun, mơi trường, văn hóa xã hội vào các chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhận lực cho ngành. Trong quá trình đào tạo cần chú ý nâng cao hiểu biết về tính chất phức tạp của du lịch hiện đại trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường, đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân.

3.2.2.2. Giáo dục cộng đồng địa phương

Thông báo cho cộng đồng địa phương về những lợi ích tiềm tàng cũng như những thay đổi tiềm ẩn do hoạt động phát triển du lịch gây nên, qua đó cùng cộng đồng địa phương xác định những phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác hiệu quả những tiềm năng về tài nguyên, đem lại lợi ích lâu dài cho người dân và sự phát triển bền vững của du lịch.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc triển khai thực hiên các dự án phát triển du lịch trên địa bàn của họ.

Trao đổi thường xuyên với cộng đồng địa phương bằng nhiều hình thức như hội họp, gặp gỡ,… ngay trong quá trình quy hoạch, lập dự án phát triển du lịch, bảo về môi trường du lịch để người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ mơi trường du lịch.

3.2.2.3. Giáo dục du khách

Hướng dẫn du khách những điều cần làm và những điều không nên làm đối với môi trường ở những điểm tham quan du lịch. Làm cho khách du lịch nhận thức được nguy cơ tiềm tàng của việc tác động xấu đến môi trường và trách nhiệm của họ đối với cộng đồng địa phương nơi họ đến

Cung cấp cho khách du lịch những thơng tin đầy đủ và chính xác nhất để họ có thể hiểu mọi khía cạnh mơi trường đều có thể liên quan đến hoạt động du lịch của họ.

Cung cấp cho khách du lịch về việc có ý thức tơn trọng những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thuần phong mỹ tục nơi du lịch.

Thực hiện nội quy, quy chế của những điểm đến du lịch, khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch về việc bảo về danh lam thắng cảnh nơi du lịch.

3.2.3. Giải pháp về quy tắc và luật du lịch

Một trong những yêu được cầu được đặt ra khi xây dựng luật du lịch năm 2005 đó là phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và mơi trường, phát triển có trọng tâm theo hướng du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Điều 9 của luật du lịch quy định cụ thể: trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tôt chức cá nhân khác trong việc bảo vệ môi trường du lịch.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch còn được quy định tại một số điều khác của luật như vấn đề quy hoạch du lịch theo quy định tại điều 18, quy hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Điều 19 quy định trong quy hoạch du lịch phải có nội dung đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo về tài ngun du lịch và mơi trường.

Ngồi ra, trong các quy định về nhiệm vụ của khách du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cũng đều có nghĩa vụ bảo vệ mơi trường.

3.2.4. Giải pháp đánh giá tác động và giám sát môi trường du lịch

Dự báo các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động du lịch như:

 Dự báo về nguồn khách du lịch: tổng du khách trong và ngoài nước, cơ cấu du

khách quốc tế (số ngày lưu trú trung bình, tổng số ngày lưu trú của du khách trong nước và quốc tế), cơ cấu chi tiêu của du khách, thị trường mục tiêu và thị trường gửi khách.

 Dự báo về du khách quốc tế

 Dự báo về du khách nội địa

 Dự báo về chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch:

Dự báo thu nhập từ du khách = ( Dự báo thu nhập từ khách quốc tế + Dự báo thu nhập khách nội địa) ) x 1,3

 Dự báo về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

 Dự báo về nhu cầu lao động

 Dự báo về nhu cầu đầu tư

3.2.5. Giải pháp tăng cường đầu tư đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch

Trong đào tạo du lịch, bên cạnh các bài giảng về lý thuyết, cần tăng cường thực hành, tổ chức nhiều chuyến đi thực tế, lý luận có gắn liền với thực tế.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực trong du lịch, các trường đào tạo về lĩnh vực du lịch đã được thành lập rộng rãi. Trong những năm qua, ngành du lịch đã rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Những năm 1990, cả nước chỉ có 3 trường đào tạo cơng nhân khách sạn du lịch tại Hà Nội, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, thì hiện nay cả nước có trên 40 trường Đại học có khoa du lịch, 40 trường cao đẳng và 43 trường trung cấp, cùng nhiều trung tâm đào tạo nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên đào tạo các nghề về phục vụ bàn và nấu ăn. Hàng năm đào tạo được hàng chục ngàn học sinh và sinh viên làm việc trong ngành du lịch.

Đào tạo một nhân viên không chỉ là việc đào tạo kiến thức chun mơn, nghiệp vụ mà bên cạnh đó cịn phải đào tạo về đạo đức nghề nghiệp và ý thức bảo vệ mơi trường du lịch nói riêng và mơi trường sinh thái nói chung.

3.2.6. Hợp tác quốc tế trong bảo về môi trường du lịch

Có thể thấy ngành du lịch liên quan rất chặt chẽ đến các nước trên thế giới, do đó cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia nhằm phát triển du lịch một cách bền vững cũng như bảo vệ môi trường chung của thế giới. Nhận ra tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế trong việc phát triển du lịch, nhà nước đã ban hành bộ luật du lịch trong đó có những điều quy định cụ thể về việc hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch. Cụ thể như sau:

 Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch. ( Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ - phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010)

 Chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương, khai thác tốt quyền lợi hội

viên và thực hiện nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập du lịch ở mức cao, trước hết là chuẩn bị các điều kiện để khai thác những yếu tố về du lịch trong việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng như khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

 Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để

thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.

 Khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra

nước ngồi. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ du lịch với các nước để vừa tranh thủ vốn đầu tư, cơng nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí…, vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực cũng như trên toàn thế giới.

KẾT LUẬN

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa rất cao. Sự tồn tại và phát triển du lịch có tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có mơi trường; sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch chỉ phát triển tốt khi môi trường được bảo vệ.

Bảo vệ mơi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động du lịch, bởi môi trường không những là điều kiện để diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự hấp dẫn du lịch đó. Nếu như du lịch phát triển được là nhờ sự hấp dẫn du lịch thì mơi trường đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển này, đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch bền vững. Trong đó, việc bảo vệ mơi trường cần được nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu khả năng sức chứa của điểm đến du lịch để khơng dẫn tới tình trạng quá tải, tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường sống.

Trong thời gian qua, sự tăng trưởng của hoạt động du lịch tại một số điểm đến như Đà Lạt, Sa Pa, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hạ Long, Nha Trang đã làm cho môi trường nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tác động tiêu cực đối với du khách và cộng đồng địa phương. Giải quyết bài toán tăng trưởng du lịch phải tính đến khả năng sức chứa của điểm đến. Bảo vệ môi trường du lịch là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển du lịch mà các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cả du khách phải nhìn nhận đúng và có những hành động đúng để cùng phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ này. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan với vấn đề bảo vệ môi trường trong du lịch, đề ra những chính sách quản lý mơi trường du lịch phù hợp; hướng dẫn cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý rác thải; quy hoạch chi tiết các điểm, khu du lịch, đề ra các quy định, giáo dục người dân có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái ở các điểm, khu du lịch... Ngồi ra, cũng cần có những chiến lược, chương trình đánh giá hàng năm về cơng tác bảo vệ môi trường trong du lịch; đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhân dân ở các vùng, điểm du lịch làm tốt công tác vệ sinh môi trường, tạo phong cách giao tiếp lịch sự với du khách, nâng cao nhận thức về tài nguyên du lịch và phát triển du lịch bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam Số liệu Tổng cục thống kê http://www.vtr.org.vn/con-nguoi-di-du-lich-tu-khi-nao.html https://luanvan24.com/dich-vu-du-lich-la-gi-co-nhung-dich-vu-du-lich-hien-nay/ https://sebastiankaiser.wordpress.com/2012/05/21/characteristics-of-the-tourism- industry/ https://moitruong.com.vn/moi-truong-cong-luan/quan-ly-moi-truong/moi-quan-he- giua-moi-truong-va-phat-trien-du-lich-18147.htm https://luanvanaz.com/tac-dong-cua-nganh-du-lich-toi-moi-truong.html http://www.dankinhte.vn/tac-dong-cua-du-lich-den-kinh-te-xa-hoi/

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới môi trường sinh thái tại việt nam (Trang 32 - 37)