3.1. Tăng tính minh bạch đảm bảo bình đẳng cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân
Ngày 5/6, tại Hà Nội, Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức cơng - tư (PPP) chuẩn bị có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2018 để thay thế Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
Nghị định 63 thay thế Nghị định 15 có nhiều sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục thực hiện dự án PPP cả về phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.
Theo đó, một trong những điểm mới được các doanh nghiệp đánh giá cao là việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động đề xuất bãi bỏ thủ tục cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhằm tháo gỡ vướng mắc trong việc cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án PPP trên tinh thần phải đơn giản hóa thủ tục, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đại diện Cục quản lý Đấu thầu cho biết, đối với các vấn đề phát sinh từ việc bãi bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng cường sự giám sát của cộng đồng, xã hội, Nghị định 63 đã bổ sung quy định trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cơng khai thơng tin hợp đồng dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
“Điều này sẽ giúp khắc phục triệt để các lo ngại về vấn đề phát sinh mà một số ý kiến gần đây đã nêu ra khi bãi bỏ thủ tục này khi cho rằng, các thông
tin về dự án và hợp đồng dự án có thể khơng được cơng khai cho bên thứ ba dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhà nước về PPP không thực hiện được trách nhiệm quản lý nhà nước của mình”, đại diện Cục quản lý đấu thầu thành phố Hà Nội nhấn mạnh.
Ngồi ra, nghị định mới cũng có một số điểm mới quan trọng như tăng cường tính phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các bộ, ngành, địa phương. Loại bớt những nhà đầu tư yếu kém về năng lực tài chính; gia tăng hình thức tham gia của Nhà nước vào các dự án PPP và ngược lại, gia tăng sự tham gia của nhà đầu tư vào các dự án đầu tư công chuyển đổi sang dự án PPP, giúp giảm gánh nặng chi lên ngân sách…Với kỳ vọng, với những điểm đổi mới được đưa ra trong Nghị định 63, sẽ có những đổi mới thiết thực trong việc triển khai áp dụng mơ hình PPP đối với các Bộ, Ban, ngành, các địa phương, các chủ đầu tư trong thời gian tới, từ đó góp phần tạo niềm tin cho cộng đồng các nhà đầu tư về một môi trường đầu tư công khai, minh bạch, các dự án khi đưa ra đấu thầu được chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản. (ĐTCK, 2018)
Tuy nghị định 63/2018/NĐ-CP phần nào đã giải quyết được các bất cập về chính sách, như việc yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chú trọng công tác chuẩn bị đầu tư bài bản hơn; trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải tham vấn ý kiến các bên có liên quan; thơng tin dự án phải công bố công khai; hợp đồng sau khi ký kết cũng phải công bố thông tin để người dân giám sát…
Một số nội dung chưa thể quy định trong văn bản ở cấp nghị định, mà cần phải được thể chế tại cấp luật như chế tài xử lý vi phạm, cơ chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các rủi ro có thể xảy ra trong dự án PPP... Do đó, về lâu dài, Luật đầu tư theo hình thức PPP cần phải được nghiên cứu, xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ này.
Cần khẳng định rằng, một chính sách tốt khơng thể biến một dự án tồi thành một dự án tốt và càng không thể tháo gỡ được vướng mắc khi người đứng đầu các cơ quan thực thi không quyết tâm và nghiêm túc thực hiện. Để
giải quyết triệt để các vướng mắc, chúng ta cần thời gian và các giải pháp đồng bộ, từ khâu định hướng rõ ràng, thống nhất đến việc cải cách thể chế và tăng cường hiệu quả, hiệu lực thực thi dự án PPP cụ thể. (ĐTCK2, 2018)
3.2. Tăng tính minh bạch trong bảo lãnh khu vực cơng
Hiện nay, một số đối tác phát triển và các tổ chức tín dụng quốc tế đánh giá, đầu tư PPP tại Việt Nam vẫn cịn rủi ro vì chưa có các quy định rõ ràng về các cơ chế bảo đảm, bảo lãnh từ phía Chính phủ.
Trong quá trình xây dựng Nghị định 63/2018/NĐ-CP, cơ chế bảo đảm, bảo lãnh từ phía Chính phủ đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư định hướng để thảo luận, xây dựng, nhưng còn vướng nhiều luật và cần thêm cơ sở thực tiễn từ một số dự án cụ thể. Do đó, nội dung này chưa được thể chế tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP, mà sẽ thể chế trong Luật về PPP.
Về tiến độ xây dựng Luật PPP, vừa qua, căn cứ hồ sơ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 54/NQ-CP, trong đó chỉ đạo Bộ sớm trình Quốc hội dự thảo Luật này, dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019) để cho ý kiến và sẽ được hồn thiện trình Quốc hội xem xét, thông qua vào Kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2019). (ĐTCK2, 2018)
3.3. Tăng tính minh bạch và bình đẳng trong cơ chế phân bổ rủi ro
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP đã đặt ra nguyên tắc về PPP là bảo đảm nghĩa vụ và quyền lợi hài hòa giữa các bên tham gia dự án. Theo đó, PPP là quan hệ đối tác, gắn bó lâu dài, có sự bình đẳng giữa các bên tham gia hợp đồng; quyền lợi, nghĩa vụ được phân bổ tương ứng với phần tham gia của mỗi bên và rủi ro mà mỗi bên phải chịu.
Luật về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư cần quy định, cụ thể hoá các rủi ro trong việc thực hiện dự án PPP trên nguyên tắc “rủi ro sẽ được phân chia cho bên có khả năng tốt nhất để quản lý rủi ro đó.”
Để việc cơng khai, minh bạch trên nhiều lĩnh vực khơng trở thành hình thức, là việc làm đối phó của các Bộ, ngành, địa phương và các đối tượng cần đáp ứng u cầu cơng khai, minh bạch như lâu nay thì phải có cơ chế giám sát
hiệu quả
Nếu để tình trạng cơng khai hình thức, nửa vời, kiểu cơng khai “một nửa sự thật”, đòi hỏi sự minh bạch, chân xác sẽ khơng bao giờ trở thành sự thật.
Bộ Tài chính cho rằng nguyên tắc phân chia rủi ro là bên nào có khả năng giải quyết rủi ro tốt hơn thì sẽ nhận rủi ro; các rủi ro sẽ được lượng hóa vào dịng tiền của dự án. Trong số các cơng cụ giảm thiểu rủi ro, Bộ Tài chính có đưa ra công cụ về bảo lãnh như bảo lãnh doanh thu tối thiểu, bảo lãnh vốn vay, bảo lãnh tỷ giá/chuyển đổi ngoại hối, bảo lãnh đối với bên thứ ba.