Hội nhập kinh tế

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cách xác định trần nợ công (Trang 46 - 52)

Chương 2 : Kết quả nghiên cứu

2.4. Hội nhập kinh tế

Bên cạnh các yếu tố khiến nợ công tăng cao và đẩy trần nợ cơng cũng được tăng lên, thì việc hội nhập quốc tế, hình thành nên các khối liên minh kinh tế, chính trị, tiền tệ và kí kết các Hiệp định song phương, đa phương đã đem lại nhiều bất ngờ cũng như đưa ra rất nhiều hướng đi trong việc xác định trần nợ công và giải quyết vỡ nợ của những quốc gia khi lâm vào cảnh khủng hoảng nợ cơng.

Theo đó, hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế

Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển.

Đặc biệt, hội nhập kinh tế quốc tế đã gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và tồn cầu. Nó có ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế của một quốc gia, tác động khơng nhỏ đến vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt là các nước đang phát triển nhận được nguồn vốn ODA lớn, hay các chính sách hỗ trợ của các nước trong khối liên minh làm giảm áp lực nợ công và trần nợ cơng.

Có rất nhiều minh chứng thực tế cho thấy tác động của khối liên kết cũng như các hiệp định được kí kết. Đầu tiên phải kể đến:

Khối Liên Minh Châu Âu (EU) và cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp năm 2008

Điều đầu tiên, khi tham gia vào khu vực đồng tiền chung châu Âu, các nước sẽ được quy định hạn mức trần nợ công áp dụng chung cho tất cả các nước trong

khối là dưới 60% GDP, thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP. Quy định này là bắt buộc cho tất cả các nước thành viên và phải cố gắng để duy trì được điều này.

Hy Lạp là một trong các thành viên của khối liên minh EU xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công năm 2012. Đứng trước nguy cơ nợ công cao ngất ngưởng:

Tỷ lệ nợ công/GDP: 173,8%

Các nhà lãnh đạo EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ra tay cứu giúp Hy Lạp, tránh cho nước này vỡ nợ. Họ cơng bố gói cứu trợ kỳ hạn 3 năm trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Ngoài ra, IMF cho Hy Lạp vay thêm 3,3 tỷ USD, nâng tổng giá trị các khoản vay khẩn cấp mà IMF dành để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của nước này lên 13,98 tỷ USD.

Tình hình sau đó khơng có gì khởi sắc, Hy Lạp khơng có hy vọng gì trả được số nợ của mình vào 2013.

Tháng 3/2012, các chủ nợ tư nhân đồng ý hoán đổi 85% nợ cho Hy Lạp, giúp cắt giảm khoảng 100 tỷ EUR nợ khỏi nghĩa vụ nợ của quốc gia này. Ngay lập tức, ngày 9/3, Fitch và Moody’s đồng loạt tuyên bố Hy Lạp đã vỡ nợ. Trước đó, vào ngày 28/2, Athens cũng bị một hãng định mức tín nhiệm hàng đầu khác là S& P xem là đã vỡ nợ một phần

Kể từ khi tuyên bố mất khả năng trả nợ cho IMF, Hy Lạp buộc phải chấp nhận chính sách thắt lưng buộc bụng để đổi lấy gói cứu trợ tài chính 320 tỷ USD. Tuy nhiên,Hy Lạp khơng hề tun bố vỡ nợ. Vậy tại sao lại như vậy?

Hy Lạp đến cuộc họp với lãnh đạo Liên Minh Châu Âu và IMF mà khơng có phương án trả nợ hợp lý nào cũng như kiên quyết không chấp nhận những điều kiện “thắt lưng buộc bụng” mà EU đưa ra. Tóm lại là, khơng khác gì muốn được hỗ trợ vơ điều kiện.

Tại sao Hy Lạp “ăn vạ” như vậy nhưng EU và IMF vẫn cố gắng tìm cách cứu Hy Lạp – khơng để nước này bị vỡ nợ và phải rời khỏi Liên Minh Châu Âu EU?

Bởi vì để Hy Lạp rời khỏi EU sẽ có những hậu quả “ khơn lường”. Chính quyền Hy Lạp có vẻ nắm rất rõ những “điểm yếu” này của EU và tận dụng triệt để chúng nhằm đạt được mục tiêu của mình.

- Đối với Hy Lạp: Tình huống xấu nhất là phá sản và rút khỏi EU

Lúc này có thể Hy Lạp sẽ quay về với đồng tiền cũ của mình – đồng Drachma (hay cũng có thể sẽ là một đồng tiền mới được đặt tên ABC gì gì đó). Lúc này trong ngắn hạn Hy Lạp sẽ có rất nhiều khó khăn,

Tiền sẽ được rút ồ ạt ra khỏi hệ thống ngân hàng khiến cho hệ thống ngân hàng có khả năng sụp đổ – (Hy Lạp có thể tìm cách ngăn chặn việc này xảy ra bằng luật pháp ).

Lạm phát tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ… Uy tín quốc gia giảm sút …

Tuy nhiên nếu rời khỏi EU Hy Lạp sẽ giành lại một quyền quan trọng của họ mà khi gia nhập EU họ đã mất quyền này đó là “quyền in Tiền”. Cùng với việc vận hành những chính sách tài khóa, tiền tệ và thúc đẩy phát tiển kinh tế,theo thời gian Hy Lạp được hưởng lợi khi có một tỷ giá hối đối cạnh tranh và sẽ dần khơi phục lại – cái giá phải trả có thể rất đắt với chính quyền và chất lượng đời sống của người dân hiện tại.

- Đối với EU:

Thứ nhất Hy Lạp rời khỏi EU sẽ giống như hiệu ứng domino, về dài hạn có thể khiến liên minh Châu Âu tan rã – bởi các nước tương tự Hy Lạp trong EU

khơng ít (ví dụ như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha …). EU tan rã đồng nghĩa với đồng tiền chung Châu Âu sụp đổ.

Nền kinh tế Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và nghiêm trọng, dịng vốn đầu tư có thể rút chạy do tính bất ổn tăng, lãi suất cho vay theo đó sẽ tăng lên, tăng trưởng giảm sút…

Khi đồng tiền này sụp đổ, thương mại của tất cả các nước có liên quan đều sẽ rơi vào tình trạng khó khăn. Điều này gần như đồng nghĩa với việc thương mại toàn cầu sẽ ngừng trệ và hồn tồn có thể Kéo theo đó là một cuộc Đại khủng hoảng tồn thế giới. – Với rủi ro này không chỉ Pháp, Đức mà có lẽ cả Mỹ cũng khơng hy vọng Hy Lạp rời EU.

Đấy mới chỉ là những ảnh hưởng về kinh tế. Đáng lo hơn là ảnh hưởng về chính trị kéo theo. Có thể là biểu tình, là bạo động …

Với những nguy cơ tiềm ẩn trên, Có lẽ Hy Lạp tin rằng EU và Mỹ sẽ không dám mạo hiểm để nước này rời khỏi Liên Minh Châu Âu khi chưa có một kịch bản hồn hảo. Và họ hồn tồn có cơ sở để tiếp tục làm “Chí Phèo” cấp quốc gia.

Ngày 2/5/2017, Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để đổi lấy gói cứu trợ tài chính thứ 3 cho quốc gia này

Sau khi Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ đạt được thỏa thuận sơ bộ về các biện pháp cải cách mới, IMF khẳng định châu Âu cần cung cấp các biện pháp xóa nợ "đáng tin cậy" cho Hy Lạp trước khi tổ chức này có thể hỗ trợ tài chính thêm cho Athens. Trước mắt Thế bế tắc trong vấn đề nợ công cuả Hy Lạp đã được phá vỡ.

Qua phân tích trên có thể thấy, ảnh hưởng của khối liên minh khu vực là rất lớn. Khi một nước thành viên gặp khó khăn, tỷ lệ nợ ở mức cao, vượt ngưỡng trần cho phép nhưng vẫn không tuyên bố vỡ nợ để tránh những ảnh hưởng tiêu cực hơn. Chính vì vậy, ngưỡng trần nợ vẫn được đảm bảo an toàn.

Nguồn vốn vay ODA

Khi hội nhập giữa các nước trở nên sâu rộng hơn, ODA là một hình thức tài trợ vốn cho những nước đang phát triển mang lại nhiều lợi ích. ODA là nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngồi, gọi là vốn “Hỗ trợ phát triển chính thức" (ODA là viết tắt của cụm từ Official Development Assistance)

Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.

Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.

Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

Với đặc thù về tính ưu đãi nên ODA cịn được gọi là "viện trợ ODA" (nước viện trợ ODA-nước nhận viện trợ ODA), nhưng suy cho cùng, ODA cũng là một hình thức đầu tư nước ngồi.

Tuy nhiên vốn đầu tư nước ngồi ODA có rất nhiều ưu điểm bởi: - Lãi suất thấp (thường dưới 3%/năm, trung bình từ 1-2%/năm)

- Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn vay dài (thường từ 25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn vay 8-10 năm)

- Trong nguồn vốn ODA ln có một phần viện trợ khơng hồn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.

Chính những nguồn vốn khơng hồn lại, lãi suất thậm chí là 0% đã giúp cho các nước đi vay giảm thiểu được áp lực trả nợ, chủ động và quyết định hơn trong việc đi vay vốn nước ngoài để kịp thời phát triển và tăng trưởng kinh tế. Từ đó tỷ lệ nợ cơng sẽ có su hướng khơng tăng hoặc tăng rất ít, trần nợ cơng được an tồn.

Có thể lấy ví dụ một số nguồn vốn ODA hỗ trợ Việt Nam:

- Vốn ODA của Nhật Bản:

Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam, ông Fujita Yasuo cho biết, trong năm tài khóa 2016, tổng vốn vay Nhật Bản cam kết cung cấp cho Việt Nam là 187,1 tỷ yên. Số vốn giải ngân là 175,6 tỷ yên. Trong năm tài khóa 2017, nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam là 130 tỷ yên (gần 1,2 tỷ USD)

Không chỉ là một trong những nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam năm 1992, Nhật Bản cũng ln là nhà tài trợ lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam, đóng góp đáng kể vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tính đến nay, tài trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã đạt con số khoảng 2.600 tỷ yên.

Hầu hết các cơng trình hạ tầng giao thơng lớn của Việt Nam đều có vốn ODA của Nhật Bản như cầu Cần Thơ, đường 5, cầu Nhật Tân, đại lộ Võ Nguyên Giáp, Cảng hàng không Nội Bài giai đoạn 2…. Nguồn vốn này đã và đang trở thành nguồn lực tài chính quan trọng để đầu tư phát triển các lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giúp Việt Nam giảm được áp lực nợ công , đảm bảo mức trần nợ công.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cách xác định trần nợ công (Trang 46 - 52)