CHƯƠNG II : THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN
3.1. Cơ sở đề xuất
Như vậy, nhóm 1 đã đưa ra cái nhìn tổng quan về cơng bố thơng tin và tình hình
thực tiễn của việc cơng bố thơng tin ở Việt Nam. Có thể thấy, việc áp dụng các yêu cầu của TFA vào thực tế nước ta vẫn cịn nhiều điểm hạn chế, chưa được tồn diện và triệt để. Do đó, chúng em mong muốn đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hồn thiện hơn nữa tình trạng cơng bố thơng tin liên quan đến hoạt động thương mại của nước ta.
Căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011 – 2020 (văn kiện Đại
hội XI của Đảng) nêu rõ: “…Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài
chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao…”
Căn cứ vào mục 1.4 phần 1 Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát,
bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, chương II Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2019 của Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 do Chính phủ ban hành ngày
01/01/2019 đặt ra định hướng: “…Xây dựng, trình Bộ Chính trị Đề án và thực hiện
đồng bộ các giải pháp để phát triển bứt phá thị trường trong nước; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tạo thuận lợi thương mại…”
Điều này cho thấy việc chủ động hội nhập, phát triển thương mại thực sự trở thành mục tiêu hàng đầu trên con đường thúc đẩy kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bên cạnh đó, để rút ngắn và tạo động lực cho quá trình phát triển của thương mại thì nên và cần phải cung cấp những điều kiện thuận lợi tối đa cho các hoạt động thương mại và các chủ thể kinh tế tham gia các hoạt động ấy.
Căn cứ vào Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/5/2016
cường cung cấp, phổ biến thông tin và các hướng dẫn thực thi cam kết trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế (ASEAN, WTO, APEC, ASEM,…) và các hiệp định kinh tế - thương mại, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”
là bằng chứng chứng tỏ chính phủ nước ta rất coi trọng vai trò của các hiệp định quốc tế và mong muốn áp dụng ngày càng rộng rãi các hiệp định này vào tình hình thực tế ở Việt Nam để tạo ra môi trường kinh doanh đạt chuẩn quốc tế.
Căn cứ vào khung pháp lý của việc công bố thông tin liên quan đến hoạt động thương mại với các thông tư, nghị định, quyết định như đã trình bày ở nội dung 2.1 để khơng làm trái các quy định pháp luật.
Căn cứ vào thực tiễn công bố thông tin ở Việt Nam như đã trình bày ở nội dung 2.2 với các case study thực tế về hoạt động công bố thông tin được thực hiện qua các văn bản giấy và điện tử, các trang giải đáp online tại Việt Nam.
Căn cứ vào Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 yêu cầu “…công bố công khai đầy đủ trên
trang thông tin điện tử của bộ quản lý chuyên ngành về danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành đã cắt giảm trong quý I năm 2019. Trước tháng 6 năm 2019, hồn thành rà sốt, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành và thực hiện việc công khai đầy đủ danh mục này…” cho
thấy tính cấp thiết của một hệ thống thơng tin minh bạch, đơn giản và hiệu quả.
Căn cứ vào những kiến thức chuyên ngành Xuất nhập khẩu nói chung và những kiến thức liên quan đến bộ môn Nghiệp vụ hải quan đã được học ở trường Đại học ngoại thương nói riêng cùng với những tìm hiểu của nhóm về đề tài nghiên cứu.
Nhóm chúng em xin đưa ra một số đề xuất đối với hiện trạng công bố thông tin ở Việt Nam như sau.