Một số đề xuất của nhóm thực hiện

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) mục 1 điều 1 – CÔNG bố THÔNG TIN TRONG HIỆP ĐỊNH THUẬN lợi hóa THƯƠNG mại TFA (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG II : THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN

3.2. Một số đề xuất của nhóm thực hiện

- Hồn thiện các quy định pháp luật về cơng bố thơng tin

Luật pháp đóng vai trị then chốt trong việc quy định các tiêu chuẩn, chất lượng và thời gian công bố thông tin của Doanh nghiệp. Đối với nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, cần quy định thời hạn phù hợp cho việc công bố thông tin các báo cáo tài chính hợp nhất/tổng hợp, báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp đặc thù, thời hạn cơng bố giải trình ý kiến ngoại trừ, lưu ý của kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm… Cần hồn thiện các quy định về pháp luật có liên quan đến xuất nhập khẩu và quá cảnh, nhằm nâng cao hiệu quả cũng như tính minh bạch của báo cáo. Đây là điều cần thiết nhằm nâng cao chất lượng báo cáo theo chuẩn mực quốc tế, từ đó giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy sự dịch chuyển, trao trả và giải tỏa hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa q cảnh).

- Hồn thiện phương tiện công bố thông tin

Tại Việt Nam hiện nay, công ty đại chúng thực hiện cơ chế công bố thông tin trực tiếp thông qua website. Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hiện đại và hiện chưa có một Trung tâm dữ liệu lưu trữ thơng tin cơng bố. Chính vì vậy, cơ quan quản lý thị trường cần xây dựng một Trung tâm lưu trữ thông tin công bố, phục vụ cho công tác giám sát thị trường hiệu quả hơn.

Ngồi ra, cần khuyến khích hoạt động của các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, nhất là khi thị trường ngày càng phát triển. Trên thị trường thương mại Mỹ, đội ngũ các hãng thông tin chuyên nghiệp phát triển khá hùng hậu sẽ giúp doanh nghiệp cơng bố thơng tin một cách chính xác, minh bạch, hợp pháp và đúng với thời gian quy định. Tại Việt Nam, việc cơng bố và quản lí thơng tin chưa được hồn thiện, vì vậy tăng cường và trau dồi kỹ thuật công bố thông tin là rất cần thiết cho doanh nghiệp cũng như cho cả nền kinh tế, do đó việc phát triển hãng cung cấp thơng tin chuyên nghiệp sẽ là nhu cầu tất yếu trong tương lai.

- Rà soát các quy định CBTT định kỳ

Rà sốt các quy định CBTT định kỳ, thơng tin bất thường, thông tin theo yêu cầu tránh cơng ty đại chúng bỏ sót nghĩa vụ CBTT. Đồng thời, nghiên cứu các quy định

về đảm bảo tính kịp thời về thời hạn công bố các loại thông tin của công ty đại chúng trên thị trường thương mại của các nước.

Hoàn thiện quy định pháp luật về CBTT theo hướng dễ hiểu, đơn giản trong việc áp dụng và thực thi. Cần có quy định rõ các khái niệm về người có liên quan và quy định về nhóm người có liên quan, trách nhiệm CBTT đối với cổ đông lớn sở hữu từ 5% trở lên đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư; nhóm người có liên quan và người nội bộ công ty; quy định tiêu chuẩn CBTT theo nhóm cơng ty dựa trên quy mơ vốn và tính đại chúng.

- Yêu cầu cải cách thủ tục liên quan đến thương mại tại biên giới

Hiện nay, thủ tục hải quan tại biên giới vẫn chưa được cải tiến hiện đại, cịn nhiều hạn chế về mặt cơng nghệ, kỹ thuật, thủ tục hành chính dài dịng. Bởi vậy, nhà nước cần huy động vốn và nhân sự của cơ quan hải quan và cả sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành để tăng cường hiệu quả quản lý, thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại.

- Cải tiến trình độ cơng nghệ để theo kịp yêu cầu đổi mới và cải cách theo nội dung TFA

Việt Nam cần xây dựng cho mình một trang điện tử giúp công bố và cung cấp các thông tin (tương tự như website của tổng cục Hải quan nhưng chuyên biệt và đa dạng hơn). Việc xây dựng trang web này không chỉ đáp ứng các cam kết của Việt Nam tại Hiệp định TFA mà cịn là cơng cụ hữu hiệu tạo thuận lợi hơn nữa cho các bên có liên quan đến hoạt động XNK và quá cảnh với Việt Nam. Đồng thời, còn là một cơng cụ để minh bạch hóa chính sách, như tại các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và cũng theo kịp xu thế của Hải quan thế giới - Hải quan kỹ thuật số 2016. Hiện nay, Hải quan Việt Nam đã bắt đầu tiến hành cách dự án phần mềm khai báo thông tin, kiểm tra, tìm kiếm và thực hiện các thủ tục thương mại tại biên giới, chi cục cũng như tổng cục bằng phần mềm, giúp giảm khối lượng và rút ngắn thời gian tiến hành thủ tục hành chính cho cả phía bên hải quan và doanh nghiệp.

- Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia

Tổng cục hải quan cần thúc đẩy việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia nhằm tối ưu hóa các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; đẩy mạnh áp

dụng quản lý rủi ro; thu hẹp danh mục phải kiểm tra chuyên ngành, chuyển từ kiểm tra trước thông quan sang sau thơng quan, chấm dứt tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành.

- Thành lập đội ngũ hotline hỗ trợ doanh nghiệp

Tổng cục hải quan và các đơn vị địa phương cần thành lập bộ phận hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, quy trình thủ tục liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực hải quan. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt các thủ tục trong cơng bố thơng tin một cách chính xác, hợp lệ và phù hợp với thời gian quy định.

- Nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin

Mỗi nhà đầu tư có thể tìm kiếm, thơng tin của cơng ty đại chúng trước khi quyết định đầu tư hoặc kiểm sốt hoạt động đầu tư của mình qua rất nhiều các kênh phương tiện. Đồng thời, bản thân mỗi nhà đầu tư cũng cần thường xuyên tìm hiểu và cập nhật thông tin thị trường để tự bảo vệ quyền lợi ích của mình cũng như nhanh chóng tiếp cận được các thông tin mới nhất của thị trường, từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn, hiệu quả nhất.

Hoạt động CBTT của cơng ty đại chúng có vị thế quan trọng trên thị trường và có ảnh hưởng rất lớn tới các chủ thể khác tham gia thị trường, đặc biệt là nhà đầu tư. Nhằm thúc đẩy thị trường thương mại Việt Nam phát triển bền vững, khách quan, pháp luật liên quan đến hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên thị trường cũng cần khơng ngừng được hồn thiện để phù hợp với từng giai đoạn, nhằm hướng tới xây dựng thị trường thương mại Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

KẾT LUẬN

Hiệp định thuận lợi hóa thương mại WTO là một bước tiến giúp Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới dễ dàng hơn, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và ổn định. Đối với Việt Nam, những nội dung trong TFA hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan mà Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hơn thế nữa, TFA còn đặt ra các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, thống nhất, kèm theo các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực thi. Vì vậy, TFA có thể là động lực cộng hưởng có ý nghĩa và là thước đo khách quan cho quá trình cải cách tự thân này của Việt Nam.

Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ TFA, bởi hiện tại thủ tục hải quan đang là một trong những vấn đề gây nhiều cản trở nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình xuất - nhập khẩu.

Qua bài tiểu luận của nhóm, có thể thấy rằng, công bố thông tin liên quan đến hoạt động thương mại là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt là với Việt Nam - đất nước có lợi thế trong ngành xuất - nhập khẩu. Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện việc công bố thông tin ngày càng được nâng cao và cải thiện, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, việc thực hiện cơng bố thơng tin cũng cịn một số khuyết điểm cần cải thiện và khắc phục ở cả phía doanh nghiệp và hải quan trong những năm tiếp theo, giúp thương mại diễn ra thuận lợi nhất.

Hy vọng rằng, với sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực công và tư như vậy, TFA sẽ là một sức ép, một cú hích thực sự cho việc cải cách thủ tục hải quan triệt để của Việt Nam, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hiệu quả các lợi ích từ thương mại quốc tế, đặc biệt từ các cam kết mở cửa thương mại tự do sắp tới.

Trên đây là những tìm hiểu và phân tích của nhóm 1 về mục 1 điều 1 Công bố thông tin trong TFA. Trong khuôn khổ kiến thức và thời gian hạn chế, nhóm rất mong nhận được những đóng góp để hồn thiện hơn bài tiểu luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của WTO

2. Website của Tổng cục hải quan Việt Nam

www.customs.gov.vn

3. Website Thế giới luật, trích từ

https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/hiep-dinh-tao-thuan-loi-thuong-mai-cua- wto-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam-5974/

4. Website VCI Legal, trích từ

http://www.vci-legal.com/vi/2018/01/trade-facilitation-agreement/ 5. Bài viết của Thư viện pháp luật Việt Nam, trích từ

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Quyet-dinh-3055-QD-TCHQ- nam-2012-thong-ke-nha-nuoc-ve-hai-quan-hang-hoa-xuat-nhap-khau-228495.aspx 6. Bài viết của Tạp chí Tài chính, trích từ

http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/chinh-sach-moi/quy-dinh-moi-ve-cong- bo-thong-tin-thong-ke-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-xuat-khau-nhap-khau- 40533.html 7. Cổng báo Chính phủ, trích từ http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-51-2018-nd-cp-26276? cbid=22054

8. Bài viết của VNExpress, trích từ

https://vnexpress.net/kinh-doanh/thuan-loi-hoa-thuong-mai-tu-bao-lanh-thong- quan-3807531.html

9. Văn kiện Đại hội XI của Đảng

10.Nghị quyết số 35/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 16/05/2016 11.Nghị quyết số 01 và 02/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/01/2019

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) mục 1 điều 1 – CÔNG bố THÔNG TIN TRONG HIỆP ĐỊNH THUẬN lợi hóa THƯƠNG mại TFA (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)