Chính sách đối ngoại

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành du lịch việt nam (Trang 26 - 27)

2.4. Đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước hướng đến tăng

2.4.1. Chính sách đối ngoại

Kể từ năm 1991 đến nay, hoạt động đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện trên cả 4 mặt:

- Thứ nhất: Tạo dựng và củng cố mơi trường hịa bình, ổn định cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở củng cố và thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực cực kỳ quan trọng với việc thực hiện nhiệm vụ này.

- Thứ 2: Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi góp phần vào cơng cuộc phát triển đất nước, mở rộng hợp tác kinh tế. Nhờ thực hiện chính sách này, Việt Nam đã mở rộng và đa dạng hóa thị trường thúc đẩy quan hệ thương mại song phương với hơn 130 nước và vùng lãnh thổ. Sau hơn 30 năm đón vốn FDI, 63 tỉnh, thành phố của cả nước thu hút gần 26500 dự án FDI của 129 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 344 tỷ USD.

- Thứ 4: Tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ.

Khơng chỉ tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại này, nhiệm vụ hoạt động đối ngoại trong thời gian tới cịn là tiếp tục tạo mơi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xét trong lĩnh vực du lịch, chính sách đối ngoại trên đã có ảnh hưởng như nào đến tăng trưởng của ngành? Chính sách đối ngoại nêu trên của Đảng và Nhà nước đã tạo ra một bầu khơng khí hịa bình, thân thiện với các nước trên thế giới. Đây chính là điều kiện lơi kéo khách du lịch đến với Việt Nam. Ngoài ra, lời cam kết đối với các nhà đầu tư của chính phủ và nhà nước tạo niềm tin cho ngày càng nhiều các nhà đầu tư đến Việt Nam, ngay cả khi họ vừa dời các điểm đầu tư trong khu vực. Việc mở rộng quan hệ với nhiều nước giúp Việt nam tìm kiếm được nhiều quan hệ song phương, đa phương, tạo điều kiện ký kết các điều khoản, quy định có lợi cho du lịch như vấn đề xuất nhập cảnh, lệ phí… tạo điều kiện thuận lợi, là động lực để tăng trưởng ngành du lịch.

Bên cạnh đó, việc đăng cai tổ chức các hội nghị mang tầm cỡ khu vực hay quốc tế, tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế, thể thao quan trọng đã tạo cơ hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với du khách quốc tế. Một ví dụ gần đây và tiêu biểu nhất phải kể đến đó là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 được tổ chức tại Hà Nội. Khi thông tin này được đưa ra không chỉ khiến riêng người dân Việt Nam nóng lịng chờ đón mà gần như cả thế giới cùng hướng về Việt Nam. Hàng nghìn phóng viên của các hãng thông tấn lớn trên thế giới đã lên đường đến đất nước hình chữ S xinh đẹp để truyền thơng về sự kiện. Khoảng 3.000 phóng viên báo chí quốc tế sẽ đến Việt Nam để đưa tin về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Đây được coi là cơ hội vàng, cơ hội lịch sử quảng bá du lịch Việt Nam. Trong số 3000 phóng viên đến Việt Nam đưa tin lần này, có trên dưới 50% là các phóng viên đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,.. Đây cũng chính là thị trường du lịch trọng điểm Việt Nam đang hướng tới (năm 2018, Trung Quốc dẫn đầu về lượng khách đến Việt Nam với 4.966.468 lượt khách, Hàn Quốc xếp thứ 3 với 3.485.406 lượt khách, Mỹ xếp thứ 10 với 698.266 lượt khách,..) các thị trường này chiếm 70% lượng khách quốc tế vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành du lịch việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)