Hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành du lịch việt nam (Trang 27 - 31)

2.4. Đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước hướng đến tăng

2.4.2. Hệ thống pháp luật

Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế then chốt của đất nước và tăng trưởng phát triển du lịch là định hướng chiến lược trong nền kinh tế-xã hội của đất nước. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 103 về Chương trình hành

động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Nghị quyết này đã tạo ra được động lực, tạo ra sự lan tỏa trong nâng cao nhận thức trong chỉ đạo hành động việc ban hành những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy cho sự tăng trưởng, phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

Trong lĩnh vực du lịch, để góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành qua từng năm, Nhà nước và các cơ quan pháp luật vẫn đang khơng ngừng nâng cao, bổ sung, hồn thiện hệ thống văn bản luật và các quy định cho sự phát triển của nó. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung các điều luật, điều khoản, đến năm 2017, về cơ bản, Luật du lịch 2017 đã giải quyết được khá nhiều vấn đề bất cập còn tồn tại trước đấy làm cản trở đi phần nào tăng trưởng ngành. Một trong những quan điểm xuyên suốt của Luật Du lịch 2017 là lấy khách du lịch làm trung tâm của mọi hoạt động du lịch. Nhiều nội dung liên quan như quy định về quản lý khu, điểm du lịch, kinh doanh dịch vụ lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác đều đã được điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm an ninh, an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch tham quan, du lịch.

Bên cạnh rất nhiều những điều luật được đưa ra và thực thi để thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch thì khơng thể khơng kể đến điểm sáng về vấn đề hộ chiếu, thị thực. Thị thực Việt Nam là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngồi nhập cảnh Việt Nam. Cơng dân Việt Nam mang hộ chiếu Việt Nam không cần thị thực để ra vào lãnh thổ Việt Nam. Công dân nước ngồi đến Việt Nam phải có thị thực hợp lệ được cấp bởi một trong các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh trừ khi họ đến từ một trong những nước được miễn thị thực. Chính sách thị thực của Việt Nam do Chính phủ quy định dựa trên Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Namdo Quốc hội ban hành. Hiện nay chính phủ Việt Nam miễn thị thực (visa) cho công dân 24 nước, trong đó miễn visa đơn phương cho cơng dân 15 nước bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga, Belarus, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy...Đồng thời, miễn visa song phương với 9 nước trong khối ASEAN: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan... Để lấy ví dụ về sự tăng trưởng du lịch nhờ nhân tố này, điểm sáng không thể không nhắc đến là việc tiếp tục miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam đến hết năm 2020 cho 5 nước Tây Âu là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy. Năm 2017, du lịch Việt Nam lập kỷ lục khi lần đầu tiên cán mốc 12,9 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng trưởng gần 30%.

Trước đó, ngành du lịch đã nhiều lần chứng kiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng vọt nhờ áp dụng các chính sách miễn visa. Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Kể từ 01/7/2004, khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông nước này, lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng gần 3 lần, từ 267.000 lượt năm 2004 lên đến gần 800.000 lượt vào năm 2017. Hiện Nhật Bản đứng thứ 3 trong các thị trường gửi khách đến Việt Nam. Lượng du khách Hàn Quốc đến Việt Nam cũng đã tăng hơn 10 lần, từ 233.000 lượt năm 2004 lên hơn 2,4 triệu lượt vào năm 2017, kể từ thời điểm công dân nước này được miễn visa vào Việt Nam (từ ngày 01/7/2004). Tương tự, du lịch Việt Nam cũng chứng kiến lượng khách quốc tế tăng đột biến kể từ sau khi áp dụng chính sách miễn thị thực cho công dân các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển vào năm 2005 và Nga vào năm 2009.

Tuy nhiên, khi nhắc đến một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột phá này, không thể không kể đến việc Chính phủ tiếp tục miễn visa cho 5 nước Tây Âu và triển khai chính sách visa điện tử. Có thể nói, chính sách miễn visa cho 5 quốc gia Tây Âu giống như "cây đũa thần" khiến cho du lịch Việt Nam khởi sắc rõ rệt sau giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng về lượng khách quốc tế năm 2014 và nửa đầu năm 2015.

Quốc gia 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 Anh Quốc 298.114 283.537 254.841 212.798 202.256 184.663 170.346 Pháp 279.659 255.369 240.808 211.636 213.745 209.946 219.721 Đức 213.986 199.872 176.015 149.079 142.345 97.673 106.068 Tây Ban Nha 77.071 69.528 57.957 44.932 40.716 33.183 31.305 Ý 65.562 58.041 51.265 40.291 36.427 32.143 31.337 Tổng 934.392 866.374 780.886 658.736 635.489 557.608 558.777

Bảng thống kê lượng khách quốc tế từ 5 nước Tây Âu đến Việt Nam từ năm 2012-2018 (Lượt khách)

Ngay sau năm đầu tiên áp dụng chính sách này (1/7/2016), lượng khách quốc tế đến từ 5 nước Tây Âu đã có sự tăng lên đáng kể. Từ năm 2015, tổng lượng khách quốc tế đến từ 5 nước Tây Âu mới chỉ đạt đến 658.736 lượt khách, so với năm 2014 thì số lượt khách

tăng cịn rất ít chỉ khoảng hơn 23.000, tốc độ tăng trưởng trong lượng khách quốc tế đến từ 5 quốc gia này chỉ xấp sỉ 3,7%. Tuy nhiên, đến năm 2016, sự tăng trưởng trong lượng khách này đã tăng lên đáng kể. Năm 2016, theo thống kê ghi lại, số khách đến từ 5 quốc gia Tây Âu đạt đến 780.886 lượt, tăng hơn 122.000 lượt và tăng 18,5%. Đến hết năm 2018, Việt Nam đã tiếp nhận gần 1.000.000 lượt khách quốc tế đến từ những nước trên, so với khi luật miễn thị thực còn chưa được áp dụng là năm 2015 đã tăng lên gần 300.000 lượt khách trong năm, tăng trưởng xấp xỉ 42% so với thời điểm đó. Hiện nay, ngồi việc khơng ngừng nâng cao lượng khách quốc tế đến Việt Nam, năm 2018, nhiều nhiệm vụ quan trọng đã được ngành Du lịch thực hiện thành công như triển khai các giải pháp duy trì tốc độ tăng trưởng khách du lịch, Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ các đề án: Cơ cấu lại ngành Du lịch; Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; Ứng dụng tổng thể công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; Nâng cao hiệu quả trong quảng bá, xúc tiến du lịch...

Chúng ta chứng kiến một năm du lịch với rất nhiều dự án có quy mơ lớn, nghỉ dưỡng chất lượng cao được đưa vào sử dụng. Điều này làm tăng thêm nội lực của điểm đến trong khả năng tiếp nhận, phục vụ khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa và sự phát triển của các doanh nghiệp cùng các địa bàn động lực đã thực sự tạo ra tác động lan tỏa, định vị được hình ảnh điểm đến chung cho du lịch Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu, các yếu tố giúp tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho du lịch trong năm vừa qua một phần không nhỏ là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước dù rất khó khăn nhưng cũng cố gắng xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ, thúc đẩy du lịch phát triển. Ngoài ra, trong việc tăng trưởng khách khơng thể khơng nói đến cơng tác xúc tiến du lịch. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã thực hiện công tác này một cách bền bỉ và cho đến bây giờ kết quả của những xúc tiến đó mới có thể nhìn thấy nhiều hiệu quả rõ rệt.

CHƯƠNG 3:

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành du lịch việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)