.4 Đánh giá về kết quả vụ kiện

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NHÃN HIỆU màu sắc NHÌN từ vụ TRANH CHẤP GIỮA CHRISTIAN LOUBOUTIN và YSL, LIÊN hệ với VIỆC bảo hộ NHÃN HIỆU màu sắc ở VIỆT NAM TRONG bối CẢNH GIA NHẬP TPP (Trang 26 - 33)

II.4.1. Nhìn từ góc độ luật pháp

Nhận thấy nhãn hiệu “đế đỏ” được chỉ định đăng ký tại Hoa Kỳ, và vụ tranh chấp xảy cũng trên lãnh thổ Hoa Kỳ, vậy nên, để giải quyết vụ việc thì điều trước tiên và tiên quyết là đặt vụ việc trong mối tương quan với các quy định pháp lý hiện hành tại Hoa Kỳ thời điểm đó.

Luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ cho các sản phẩm trí tuệ thơng qua ba con đường chính: - Luật Bằng sáng chế bảo vệ phát minh hữu ích.

- Luật bản quyền bảo vệ biểu hiện ban đầu (cho dù trong in ấn, âm nhạc, video hoặc các phương tiện khác).

- Luật về nhãn hiệu bảo vệ khả năng thu về lợi ích từ danh tiếng về chất lượng bằng cách xây dựng thương hiệu sản phẩm của công ty.

Tranh chấp giữa Louboutin và YSL trong vụ kiện “giày đế đỏ” được điều chỉnh trực tiếp bởi luật thương hiệu.

Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ được điều chỉnh bằng đạo luật Lanham. Khác với Việt Nam và Châu Âu, Lanham Act định nghĩa riêng biệt hai loại nhãn hiệu: nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Theo đoạn 1127 Lanham Act, nhãn hiệu hàng hoá được giải thích như sau:

Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà:

(1) được sử dụng bởi một người, hoặc

(2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hố của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hố được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hố thậm chí cả khi khơng xác định được nguồn gốc đó.

Định nghĩa này kết hợp hai chức năng khác nhau của nhãn hiệu: thứ nhất, chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá, và thứ hai, phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác. Hoa Kỳ cũng quy định cho các dấu hiệu dễ dàng nhận ra như từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, khẩu hiệu… là nhãn hiệu theo truyền thống thông thường. Tuy nhiên, dần dần, Hoa Kỳ đã mở rộng bảo vệ các loại nhãn hiệu không dễ dàng được nhận ra, chẳng hạn như hình dạng sản phẩm, màu sắc, âm thanh, mùi thơm…

Mục 1052 đạo luật Lanham quy định một nhãn hiệu sẽ được đăng ký vào Hệ thống đăng ký gốc nếu nó có khả năng phân biệt hàng hố của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác trừ khi nó bị ngăn cấm bởi các quy định của pháp luật: “Khơng có nhãn hiệu nào mà hàng hố của người nộp đơn có khả năng phân biệt hàng hố của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào hệ thống đăng bạ gốc, trừ…”. Như vậy, theo tinh thần của điều luật, bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt khơng rơi vào các trường hợp bị từ chối đều có thể được đăng ký là nhãn hiệu. Nói tóm lại, “khả năng phân biệt” luôn luôn là đặc điểm cơ bản nhất của nhãn hiệu. Bất kỳ dấu hiệu nào không thoả mãn điều kiện này đều không thể được đăng ký là nhãn hiệu.

Quay trở lại với vụ kiện “giày đế đỏ”, chúng ta có thể thấy trong suốt hai mươi năm, Louboutin sơn đế giày phụ nữ cao gót với sơn màu đỏ kết hợp với một độ bóng hồn hảo. Ngay từ khi mở salon bán hàng đầu tiên, Christian Louboutin đã muốn tạo một dấu ấn riêng biệt cho sản phẩm của mình. “Xe Ferrari màu đỏ, túi Hermes màu cam, và giày Christian Louboutin phải có đế đỏ-- màu đỏ sậm nhưng vẫn rất

tươi tắn” Từ đó mọi thiết kế của hãng, dù có đa dạng về kiểu cách, màu sắc đến đâu, thì cũng có chung một đặc điểm: chúng đều có đế màu đỏ - tượng trưng cho nét nồng nàn, quyến rũ và sức mạnh rất riêng của phái đẹp. Ở tuổi 18, Christian Louboutin chính thức thiết kế những đôi giày đầu tiên, làm việc như một nhà thiết kế tự do và đem bán các thiết kế này cho những thương hiệu thời trang nổi tiếng như Chanel hay Yves Saint

Laurent. Vào những năm đầu của thập kỷ 80, Christian Louboutin vẫn chỉ làm việc với mục

đích kiếm sống và thỏa mãn niềm say mê của mình, mà chưa có ý định nghiêm túc với sự nghiệp thiết kế hay mở một cơng ty cho riêng mình.

Ngày nay, các sản phẩm của Louboutin đã nổi tiếng và phủ sóng trên khắp thế giới, các cửa hàng của Louboutin đều lấy màu đỏ làm chủ đạo, được bài trí khác nhau, nhưng đều do đích thân Louboutin thiết kế. Có thể thấy, màu đỏ ln là nguồn cảm hứng bất tận và chủ đạo cho mọi tác phẩm của ông. Louboutin đã tung ra thị trường những mẫu giày với đế đỏ từ năm 1992 và được sử dụng cho tất cả giày của hãng kể từ đó. Những chiếc giày với màu đỏ nổi bật được sơn ở đế đã trở thành đặc điểm nhận dạng của Louboutin trong ý thức của người tiêu dùng, đặc biệt các chị em phụ nữ. Chính vì vậy mà Louboutin đã nhanh tay đăng ký nhãn hiệu “đế đỏ” cho riêng mình và được cấp giấy đăng ký nhãn hiệu của Hoa Kỳ số 3.361.597 vào năm 2008.

Cửa hiệu của Christian Louboutin với sắc đỏ chủ đạo

Khi Yves Saint Laurent cho ra đời 4 mẫu giày platform đơn sắc hoàn toàn màu đỏ, bao gồm cả phần đế, Louboutin đã cáo buộc YSL “vi phạm thương hiệu và cạnh tranh không lành mạnh”, dẫn đến việc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng , gây giảm sút về lợi nhuận và pha loãng thương hiệu đặc biệt của hãng. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng việc nhầm lẫn về nhãn hiệu sẽ ít xảy ra vì hai hãng giày này đều nổi tiếng và có giá của mỗi đơi giày lên tới hàng nghìn đo. Có lẽ khơng ai bỏ ra một khoản tiền lớn để mua một đôi giày mà bị nhầm lẫn một lỗi cơ bản về nhãn hiệu như vậy? Điều này là có lý, nhưng khơng phải ln đùng cho tất cả mọi trường hợp. Mặt khác, dù giày đế đỏ của YSL có thể khơng gây nhầm lẫn nhưng vẫn có thể khiến thương hiệu giày đế đỏ bị “pha lỗng”, làm giảm nét đặc trưng của nhãn hiệu này trong lịng cơng chúng.

Trong khi đó, YSL và các giáo sư chuyên ngành cho rằng những gì mà Christian Louboutin và các lực lượng ủng hộ đang lập luận chống lại chức năng của "Học thuyết về tính thẩm mỹ". Phán quyết của tòa án Quận cũng khẳng định việc khơng nên để bất kì ai trong nền cơng nghiệp sáng tạo như thời trang lại có quyền sử dụng một màu duy nhất làm thương hiệu, nhãn hiệu hàng hố cho riêng mình và điều này sẽ ngăn cản sự cạnh tranh của các thành viên khác.

Xét về việc Louboutin được cấp giấy đăng ký bản quyền cho những chiếc “đế đỏ”: Thứ nhất, chúng được thể hiện dưới một hình thức cụ thể nhất định, đó là chỉ được sơn ở phần đế giày và kết hợp với độ bóng nhất định.

Thứ hai, chúng ta hồn tồn có thể nhận thấy sự khác biệt mà những chiếc “đế đỏ” đã mang lại cho những đôi giày của Louboutin, dường như thiếu chúng thì giày Louboutin sẽ mất

đi tính riêng biệt và giá trị cốt lõi của mình vậy. Rất nhiều người nhận ra giày của hàng Louboutin ngay khi nhìn vào phần đế đỏ của đơi giày. Điều này thỏa mãn “tính phân biệt” mà một nhãn hiệu cần có.

Như vậy việc Louboutin được cấp giấy đăng kí cho những chiếc “đế đỏ” là hồn tồn hợp lý và hợp pháp.

Tuy nhiên, quan điểm và lập luận của tòa án Quận và YSL cũng khơng hẳn là sai khi nói rằng và điều này sẽ ngăn cản sự cạnh tranh của các thành viên khác trong một nền cơng nghiệp đầy tính sáng tạo như thị thường thời trang, thêm vào đó, nó cịn có thể làm chậm q trình sáng tạo và đổi mới. Tuy nhiên, màu đỏ sẽ khơng thể một mình làm nên thương hiệu của Louboutin nếu không được kết hợp với các yếu tố khác như: độ bóng, ví trí sơn, cách sơn thủ cơng...Vì vậy, điểm tạo nên sự khác biệt ở đây không thể tách rời hai phần: đỏ và đế. Phán quyết cuối cùng của tòa phúc thẩm về việc bảo hộ cho phần màu đỏ được sơn ở đế của Louboutin nhưng không chấp nhận mở rộng phạm vi bảo hộ cho màu đỏ được sơn ở các vị trí khác hay tồn bộ chiếc giày là hồn tồn hợp lý và cơng bằng.

II.4.2 Nhìn từ góc độ cơng chúng

Sau cuộc tranh chấp này, nếu nhìn từ góc độ luật pháp cả hai bên đều đã giành phần thắng, YSL nhận được quyền sản xuất những chiếc giày đơn sắc màu đỏ trên thị trường, còn Christian Louboutin giành được sự bảo hộ đối với những chiếc giày đế đỏ tương phản làm nên thương hiệu của mình. Nhưng nếu nhìn từ góc độ cơng chúng, đặc biệt là từ góc độ của những người yêu thời trang, có lẽ đây vẫn chưa phải là phán quyết công bằng cho Christian Louboutin. Điều này được nhận định dựa trên một số quan điểm như sau:

 Vị trí trong lịng cơng chúng

Nếu là một người phụ nữ yêu làm đẹp, hoặc có một sự quan tâm nhất định đến thời trang, chắc chắn rằng chỉ bằng cách nhìn vào đế đỏ của những đôi giày, người ta sẽ nghĩ ngay đến Christian Louboutin. Bởi lẽ trong suốt chiều dài phát triển của thương hiệu này, màu đế đỏ luôn xuất hiện trên tất cả những đôi giày của Christian Louboutin, tạo lên thương hiệu giày đế đỏ trứ danh mà khi tìm kiếm trên bất kì cơng cụ tìm kiếm online nào đều chỉ cho ra một kết quả duy nhất. Đó chính là cách mà thương hiệu này để lại ấn tượng trong lòng khách hàng của họ, giống như hộp đựng trang sức màu xanh ngọc của Tiffany, đường kẻ sọc màu đỏ xen giữa hai đường màu xanh rêu của Gucci, hay sọc caro của Burberry.

Dù YSL có phản bác rằng, họ đã cho ra đời những đôi giày đỏ đơn sắc trong suốt những thập niên 70 – 80s, trước cả Louboutin thì cho đến thời điểm hiện tại, sau gần 40 năm dừng sản xuất loại giày này, thì ấn tượng của cơng chúng về dịng sản phẩm này của YSL gần như bằng 0, và đối với số đông, giày đế đỏ vẫn là đặc trưng của duy nhất thương hiệu Christian Louboutin. Vì vậy, những đơi giày có đế màu đỏ của YSL hồn tồn có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nhất là khi Louboutin cũng từng tung ra những mẫu giày có màu đỏ hồn tồn trước đấy:

 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng của những đôi giày mà hãng làm ra cũng là một phần khơng thể khơng nhắc đến góp phần hình thành lên giá trị của thương hiệu giày đế đỏ: chiều cao gót giày lý tưởng, nhưng đi rất thoải mái, chắc chân, không bị nặng… tất cả là nhờ những chiếc khuôn gỗ cùng bộ đỡ gót giày bằng kim loại. Những chiếc khn gỗ của Christian Louboutin được chính ơng chủ của hãng làm ra, với độ cân bằng, đối xứng tuyệt đối, cùng những tỷ lệ hồn hảo, vừa vặn khn chân người đi. Khn gỗ có thể làm từ nhiều loại gỗ và góp phần quy định giá cả, chất lượng của mỗi đôi giày làm ra. Những chiếc khuôn gỗ của Christian Louboutin thường được làm bằng gỗ sồi lâu năm, loại không chịu tác động mỗi khi thời tiết thay đổi, để đảm bảo dáng và kích cỡ của những chiếc khn ln được giữ nguyên cùng thời gian. Điều quan trọng thứ 2 góp phần làm nên một đơi giày Christian Louboutin tuyệt vời là bộ đỡ bằng kim loại, được gắn trong mỗi chiếc gót của đơi giày, tạo nên sự chắc chắn đến khó tin cho những chiếc gót cao và thanh mảnh đó.Những bộ đỡ này này phải đảm bảo được tính cân bằng trọng lực, để khi những chiếc gót giày được thêm vào, sản phẩm cuối cùng phải đủ vững chắc để nâng đỡ cơ thể người đi, nhưng cũng phải đủ mềm mại, uyển chuyển để giúp phái đẹp tạo dáng.

Cả đơi giày là một cơng trình kiến trúc tuyệt vời, với kết cấu vững chắc và tạo hình dun dáng. Khơng chỉ là những cơng trình kiến trúc thu nhỏ, mỗi một sản phẩm của Christian

Christian Louboutin turbella red Christian Louboutin Daf Booty

Louboutin còn là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế. Những đôi giày đế đỏ này được làm thủ cơng, chủ yếu từ da, nhưng cũng có thể từ những chất liệu khác như vải, da lộn hay chất liệu tổng hợp. Tất cả đều là những chất liệu hàng đầu với mục đích cho ra đời những đơi giày cao cấp nhất. Ở nhiều đơi giày bình thường, để tiết kiệm chất liệu, các mảnh da hoặc vải thường được ghép, nối với nhau và giấu đường may nối ở phần đế giày. Nhưng với Christian Louboutin, các miếng da/vải cắt ra để ốp vào khuôn giày trước khi khâu luôn là một mảnh liền, để đảm bảo độ bền đẹp cho sản phẩm cuối cùng.

Chính việc đưa chất lượng đơi giày lên mức tối ưu của Louboutin đã tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa giày của hãng với những đôi giày khác trên thị trường, và đế đỏ là dấu hiệu hình thức để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết giày của hãng cũng như ngược lại, những chiếc đế màu đỏ là đại diện cho chất lượng của giày Christian Louboutin. Vì vậy, bất cứ đơi giày nào có sử dụng để màu đỏ đều có thể dẫn tới hai hậu quả: Một, gây cho sự nhầm lẫn cho công chúng về thương hiệu; Hai, làm tổn hại đến danh tiếng thương hiệu Christian louboutin trong lịng khách hàng vì sự kém chất lượng so với nguyên gốc.

 Tính biểu tượng

Đế đỏ không chỉ là một nhãn hiệu màu sắc mà cịn mang tính biểu tượng, người ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó qua logo trên card mà cơng ty này phát cho nhân viên:

Có thể thấy rằng Louboutin coi đế đỏ của một nhãn hiệu mạnh mẽ cho thương hiệu của mình, và rằng dù chưa được đăng kí logo nhưng họ tin rằng bất cứ khách hàng hay đối tác nào của họ nhìn thấy biểu tượng này đều có thể liên tưởng tới cơng ty, giống như trái táo cắn dở của Apple hay dấu Swoosh (dấu ngoắc phẩy) của Nike.

Có thể thấy, trong lịng cơng chúng, dù YSL có thể thắng kiện trong lần này nhưng dường như lại là người thất bại trong thực tế bởi lẽ bất cứ ai khi nhìn thấy giày đế đỏ, họ đều lập tức nghĩ ngay đến Louboutin.

III. Liên hệ vấn đề bảo hộ nhãn hiệu màu sắc ở Việt NamII.5 Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu màu sắc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NHÃN HIỆU màu sắc NHÌN từ vụ TRANH CHẤP GIỮA CHRISTIAN LOUBOUTIN và YSL, LIÊN hệ với VIỆC bảo hộ NHÃN HIỆU màu sắc ở VIỆT NAM TRONG bối CẢNH GIA NHẬP TPP (Trang 26 - 33)