Liên hệ vấn đề bảo hộ nhãn hiệu màu sắc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NHÃN HIỆU màu sắc NHÌN từ vụ TRANH CHẤP GIỮA CHRISTIAN LOUBOUTIN và YSL, LIÊN hệ với VIỆC bảo hộ NHÃN HIỆU màu sắc ở VIỆT NAM TRONG bối CẢNH GIA NHẬP TPP (Trang 33)

Quy định về bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cũng như các văn bản hướng dẫn cũng khơng có các quy định cụ thể về phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen- trắng và nhãn hiệu màu, cũng như tương quan giữa một nhãn hiệu đen-trắng và chính nhãn hiệu đó được thể hiện trong dạng màu.

Tuy nhiên, thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho phép một nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng có thể được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau, miễn là vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu và không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký.

Theo diễn giải của Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam và trong thực tế thì việc áp dụng quy định Luật pháp của Việt Nam liên quan đến phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen - trắng có nhiều điểm tương đồng với quy định trong Thông cáo chung của EU ngày 25/04/2014 nêu trên. Tuy vậy, trong Luật Sở hữu trí tuệ cũng như các văn ban dưới luật chưa có những quy định cụ thể trong việc xác định phạm vi bảo hộ cũng như quyền sử dụng liên quan đến nhãn hiệu đen- trắng và nhãn hiệu màu. Điều đó gây khó khăn cho các chủ thể quyền của nhãn hiệu cũng như những bên liên quan trong việc áp dụng luật.

III.1.1. Nhãn hiệu màu sắc đơn khơng có tính phân biệt hàng hóa, dịch vụ

Nhãn hiệu màu sắc được coi là nhãn hiệu thuộc nhóm phi truyền thống. Nhãn hiệu màu có thể chứa một màu duy nhất hoặc kết hợp màu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau.

Hiệp đinh TRIPs của WTO quy định nhãn hiệu có thể là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu đó có thể là hình, chữ, tổ hợp màu sắc hoặc kết hợp các dấu hiệu đó.

Quy định về bảo hộ nhãn hiệu màu được ghi nhận trong luật pháp của hầu hết các quốc gia, nhưng việc đăng ký bảo hộ chúng ở từng quốc gia vẫn có các khác biệt.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) tại Điều 72 quy định một nhãn hiệu được bảo hộ là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng hình, chữ, ba chiều hoặc kết hợp được thể

hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Như vậy có thể thấy quy định pháp luật của Việt Nam chấp nhận việc bảo hộ nhãn hiệu màu theo quy định của TRIPs và trong thực tế Việt Nam đã chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu dạng này từ lâu, ngay từ khi ra đời những văn bản pháp lý bảo hộ nhãn hiệu đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hóa – năm 1982). Tuy vậy, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu màu theo quy định hiện hành cũng như trong thực tế đến nay là:

i) Một nhãn hiệu màu được bảo hộ chỉ khi nó là một dấu hiệu hình, chữ, ba chiều hoặc kết hợp được thể hiện bằng một hoặc một tập hợp màu.

ii) Một màu duy nhất hoặc một tập hợp màu không tạo thành một dấu hiệu xác định thì khơng được bảo hộ như một nhãn hiệu.

Từ trước đến nay nhiều công ty trong nước và nước ngoài đã nộp đơn đăng ký bảo hộ tại Việt Nam các nhãn hiệu chỉ là một màu hoặc kết hợp màu đặc trưng riêng dùng để phân biệt hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường. Màu sắc đó dùng để quảng cáo, bao gói hàng hóa, dùng làm nền cho các sự kiện, hoặc sơn phết các cửa hàng của công ty hay màu trang phục nhân viên… ví dụ:

- Màu xanh ngọc và vàng sáng của Hãng đầu khí BP - Màu tím hoa cà của Hãng sơ cô la Milka

- Màu nâu đỏ cho sản phẩm cà phê Trung Nguyên

Tuy nhiên các màu nói trên đều bị từ chối bảo hộ với tư cách một nhãn hiệu riêng biệt. Trường hợp cụ thể:

Hãng thuốc lá Dunhill (UK) xin đăng ký tại Việt Nam nhãn hiệu là màu đỏ bầm của bao thuốc lá được bán rộng rãi trên thị trường nhiều nước. Nhãn hiệu trên bị từ chối đăng ký bởi các lý do sau:

- Chỉ bản thân màu sắc không thể được coi là một dấu hiệu.

- Số màu sắc tự nhiên là giới hạn, nên không thể tạo độc quyền cho một chủ thể sử dụng một màu mà loại trừ quyền của người khác cùng sử dụng màu đó.

Cơng ty Dunhill đã khiếu nại và đưa ra các chứng cứ chứng minh màu trên đã được hãng sử dụng rộng rãi cho sản phẩm thuốc lá của mình nhiều thập kỷ qua tại nhiều quốc gia trên thế giới, do đó đã đạt được một khả năng phân biệt xác định. Tuy nhiên, cơ quan sở hữu trí tuệ vẫn giữ ngun quyết định của mình.

Do đó, để được bảo hộ màu trên, Cơng ty Dunhill đã xin bảo hộ nhãn hiệu phức hợp là hình chữ nhật có chữ DUNHILL trên nền màu đỏ bầm đặc trưng của hãng. Nhãn hiệu trên được chấp nhận bảo hộ do thỏa mãn tiêu chuẩn: là dấu hiệu hình và chữ được thể hiện bằng một kết hợp màu sắc.

III.1.2. Bảo hộ nhãn hiệu màu sắc theo nhiều hình thức

Bảo hộ nhãn hiệu màu sắc theo nhãn hiệu phức hợp

Từ trường hợp được nêu ra ở trên, một nhãn hiệu màu được bảo hộ chỉ khi nó là một dấu hiệu hình, chữ, ba chiều hoặc kết hợp được thể hiện bằng một hoặc một tập hợp màu. Dunhill đăng ký thành cơng nhãn hiệu phức hợp là hình chữ nhật có chữ DUNHILL trên nền màu đỏ bầm đặc trưng của hãng, nhưng không thể ngăn chặn các tổ chức, cá nhân khác sử dụng màu đỏ bầm đó cho nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình.

Bảo hộ nhãn hiệu màu sắc có khả năng phân biệt qua sử dụng (secondary meaning)

Có một trường hợp đã được ghi nhận ở Ba Lan của hãng Milka đăng ký cho nhãn hiệu màu sắc sản phẩm sơ cơ la nổi tiếng của mình. Việc đăng ký nhãn hiệu đơn màu tại Ba Lan cũng là vấn đề được tranh cãi trong nhiều năm. Và mãi cho đến nay Cục Patent Ba Lan mới chỉ cấp đăng ký duy nhất cho một nhãn hiệu đơn màu, là màu tím hoa cà (lilac) của sản phẩm sơ cơ la nổi tiếng Milka. Quyết định đăng ký nhãn hiệu này được đưa ra sau nhiều năm tranh cãi giữa hãng sản xuất sô cô la Milka và nhà sản xuất sô cô la nổi tiếng Anpin Gold Chocolate (Thụy Sĩ). Việc chấp nhận đăng ký được thông qua sau nhiều cấp xét xử trên cơ sở: Hãng Milka đã sử dụng màu tím hoa cà một cách liên tục, lâu dài và nhất quán cho sản phẩm sô cô la, cùng với các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ đã làm cho màu này đạt được ý nghĩa thứ hai (secondary meaning). Do đó, màu đặc trưng này đã trở thành chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm của Milka.

II.6 Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói chung và màu sắc của nhãn hiệu nói riêng khi tham gia TPP của Việt Nam

III.2.1. Những thay đổi trong quy định về nhãn hiệu khi Việt Nam gia nhập TPP

Nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu mùi hương

Theo Điều 18.18 thì các quốc gia thành viên sẽ khơng được quy định nhãn hiệu bắt buộc phải “nhìn thấy được”, hoặc khơng được từ chối với lý do nhãn hiệu gồm âm thanh, cũng như sẽ ghi nhận việc đăng ký nhãn hiệu mùi. Nhãn hiệu âm thanh thì khơng cịn là điều quá xa lạ trên thế giới, chẳng hạn nhạc chuông huyền thoại của Nokia đã được đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia, hay đoạn nhạc mở đầu của Twenty Century Fox.

Tại Việt Nam thì do quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là “dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc”, chính vì vậy mà nhãn hiệu âm thanh, mùi, chuyển động… đều không đăng ký được tại Việt Nam.

Việc TPP quy định như vậy là một tín hiệu đáng mừng, bởi việc đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam hiện còn khá hẹp, phàn lớn dừng ở loại nhãn hiệu truyền thống như chữ, hình… chứ chưa thật sự mở rộng sang các loại nhãn hiệu “nhìn thấy được” khác như một loại màu sắc cho một loại hàng hóa cụ thể, hay video.

Nhãn hiệu nổi tiếng

Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng là “ nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi ở Việt Nam”, và có 8 tiêu chí được dùng để đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng, quy định tại Điều 75. Tuy vậy từ trước đến nay chỉ có duy nhất 1 lần 1 nhãn hiệu được cơng nhận là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, và là theo phán quyết của tịa án chứ khơng phải Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ tính đến thời điểm này vẫn chưa cơng nhận bất kỳ nhãn hiệu nào là nhãn hiệu nổi tiếng cả, tất cả các nhãn hiệu hiện nay dưới con mắt của Cục đều được đối xử như nhau.

TPP có một điều về nhãn hiệu nổi tiếng (Điều 18.22), theo đó các bên sẽ xem xét nghiên cứu Joint Recommendation Concerning Provisions on the Protection of Well-Known Marks (1999) (dịch nôm là Khuyến nghị chung liên quan đến các điều khoản bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng) của WIPO. Ngồi ra thì INTA – International Trademark Association cũng đang rất quan tâm đến việc ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, và sắp tới họ có thể sẽ triển khai dự án này. Nếu đúng y theo quy định hiện hành của pháp luật thì việc dùng những nhãn hiệu như CocaCola, Nike.. cho những sản phẩm mà không liên quan đến các sản phẩm nhãn hiệu này đã đăng ký (giống ví dụ dưới đây) thì khơng biết khép vào vi phạm gì, bởi nếu bảo là cạnh tranh

khơng lành mạnh thì khơng đúng, vì các nhãn hiệu kia cũng không kinh doanh sản phẩm này để đáp ứng tiêu chí “cạnh tranh”.

Cơng khai trên Internet

Điều 18.9 quy định các Bên sẽ nỗ lực công bố các đơn yêu cầu cấp bằng lên Internet. Đối với các bằng độc quyền đã được cấp, những thông tin cần thiết sẽ được đưa lên Internet, các Bên sẽ (có thể) cho phép chủ đơn thực hiện một số thủ tục điện tử, chẳng hạn như nộp đơn, thông báo kết quả từ chối hoặc hủy bỏ. Hiện Cục cũng đang có database dữ liệu, tuy vậy thường xuyên không truy cập được. Các thông tin được cấp nhật 1 tháng 1 lần, còn khá sơ sài. Hy vọng điều này sẽ được cải thiện sau khi áp dụng TPP.

Đăng ký li-xăng nhãn hiệu

Đây có lẽ là điều thay đổi rõ ràng nhất. Điều 18.10 quy định các bên không được phép quy định đăng ký li-xăng nhãn hiệu (trademark license) bắt buộc để thiết lập hiệu lực của li- xăng, hoặc để bên nhận li-xăng có thể thực thi nhãn hiệu này.

Hiện Luật Sở hữu trí tuệ quy định một điều mà theo cá nhân mình thì cực kỳ hạn chế cho bên nhận chuyển nhượng, đó là:

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu cơng nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu cơng nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Theo được biết điều này được đặt ra nhằm tránh các trường hợp công ty nước ngồi thơng qua các hợp đồng li-xăng để tiến hành chuyển giá, và bên thứ ba ở đây nhằm chỉ cơ quan thuế. Tuy nhiên trên thực tế việc bắt buộc đăng ký này gây ra vơ cùng nhiều khó khăn. Một cơng ty nước ngồi tại Việt Nam có thể có đến hàng nghìn nhãn hiệu, và mỗi tháng danh mục nhãn hiệu này đều thay đổi, như đăng ký thêm, hết hạn… Như vậy nếu muốn thực thi quyền liên quan đến các nhãn hiệu này thì phải tiến hành đăng ký, đăng ký xong mới được thực thi. Việc đăng ký này phải diễn ra hàng tháng để đảm bảo danh mục nhãn hiệu được cập nhật đầy đủ. Rõ

ràng càng nhiều thì lại càng tốn thời gian, tốn tiền, gây ra những lãng phí khơng cần thiết cho xã hơi.

Về ngun tắc thì việc hai bên ký hợp đồng li-xăng xong và phải đi đăng ký để có hiệu lực với bên thứ ba giống như bạn đi mua cái xe máy, tiền bạc trao tay hết rồi, và bạn đang đi làm thủ tục đăng ký. Nếu trong thời gian chưa đăng ký xong thì ai cũng được thoải mái xài cái xe của bạn, do không bên thứ ba nào công nhận cho bạn giao dịch giữa bạn và người bán.

III.2.2.Quan điểm của nhóm về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu màu sắc ở Việt Nam trong bối cánh gia nhập hiệp định TTP:

Khi Việt Nam gia nhập TPP, các quy định về SHTT mà chúng ta cần tuân thủ ngày càng trở nên khắt khe và yêu cầu tuân thủ thực hiện đúng, chính xác hơn bao giờ hết. Thơng qua các hiệp định đã ký kết liên quan tới TPP, chúng ta có thể thấy nhãn hiệu màu sắc ở Việt Nam vẫn được quy định như bình thường. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu phụ thuộc chặt chẽ vào mẫu nhãn hiệu đã đăng ký. Ví dụ, chủ sở hữu nhãn hiệu trắng đen có thể sử dụng nhãn hiệu đó dưới dạng màu sắc nhưng phải theo đúng quy định. Vì vậy, một nhãn hiệu được đăng ký ở dạng trắng đen có thể được sử dụng ở các màu khác với đen, trắng miễn là nội dung (hình/chữ) của nó vẫn được giữ nguyên và màu sắc sử dụng không phải là thành phần phân biệt của nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu màu sắc là thành phần đóng góp vào tính phân biệt của nhãn hiệu thì nhất thiết nhãn hiệu đó phải được đăng ký ở dạng màu sắc để được bảo hộ hiệu quả nhất, chống lại cả các hành vi xâm phạm gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, đăng ký nhãn hiệu ở dạng màu sắc chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký; trong khi đăng ký nhãn hiệu trắng đen chủ nhãn hiệu có thể linh hoạt sử dụng nhãn hiệu theo các phương án màu khác nhau phù hợp với các điều kiện thực tế. Do đó, nếu có đủ điều kiện, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu ở cả 02 dạng trắng đen và màu sắc để được bảo hộ hiệu quả nhất.

Ngày nay, ngày càng có nhiều cơng ty tìm cách kết nối thương hiệu của mình đến trái tim và tinh thần của khách hàng thơng qua từng giác quan của con người, không chỉ qua thị giác, mà còn là âm thanh và mùi vị (chẳng hạn nhạc chuông của iPhone hay Nokia, âm thanh khởi động/tắt của Microsoft Windows...)

Xem xét đến chức năng của các hình thức này, nghĩa là các hàng hóa/dịch vụ khác nhau xuất phát từ các dự án kinh doanh khác nhau, mùi vị và âm thanh cần được xem là nhãn hiệu.

Đáng tiếc là các quy định về SHTT chỉ chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hữu hình có hình thức là các ký tự, chữ viết, bản vẽ, hình ảnh hoặc kết hợp giữa các hình thức này, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của Hiệp định TPP, các bên bao gồm Việt Nam có thể được

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NHÃN HIỆU màu sắc NHÌN từ vụ TRANH CHẤP GIỮA CHRISTIAN LOUBOUTIN và YSL, LIÊN hệ với VIỆC bảo hộ NHÃN HIỆU màu sắc ở VIỆT NAM TRONG bối CẢNH GIA NHẬP TPP (Trang 33)