Mức độ thành công/ thất bại khi thực hiện chiến lược này

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PEPSICO và CHIẾN lược KINH DOANH QUỐC tế (Trang 25 - 26)

4. Chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn PepsiCo

4.4. Mức độ thành công/ thất bại khi thực hiện chiến lược này

4.4.1. Thành công

Khi thâm nhập thị trường quốc tế, PepsiCo đã sử dụng chiến lược đa quốc gia, tức là Pepsi sẽ thực hiện từng chiến lược riêng biệt cho từng quốc gia nơi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình. Từ việc áp dụng linh hoạt các chiến lược sản phẩm, truyền thông áp sử dụng với các quốc gia nhất định (Think globally, act

locally). PepsiCo lựa chọn chiến lược này nhằm mục đích phù hợp với thị hiếu và sở

thích tiêu dùng đặc thù của từng quốc gia cũng như đảm bảo phương pháp tiếp cận thị trường phù hợp với văn hóa từng quốc gia một. Dù vào sau nhưng PepsiCo đã đi tắt đón, theo kịp vị thế đứng đầu của Cocacola và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác trong của tranh giành thị trường. Những thành công cụ thể mà doanh nghiệp có được như sau:

a) Sản phẩm của tập đồn Pepsico được phân phối tại gần 200 quốc gia trên toàn cầu, mạng lưới kinh doanh phủ sóng thế giới. Tiêu biểu phải kể tới:

- Thành công thị trường Châu Âu. Đây là công về đồ ăn và thức uống hàng đầu tại khu vực này, với hơn 60000 lao động và với thị trường 900 triệu người, 11 vùng và 45 nước, vùng kinh doanh kéo dài từ phía tây nước nga cho đến Bồ Đào Nha, Bắc Thổ Nhĩ Kì và Nauy. Tấn công vào thị trường Nga, Đông Âu. Sản xuất dòng khoai tây chip mới Marbo, cung cấp các dòng sản phẩm đồ ăn thức uống được yêu chuộng tại khu vực này

- Thành công với thị trường mới nổi Ấn Độ. Nhờ phân tích thị hiếu chính xác: thị trường có tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm đóng gói vẫn cịn thấp và cạnh tranh khơng gay gắt như Mỹ hay Châu Âu), Pepsico đã sử dụng mơ hình kinh doanh mới: thân thiện với môi trường và sức khỏe (cung cấp đồ uống có lợi: Tropicana và Quaker, thay cho các sản phẩm đồ ăn nhanh truyền thống trước đây như nước giải khát Pepsi và khoai tây chiên Frito Lay). Pepsi cũng bắt tay với hãng trà Tata, thuộc tập đồn cơng nghiệp Tata lớn nhất Ấn Độ để cùng phát triển một loạt các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Hành động này không chỉ thúc đẩy kinh tế, môi trường phát triển bền vững hứa hẹn mang lại cho PepsiCo một thị trường tiêu thụ rộng lớn trong tương lai.

- Thị trường Đông Á, Châu Á, Châu Phi cũng là thị trường mấu chốt sản xuất và kinh doanh các loại đồ ăn nhẹ hàng đầu như Lay’s, Kurkure, Chips, Doritos, Smith’s, Cheetos, Red Rock Deli và Ruffles, thông qua các công ty phụ thuộc.

b) Pepsico là một tập đoàn dẫn đầu thị trường thế giới về thực phẩm và nước giải khát với danh mục sản phẩm đa dạng lên tới 22 thương hiệu với doanh thu hơn 1 tỷ USD hàng năm bán lẻ. Một số thương hiệu nổi tiếng riêng biệt: thương hiệu Pepsi - Cola( khởi nguồn từ Bắc Mỹ đã phát triển để trở thành một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất), Frito- Lay, Tropicana, Quaker, Gatorade( có sẵn tại hơn 80 quốc gia)...được mọi người ưa chuộng, tin dùng. Có thể nói PepsiCo là người dẫn đầu thị trường với coca-cola trong mảng đồ uống.

c) Tạo ấn tượng cho người tiêu dùng khẳng định tên tuổi là thức uống dành cho những thế hệ tiếp nối, những thế hệ năng động, trẻ trung: thông qua các chiến dịch truyền thông với người nổi tiếng, tài trợ các chương trình mang tầm cỡ quốc gia.

4.4.2. Thất bại

Có thể nói, trong suốt q trình vươn ra thế giới, Tập đồn PepsiCo đã gặt hái được nhiều thành công nhờ việc sử dụng linh hoạt chiến lược xuyên quốc gia. Xong trên thực tế, PepsiCo cịn mắc phải nhiều thất bại có thể kể đến:

a) Trước thực tế đó, đầu những năm 90, Pepsi đã cho tiến hành hàng loạt nghiên cứu thị trường để tìm ra một thức uống "tinh khiết" mới nhằm chen chân vào thị phần đầy hấp dẫn. Kết quả là sau những thử nghiệm này, năm 1992 Pepsi tự hào giới thiệu với cả thế giới loại cola trong suốt đầu tiên mang tên Crystal Pepsi. Sai lầm của hãng này nằm chỗ, nếu một sản phẩm mới được bán ra với cái tên Pepsi thì ít nhất nó phải có vị tương tự như Pepsi chứ không phải là một thứ nước uống nhàn nhạt khác. PepsiCo đã đi theo vết xe đổ của Coca-cola trong lần thay đổi cơng thức sản phẩm thất bại của mình.

b) Áp lực cạnh tranh trong ngành quá cao, cần thiết phải cho ra đời các sản phẩm mới để kích cầu, tăng doanh thu bán hàng. Công ty không nên cho rằng phải lấp hết những chỗ trống trên thị trường mà phải nên chọn cho mình đúng chỗ trống nào cần lấp mà thôi và phải tiến hành nghiên cứu thị trường và tâm lý khách hàng thật kỹ trước khi tung ra sản phẩm mới để tránh lặp lại tình trạng “chết yểu” như các sản phẩm Pepsi Max, Pepsi ONE, Pepsi Lemon…

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) PEPSICO và CHIẾN lược KINH DOANH QUỐC tế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)