Thị trường tài chính trên thế giới

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) một số vấn đề cơ bản về cuộc CMCN lần 4 và tác động của nó đến thị trường tài chính (Trang 27)

Chương 2 Kết quả và thảo luận

b) Thị trường tài chính trên thế giới

- Thị trường tiền tệ

Trong khi đó, thị trường tiền tệ đang đối mặt thử thách lớn về niềm tin trong năm 2019. Năm nay, vàng tăng 10% so với đồng USD, một loại tiền tệ mới là Bitcoin cũng tăng khoảng 160% so với USD. Các đồng tiền chính khác đã giảm ở mức tương tự so với vàng và bitcoin. Vấn đề đáng lo hơn nữa là sự trở lại khơng cần thiết của chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa, nổi lên trong vài tuần qua bởi FED và ECB, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng lòng tin ở các đồng tiền pháp định, bao gồm cả USD. Kể từ khi Tổng thống Nixon cấm bản vị vàng năm 1971, Mỹ và các nền kinh tế lớn đã đưa ra lượng tiền lớn mà khơng dựa vào hàng hóa vật chất nào. Gần 5 thập kỷ qua, nhiều ngân hàng trung ương đã thực hiện chính sách nới lỏng định lượng để bơm tiền vào nền kinh tế. Xu hướng này đến nay vẫn tiếp tục. Có khoảng 12 nghìn tỷ USD từ việc nới lỏng định lượng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn ở trong hệ thống tài chính tồn cầu. Kết quả là có tới hơn 40% trái phiếu tồn cầu có lợi tức dưới 1% và 13 nghìn tỷ USD nợ có lợi tức âm.

Vào cuối năm 2015, FED đã bắt đầu tăng lãi suất một cách thận trọng và bắt đầu thắt chặt định lượng hơn 600 tỷ USD để thu hẹp chính sách nới lỏng năm 2008. Việc ngân hàng trung ương quan trọng nhất thế giới đã bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ đã giúp khơi phục lịng tin của thế giới với hệ thống tiền pháp định, hoặc có vẻ như vậy. Kể từ tháng 12/2018, Tổng thống Trump bắt đầu lên tiếng thúc giục FED giảm bớt sự thận trọng của mình. Ơng cho rằng giữ lãi suất thấp gần bằng 0% và thực hiện lại nới lỏng định lượng là một lựa chọn miễn phí mà nước Mỹ sẽ dại dột nếu khơng thực hiện. Những người ủng hộ chính sách nới lỏng tiền tệ tin rằng những nước như Mỹ, với tỷ giá thả nổi và nợ bằng chính đồng tiền của mình sẽ khơng thể phá sản. Nếu như vậy, chi tiêu tài khóa tiếp tục được bù đắp bằng việc in tiền chừng nào lạm phát vẫn thấp. Nhật Bản được cho là đã thực hiện chính sách siêu nới lỏng từ năm 2013 mà khơng có tác dụng phụ nào. Về cơ bản, niềm tin với hệ thống tiền tệ pháp định dựa vào quan điểm rằng các ngân hàng trung ương hành động có trách nhiệm. Mặc dù vẫn chưa rõ ràng, song việc Mỹ quay lại chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ là phép

FED đang trong thời khắc đầy chao đảo. Sự thiếu thuyết phục của phần lớn các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ tiếp tục là phép thử với niềm tin thị trường. Với việc tích trữ những tài sản như vàng, tiền ảo tăng cao hơn tất cả các đồng tiền lớn trong năm 2019, chúng ta có thể đang đứng bên bờ cuộc khủng hoảng niềm tin với các đồng tiền pháp định. - Các chỉ số thị trường ( 8-9/2019) Chỉ số tồn cầu chính Nguồn:Tradingview Chỉ số S&P 500 CHỈ SỐ S&P 500 2992.3 (+0.45% +13.4) Dow 30

CHỈ SỐ TRUNG BÌNH DOW JONES INDUSTRIAL 27010.0(+0.37% +100.6) DAX CHỈ SỐ DA 12359.07 D(+0.74% +90.36) FTSE 100 CHỈ SỐ UK 100 7338.0(+0.96% +70.1) Nikkei 225 CHỈ SỐ NIKKEI 225 21597.8 (+0.96% +205.7) Chỉ số Hang Seng

CHỈ SỐ HANG SENG 27159.1(+1.78%+475.4, +0.39% +104.0) Chỉ số của Mỹ Nguồn: Tradingview Độ biến động S&P 500 CHỈ SỐ DAO ĐỘNG S&P 500 14.7(−3.62% −0.5) Russell 1000 CHỈ SỐ RUSSELL 1000 1654.140(+0.48% +7.840) Nasdaq Composite CHỈ SỐ NASDAQ COMPOSITE 8152.1(+0.84% +67.9) Nyse Composite CHỈ SỐ NYSE COMPOSITE 13042.365(+0.37% +48.402) Russell 2000 US SMALL CAP 2000 1562.3(+1.22% +18) Đơ la Mỹ CHỈ SỐ ĐỒNG ĐƠ LA MỸ 98.70(+0.38% +0.37)

Nguồn: Tradingview Euro CHỈ SỐ TIỀN TỆ EURO 110.0(−0.41% −0.5) Bảng Anh CHỈ SỐ TIỀN TỆ BẢNG ANH 123.3(−0.21% −0.3) Franc Thụy Sỹ CHỈ SỐ ĐỒNG FRANC THỤY SĨ 100.7(−0.15% −0.1) Yên Nhật CHỈ SỐ TIỀN TỆ YÊN NHẬT 92.8(−0.20% −0.2) Đơ la Canada CHỈ SỐ ĐỒNG ĐƠ LA CANADA 75.7(−0.42%)

2.1.3 Ảnh hưởng của 4.0 đến thị trường tài chínha) Tích cực a) Tích cực

Trang mạng của Trường Nghiên cứu Quốc tế RSIS (Singapore) mới đây đăng bài

viết, đánh giá về những cơ hội và thách thức đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam.

Theo nội dung bài viết, Việt Nam đang phát triển một chiến lược về khoa học, công nghệ và đổi mới được định hướng bởi “tầm nhìn Việt Nam 2035”, nơi cơng nghệ sẽ được áp dụng cho tất cả các ngành và lĩnh vực. Việt Nam cũng đang khai thác

những lợi ích tiềm năng của Vạn vật kết nối (IoT). Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ thích nghi cơng nghệ mới rất nhanh.

Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng một Việt Nam thịnh vượng. Sáng kiến AI sẽ là toàn diện, một mơ hình cho các quốc gia khác học tập. Ví dụ, một phái đồn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đến Hoa Kỳ vào tháng 4/2018 để làm việc với Viện Michael Dukakis (MDI) và Diễn đàn toàn cầu Boston (BGF) để thảo luận về việc hỗ trợ của họ trong việc phát triển một chiến lược kinh tế AI cho Việt Nam.

Việt Nam đang nỗ lực hồn thiện các kỹ năng để thúc đẩy ngành cơng nghiệp công nghệ đang phát triển. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2017. Được biết, đã có 291 triệu USD được đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam trong năm 2017, tăng 42% so với năm 2016.

Năm 2012, Việt Nam khởi động Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, trong đó nhấn mạnh khoa học và cơng nghệ đóng một vai trị quan trọng và quyết định để đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo chiến lược này, các sản phẩm và ứng dụng công nghệ cao sẽ chiếm 45% GDP của Việt Nam vào năm 2020.

Năm 2018, Việt Nam đưa ra “Kế hoạch hành động quốc gia về việc thực hiện Chương trình 2030 vì sự phát triển bền vững”, nhắc lại rằng khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

CMCN 4.0 trước tiên sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, tạo nên sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo nên sự xuất hiện Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) sẽ thay đổi nhanh chóng, sâu rộng tồn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất, logistics đến dịch vụ khách hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất. Trong quá trình này, IoT sẽ tác động làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng đến chăm sóc sức khỏe. Với việc thay đổi phương thức sản xuất khi có những cơng nghệ hiện đại có thể kết nối thế giới thực và ảo, để sản xuất con người có thể điều khiển quy trình ngay tại nhà mình mà vẫn bao quát tất cả mọi hoạt động của nhà máy thông qua sự vượt trội về Internet.

Đối với lĩnh vực thương mại, cuộc CMCN 4.0 này trước hết giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển. Đối với lĩnh vực đầu tư, với bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và Internet. Song cuộc cách mạng này cũng có thể tạo ra sự bất cơng lớn hơn, đặc biệt là gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Trong khi sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do sự dịch chuyển của nguồn lực lao động. Người lao động tại các nhà máy trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có những việc làm mới với các yêu cầu khác và trong một môi trường làm việc hay cách tổ chức khơng cịn giống như hiện nay.

Cuộc CMCN 4.0 sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất mới hiệu quả, bền vững hơn trước những thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số hay các vấn đề an ninh khác ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước đang phát triển như Việt Nam. CMCN 4.0 có thể tạo ra lợi thế cho những quốc gia có thị trường tài chính phát triển non trẻ như Việt Nam so với các nước khác khi có cơ hội tiếp thu và ứng dụng kết quả công nghệ vào vận hành, quản lý và phát triển thị trường tài chính. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), CMCN 4.0 hiện nay mới chỉ trong giai đoạn sơ khai và nếu biết tận dụng, nắm bắt cơ hội, Việt Nam không "bị hẫng" trong quá trình tiếp cận và nhập cuộc với xu thế mới này.

CMCN 4.0 góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính. Theo đó, một khi các nội dung cơng việc khơng cần đến sự tham gia của con người mà thay vào đó được thực hiện nhờ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các kỹ thuật phân tích mới sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, quy chuẩn hóa và tự động hóa việc cung cấp các báo cáo chuyên sâu về tài chính và phi tài chính (EY, 2017).

Tiếp cận Cuộc CMCN 4.0 cịn ở mức trung bình thấp song Việt Nam có những lợi thế, cơ hội lớn trước cuộc cách mạng này. Trước hết, ý thức nắm bắt CMCN 4.0 ở

Việt Nam mạnh mẽ và rộng khắp, điều kiện hạ tầng công nghệ thơng tin (CNTT) khá tốt và chi phí rẻ. Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và các công nghệ số

trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt đang tập trung vào một số ngành có lợi thế trong CMCN 4.0 như du lịch, nơng nghiệp, tài chính, ngân hàng và logistics… CNTT cũng được tăng cường ứng dụng trong đổi mới thể chế pháp luật, cải cách thủ tục hành chính.

Tỷ lệ người dùng CNTT cao là cơ hội tạo thêm việc làm trong lĩnh vực CNTT: Nhu cầu lao động trong ngành CNTT đang tăng nhanh, với gần 15.000 việc

làm (năm 2016) và khoảng 80.000 sinh viên CNTT bước vào thị trường lao động trong giai đoạn 2017 - 2018. Việc ứng dụng CNTT có được lợi ích lớn trong nâng cao chất lượng cuộc sống và hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp đi đầu của Việt Nam có trình độ phát triển khơng thấp hơn mức trung bình của thế giới.

Mức độ hội nhập quốc tế cao, cả về thương mại - đầu tư: Việt Nam có 16 hiệp

định thương mại tự do (FTA) tính đến năm 2017, bao gồm cả các hiệp định đã ký kết, thực thi và đang đàm phán là minh chứng cho chủ trương chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại khu vực và thế giới, thu hút được 310 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tính đến năm 2017, tổng vốn giải ngân thực tế là 165 tỷ USD, trong đó gần 80% đến từ các nước châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, Việt Nam có độ mở rất lớn trong nỗ lực nắm bắt CMCN 4.0.

Chính phủ quan tâm đặc biệt tới Cuộc CMCN 4.0: Điều này được thể hiện rất rõ

qua việc Chính phủ tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cải cách giáo dục và dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế cơng nghệ sản xuất mới.

b) Tiêu cực

Thứ nhất, áp lực về nâng cao trình độ của người lao động. Lực lượng lao động

Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là lao động có trình độ tay nghề thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên mơn kỹ thuật có xu hướng giảm, song vẫn chiếm đại đa số (khoảng 80%) lực lượng lao động xã hội. Trong khi nhu cầu về lao động phổ thông của Việt Nam sẽ giảm mạnh trong thời gian tới. Theo đánh giá của Tổ chức Lao động

quốc tế (ILO), khoảng 70% số việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông (da giày, lắp ráp điện tử, chế biến thủy sản, dịch vụ bán lẻ…) và 86% trong ngành dệt may có rủi ro cao bị thay thế bởi máy móc và thiết bị hiện đại trong thập niên 2017 - 2027.

Chất lượng lao động của nhóm “lao động có trình độ tay nghề” chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường cả về chun mơn và trình độ ngoại ngữ. Theo điều tra của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về chất lượng lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp liên kết với Nhật Bản, trong số 2.000 sinh viên CNTT Việt Nam chỉ có khoảng 90 ứng viên (tương đương 5%) vượt qua được các kỳ khảo sát về chun mơn, trong đó chỉ có 40 ứng viên có đủ trình độ tiếng Anh để làm việc. Khoảng 24% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự có kỹ năng CNTT và chun mơn đào tạo (năm 2015). So với các nước trong khu vực, trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt Nam thấp hơn nhiều. Lực lượng lao động qua đào tạo ở Việt Nam chỉ xấp xỉ 20% trong khi các nước như Singapore là 61,5%, Malaysia là 62%, Philippines là 67%.

Thứ hai, áp lực về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của đội ngũ lao động. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 - 2016, Việt Nam xếp 56/140

quốc gia, nhưng các chỉ số liên quan đến đổi mới sáng tạo lại thấp (chỉ số năng lực hấp thụ công nghệ xếp hạng 121/140; mức độ phức tạp của quy trình sản xuất xếp hạng 101/140; chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học xếp thứ 95/140...). Điều đó cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo của đội ngũ lao động Việt Nam hạn chế, trong khi đây lại là yếu tố quyết định trong CMCN 4.0.

Báo cáo “Đánh giá khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định, Việt Nam có ít doanh nghiệp thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), kinh phí cho các hoạt động R&D chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nguồn tài chính của doanh nghiệp. Việc tiếp thu công nghệ mới thông qua hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng không đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, áp lực về tăng năng suất lao động. Hạn chế lớn nhất của thị trường lao

9.894 USD (năm 2016), chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines, thậm chí bằng 87,4% năng suất lao động của Lào. Đặc biệt, từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình của Việt Nam chỉ cịn 3,9%/năm (so với hơn 5% thời kỳ trước đó). Năng suất lao động thấp được xem như là một hệ quả tất yếu của chất lượng nguồn lao động thấp và năng lực đổi mới sáng tạo yếu. Do đó, nâng cao năng suất lao động là đòi hỏi cấp bách để thị trường lao động phát triển, đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế dưới ảnh hưởng của CMCN 4.0. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Cuộc CMCN 4.0 cũng được xem là vấn đề trung tâm, thách thức lớn đối với Việt Nam. Việt Nam đang thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) một số vấn đề cơ bản về cuộc CMCN lần 4 và tác động của nó đến thị trường tài chính (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)