3.1 Kết luận
Cuộc CMCN 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất thông qua các cơng nghệ như: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. CMCN 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Kỹ thuật số, Vật lý và Công nghệ sinh học. Cuộc cách mạng này đang là xu thế tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới và sẽ làm thay đổi căn bản nền sản xuất thế giới. Đối với ngành Tài chính, CMCN 4.0 mang lại rất nhiều cơ hội mới nhưng cũng mở ra khơng ít những khó khăn, thách thức khi ngành Tài chính tiếp cận cuộc cách mạng này. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới cần phải có những chính sách phát triển, khuyến khích phù hợp đối với thị trường tài chính để hịa nhập, tiếp cận một cách nhanh chóng với CMCN lần thứ tư – CMCN 4.0.
3.2 Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp
Các quốc gia trên thế giới có những hướng tiếp cận khác nhau đối với Cách mạng cơng nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) nói chung và thị trường tài chính 4.0 nói riêng. Trong đó, các quốc gia chọn hướng phản ứng tiếp cận chủ động thường quan tâm tương tác chặt chẽ với các nhà sáng tạo để nắm bắt các phát triển mới của cơng nghệ tài chính (Fintech), các trở ngại pháp lý đối với sự đổi mới và hỗ trợ khởi nghiệp nhằm giải quyết những thách thức đặt ra. Các chính sách phổ biến được hướng tới, như khn khổ pháp lý thử nghiệm, ký kết các thỏa thuận hợp tác đa quốc gia và xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo... Các quốc gia theo cách tiếp cận này thường có thị trường phát triển, cơng nghệ đổi mới rất cao.
Đối với các quốc gia chọn hướng tiếp cận phản ứng thụ động, các nhà hoạch định chính sách đóng vai trị tích cực trong việc cố gắng làm cho Fintech thành công, nhưng phản ứng thường khơng tích cực và sẵn sàng điều chỉnh các quy định pháp lý khi cần thiết. Tiếp cận này chủ yếu được áp dụng ở các quốc gia cho rằng CMCN 4.0 không gây ảnh hưởng quá lớn tới thị trường của họ. Các quốc gia này thường có nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và thể chế. Thực tế này trở thành trở ngại của tiến trình đổi mới, khó đưa cơng nghệ của CMCN 4.0 vào ứng dụng. Do đó, các nhà quản lý thường ít bị áp lực hơn trong việc điều chỉnh khuôn khổ pháp lý,
trong khi mức độ thay đổi của công nghệ là quá nhanh so với sự thay đổi của khuôn khổ pháp lý.
Để chuẩn bị tốt cho việc hình thành khung pháp lý, một số quốc gia đã tiến hành xây dựng các “sandbox” (một kỹ thuật quan trọng trong lĩnh vực bảo mật) pháp lý chung cũng như các sandbox ngành. Các sandbox pháp lý chung cung cấp môi trường để thử nghiệm các sản phẩm và dịch vụ mới mà nhà phát triển đang tìm cách đưa ra thị trường. Trong q trình này, các cơng ty Fintech được miễn một số yêu cầu pháp lý hoặc quy định nhất định có thể cản trở sự phát triển của công nghệ. Các sandbox của ngành được dẫn dắt và tài trợ bởi các bên liên quan trong ngành và cung cấp các cơ hội để thử nghiệm sản phẩm trong môi trường thị trường mô phỏng khơng có khách hàng. Ngồi ra, một số quốc gia chọn phản ứng tiếp cận theo hướng “thử nghiệm và học hỏi”, như In-đơ-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Kê-ni-a...; hay “chờ đợi và xem xét”, như Trung Quốc.
Đối với sự chuẩn bị về nguồn nhân lực, một số quốc gia đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0. Trong đó, xu hướng nổi bật là chuyển đổi hệ sinh thái giáo dục thơng qua các giải pháp chính, như giáo dục trẻ em từ sớm, phát triển chương trình “sẵn sàng trong tương lai”; đào tạo đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực thông thạo kỹ thuật số; thúc đẩy giáo dục kỹ thuật và dạy nghề; phổ biến quan điểm học tập suốt đời. Một số quốc gia rất thành công với chiến lược đầu tư vào nhân lực, như chiến lược đào tạo và tập luyện toàn diện cho người lớn của Xin-ga-po; chiến lược giáo dục nền tảng sẵn sàng trong tương lai của Phần Lan; khung và tiêu chuẩn để mở rộng giáo dục khu vực tư nhân ở Ấn Độ; cách tiếp cận toàn diện cho hệ thống học nghề ở Đức và Thụy Sĩ...
Đối với kết cấu hạ tầng, việc chuẩn bị không chỉ đến từ các quốc gia mà cịn từ các doanh nghiệp, tập đồn tài chính lớn. Các quốc gia tập trung phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ mục tiêu chiến lược của Fintech, như hệ thống thanh toán tức thời và sổ cái phân tán ở Mỹ; kết nối hạ tầng thanh tốn của ngân hàng và viễn thơng tại Trung Quốc và Thái Lan; đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán bù trừ và hệ thống quyết toán tại châu Âu; xây dựng nền tảng kết nối cho các doanh nghiệp ở Xin-ga-po. Các tập đồn tài chính lớn trên thế giới quan tâm nhiều hơn tới kết cấu hạ tầng trong
“Blockchain Utility Settlement Coin” (tiền điện tử) cho phép giao dịch chứng khốn khơng cần chuyển tiền, hoặc mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP) liên quốc gia (như Earthport) cho phép thanh toán nhanh tới mọi tài khoản ngân hàng tại hơn 65 quốc gia trên thế giới.
Đối với thị trường Việt Nam
Nhằm tiếp tục ứng dụng CNTT nói riêng và thành tựu CMCN 4.0 nói chung vào lĩnh vực tài chính cần tiếp tục bám sát các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính theo Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 30/3/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, trong đó chú trọng một số nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược và hồn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số
trong ngành Tài chính. Trong đó, tập trung hồn thiện chính sách tạo hành lang pháp lý triển khai Tài chính số như: Các cơ chế, chính sách, pháp luật về thuế, tài chính nhằm khuyến khích DN đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực CNTT và các công nghệ tiên tiến khác; Kết nối, tích hợp, trao đổi thơng tin dữ liệu giữa Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương; Số hóa các giao dịch nội bộ...
Thứ hai, tiếp tục xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính, kiến trúc
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính hướng tới kiến trúc tài chính số. Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2445/QĐ-BTC về việc triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính. Trong đó, giai đoạn tới năm 2020, ngành Tài chính sẽ tiếp tục hồn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính hướng tới Chính phủ phục vụ, lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động tồn Ngành thơng qua Chính phủ điện tử và các cơng cụ số hóa.
Từ năm 2021 - 2025, các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phịng khơng giấy tờ tiếp tục được hồn thiện, xây dựng nền tảng Tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở. Hệ sinh thái ngành Tài chính số được thiếp lập, trong đó Chính phủ đóng vai trị kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ Tài chính thơng minh. Từ năm 2026 - 2030, ngành Tài chính hướng tới thiết lập hệ thống Tài chính số hóa hồn tồn và nền tài chính thơng minh với đóng vai trị dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên việc
đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ Tài chính, chuyển đổi mơ hình kinh tế bao hàm kinh tế số…
Thứ ba, triển khai dịch vụ hạ tầng và an tồn bảo mật thơng tin tài chính. Theo
đó, triển khai đám mây ngành Tài chính ở mức hạ tầng và sử dụng đám mây chung đảm bảo tính hiệu quả và an tồn thơng tin tồn diện. Kết nối các trung tâm điều hành an ninh mạng, cung cấp thông tin về các sự kiện, sự cố an tồn thơng tin, phục vụ hoạt động quản lý, giám sát, điều hành công tác bảo đảm an tồn thơng tin tồn ngành Tài chính...
Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét hướng tiếp cận chủ động, ứng dụng sandbox trong việc xây dựng chính sách, khuyến khích phát triển cơng nghệ trong lĩnh vực TCNH, chú trọng hoàn thiện kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải cách thể chế theo hướng tháo gỡ các rào cản phát triển công nghệ.
Lời kết
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nó sẽ diễn biến rất nhanh, là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hồn tồn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á – Âu…, việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cải cách cơng nghệ mang tính đột phá có thể dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất.
Tuy nhiên, CMCN 4.0 lần này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn…, đặc biệt là trong thị trường tài chính.
Chính vì thế, việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng tích cực và tận dụng những ảnh hưởng tiêu cực từ công nghiệp 4.0 là cần thiết. Bài tiểu luận đã mạnh dạn đưa ra một số phương hướng và giải pháp cho vấn đề này.