Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy sản lượng nơng sản Israel ln tăng trong giai đoạn 1961 – 2016. Kể từ sau phát minh về công nghệ tưới nhỏ giọt vào năm 1965, sản lượng nơng sản trong giai đoạn 1966 – 1975 có tốc độ gia tăng cao. Đến thời kỳ cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21, với hàng loạt phát minh về công nghệ cao khác cũng giúp nâng cao nhanh chóng sản lượng đầu ra trong nơng nghiệp. Nhờ canh tác nhà kính mà năng suất cà chua ở Israel đã đạt mốc 500 tấn ha/vụ hay 3 triệu bông hồng/ha. Cũng nhờ công nghệ này mà Israel đã biến sa mạc Negev tồn cát đá (chiếm 65% diện tích Israel) trở thành một "cánh đồng xanh cơng nghệ cao" có năng suất cây trồng cao nhất thế giới. Khoa học công nghệ cũng giúp nơng dân Israel có thể canh tác hoa, rau, các loại cây màu thực phẩm có hình thức đẹp, giá trị dinh dưỡng và năng suất cao như như ớt, hành, tỏi, dưa, cam, chanh, bơ, chuối, đào, nho…
Ngồi trồng trọt, nền nơng nghiệp Israel nổi tiếng với chăn ni bị sữa cho năng suất cao nhất Thế giới, đạt 12000 lít/con/năm, trong khi đó ở Mỹ là 9000 lít/con/năm, ở Hà Lan là 8000 lít/con/năm, ở New Zealand là 4000 lít/con/năm hay ở Việt Nam, Philippines là 3000 lít/con/năm.
Cơng nghệ ni cá trên sa mạc cũng giúp sản xuất tại địa phương tăng lên đáng kể. Đã có hơn 10 trang trại ni cá quy mô cực lớn được xây dựng ở nhiều vùng thuộc hoang mạc Negev, nơi người dân có thể tự ni rất nhiều các giống cá như cá chép, rô phi, trắm cỏ, cá đối đầu dẹt (cá đối nục), cá vược, cá mè, cá hồi và một số loài cá cảnh. Israel giờ đây có thể hạn chế nhập khẩu cá từ các quốc gia khác, thậm chí cịn có thể xuất khẩu cá. Hiện mỗi năm ngành nuôi cá ở Israel sản xuất 20 nghìn tấn cá. Với giá cả hiện tại khoảng 3,5 USD/kg, ngành ni cá có doanh thu 70 triệu USD/năm.
Không chỉ nâng cao sản lượng mà chất lượng từ những sản phẩm nông sản của Israel cũng luôn đứng đầu thế giới với giá trị dinh dưỡng cao. Rau, củ, quả xuất xứ từ Israel không chứa chất bảo quản hay chất kích thích tăng trưởng nhờ cơng nghệ sản xuất hữu cơ. Chất lượng sữa cũng vào loại tốt nhất, lượng đạm và lượng mỡ cao hơn
hẳn các loại sữa ở các quốc gia khác. Các loại thịt của Israel có hàm lượng đạm cao, khơng tồn dư thuốc và hóa chất cũng như khơng có ký sinh trùng và vi trùng.
Về năng suất lao động:
Biểu đồ 2.4: Số lượng lao động trong ngành nông nghiệp Israel giai đoạn 1969 - 2015
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
Nhìn chung, lực lượng lao động tham gia vào ngành nơng nghiệp của Israel có xu hướng giảm qua các năm. Thực trạng này là kết quả của sự phát triển của những máy móc và những phát minh mới cho ngành này mà dần dần máy móc tiên tiến đã thay thế con người. Năm 1969, lao động trong ngành nơng nghiệp của Israel là 91 nghìn người, và sau 32 năm số lao động này đã giảm đi một nửa cịn 45 nghìn người (năm 2001). Số lượng lao động trong nơng nghiệp của Israel vẫn có xu hướng giảm, đến năm 2015 chỉ cịn 37 nghìn người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở quốc gia Trung Đông này.
Biểu đồ 2.5: Số lượng máy trang bị trên mỗi 100 km2 đất nông nghiệp Israel giai đoạn 1961 - 2000
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Số lượng máy móc trang bị trong sản xuất nơng nghiệp cũng có xu hướng tăng do có hàng loạt những phát minh khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Máy móc cơng nghệ thấp cũng dần được thay thế bởi các máy móc cơng nghệ cao hơn. Vào năm 1961, trung bình có 235,38 máy được trang bị trên mỗi 100 km2 đất nông nghiệp ở Israel, con số này liên tục tăng đến năm 1983 đã lên tới 872,22 máy. Trong giai đoạn sau, máy móc cơng nghệ cao hơn được phát triển, một máy có thể thực hiện nhiều chức năng hơn so với máy móc cơng nghệ thấp hơn khiến cho số lượng máy được trang bị giảm. Tuy nhiên, đến năm 2000, vẫn có trung bình 695,27 máy móc được sử dụng trên mỗi 100 km2 đất nông nghiệp ở Israel.
Biểu đồ 2.6: Năng suất lao động bình quân đầu người trong một năm của nông dân Israel giai đoạn 1969 – 2015
Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
Công nghệ cao đã khiến sản lượng đầu ra nông nghiệp tăng nhanh, trong khi lao động cần thiết để sản xuất nơng nghiệp giảm, số lượng máy móc tăng lên dẫn đến kết quả tất yếu là năng suất lao động trong ngành nơng nghiệp của Israel gia tăng nhanh chóng. Nếu như trong năm 1969, trung bình một người nơng dân Israel chỉ sản xuất được 19.177 USD thì đến năm 2015, giá trị nơng sản mà một người nông dân trung bình tạo ra là 142.362 USD, là con số đáng mơ ước của bất kỳ người nông dân của quốc gia nào.