Giá trị xuất khẩu nông sản của Israel giai đoạn 1961 – 2016

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở ISRAEL và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 36 - 59)

Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

Xuất khẩu nơng sản của Israel ln có xu hướng tăng trong giai đoạn 1961 – 2016 và Israel cũng là nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và là nước cung cấp nông sản số một cho châu Âu. Mỗi năm, Israel xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD rau quả ra thế giới và đỉnh điểm trong năm 2013, nước này đã xuất khẩu hơn 2,5 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp sang các quốc gia khác.

Công nghệ tưới nhỏ giọt, hệ thống nhà kính đã được phát triển ở Israel để phục vụ hoạt động chăn nuôi và sản xuất một số loại cây cảnh, cây ăn quả lưu niên, hoa… vì mục tiêu thương mại và xuất khẩu. Israel là nước xuất khẩu hoa đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Hà Lan. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Israel là các loại thịt, sữa, khoai tây, cà chua, ớt, lê, cà rốt, trứng.

2.2 Các yếu tố tạo nên sự thành công của Israel trong phát triển nông nghiệpcông nghệ cao công nghệ cao

2.2.1 Các yếu tố khách quan tạo nên sự thành công của Israel trong phát triểnnông nghiệp công nghệ cao nông nghiệp công nghệ cao

Israel là quốc gia có diện tích nhỏ, chỉ khoảng 22 nghìn km2, chỉ đứng 150 trên thế giới về diện tích đất, lại khơng được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện tự nhiên thuận lợi để có thể phát triển nơng nghiệp, vậy mà quốc gia Trung Đông này lại là một trong những quốc gia ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cũng như xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự thành công của Israel trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nguyên nhân khách quan lại nằm ở chính điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt đặc trưng của vùng tây Á.

Hơn một nửa diện tích đất đai của Israel là hoang mạc và bán hoang mạc (sa mạc Negev với diện tích 12.000 km2 đã chiếm hơn một nửa diện tích đất đai), nửa cịn lại đa số là rừng và đồi dốc; trong đó, đất bị nhiễm mặn khá nhiều, chỉ 1/5 diện tích đất đai là có thể trồng trọt, hơn một nửa trong số đó phải được tưới tiêu thường xuyên. Tuy nhiên nước tưới lại là một vấn đề nghiêm trọng đối với quốc gia này vì lượng mưa trung hằng tháng rất thấp, với sự khác biệt giữa các vùng miền trong nước, tại điểm cực nam, lượng mưa trung bình nhỏ hơn 50 mm/năm trong khi lượng mưa trung bình cả nước đạt 500 mm/năm. Lượng mưa lại thường tập trung trong những trận bão mạnh, gây ra xói mịn và lũ lụt. Ở Israel cũng thường xuyên xảy ra hạn hán, bão cát, động đất và tình trạng sa mạc hóa. Tất cả những điều kiện tự nhiên trên đều khiến cho nơng nghiệp khơng thể phát triển một cách “bình thường” ở Israel vì ngành này địi hỏi lượng nước dồi dào, khí hậu thuận lợi.

Cùng với đó, trong nửa cuối thế kỉ 20, Israel chứng kiến hiện tượng “trở về quê hương” của những người Do Thái khắp nơi trên thế giới, lượng người nhập cư ồ ạt đổ về Israel. Dân số tăng nhanh, nhu cầu về sản xuất nông nghiệp cũng như các sản phẩm nơng nghiệp gia tăng nhanh chóng, trong khi sản xuất nơng nghiệp trong nước không được ủng hộ bởi điều kiện tự nhiên, Israel lại khơng có đủ nguồn lực tài chính dồi dào để nhập khẩu nơng sản từ quốc gia khác.

Vì vậy, để có thể có lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt, trong dài hạn, người dân Israel buộc phải tìm cách khắc phục những bất lợi về mặt tự nhiên và con đường họ chọn là đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để cho ra những sản phẩm với năng suất và chất lượng cao.

2.2.2 Các yếu tố chủ quan tạo nên sự thành công của Israel trong phát triển nôngnghiệp công nghệ cao nghiệp công nghệ cao

Nhắc đến quốc gia Israel, người ta thường kèm theo hai chữ “thần kỳ”. Và quả thật, chẳng thần kỳ sao được khi một quốc gia có lịch sử chỉ vỏn vẹn hơn 60 năm mà đã 7 lần trải qua chiến tranh, 95% diện tích của đất nước bị xếp vào nhóm bán khơ hạn, khơ hạn hoặc rất khơ hạn, lại đang dẫn đầu thế giới về nhiều lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, khởi nghiệp công nghệ, hay thu hút vốn đầu tư mạo hiểm. Vậy yếu tố chủ quan nào dẫn tạo nên nền nông nghiệp công nghệ cao Israel a. Con người

 Nhận thức về nông nghiệp của những người Israel: Ngay từ những ngày đầu thành lập đất nước nhỏ bé này, những người Do Thái đã nhận thức được sự quan trọng của nông nghiệp và những điều kiện hết sức thiếu thốn để phát triển, do đó, cả Chính phủ cũng như người dân đã chủ động tăng cường khai hoang, làm ruộng bậc thang,

tháo nước vùng đầm lầy, tái trồng rừng và bảo vệ đất, chống lại sự xói mịn, xâm nhập mặn.

 Tiếp nhận sự đa dạng: Chỉ có khoảng 8 triệu dân nhưng lại có nguồn gốc từ hơn 70 quốc gia trên thế giới. Họ là quốc gia duy nhất thực hiện luật di cư trú mà bất cứ người do thái nào đặt chân lên Isarel, ngay lập tức trở thành người Israel

 Thông minh và ham học hỏi: chỉ số trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới. Người do thái chú trọng việc học hành của con cái

 Nhà lãnh đạo: dựa trên thực lực tài năng chứ không dựa trên các mối quan hệ hay sức mạnh tài chính

 Bất kỳ người Israel nào cũng cho rằng mình có khả năng nắm cương vị cao nhất của đất nước. Họ thậm chí cịn chất vấn gay gắt ơng Thủ tướng về các quyết định của mình, cho rằng “ông Thủ tướng cũng đi tỵ nạn ở châu Âu như chúng tôi, vậy tại sao ông ấy lại gạt bỏ chúng tơi trong các quyết định của mình”.

b. Chính sách phát triển nơng nghiệp công nghệ cao ở Isarel

 Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục

 Các trường Hebrew University, Tel Aviv University, Ben Gurion University cũng được xếp vào hàng 50 trường Đại học tốt nhất thế giới.

 Tỷ lệ số người có bằng đại học/tổng số nhân lực tại Israel là 24,5%, cao vào hàng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Hà Lan).

 Chủ trương phát triển các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu, các cơ quan R&D phục vụ nơng nghiệp: Hiện nay, tại Israel có khoảng 10 cơ quan nghiên cứu nông nghiệp lớn, tiêu biểu là Tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp (ARO - Agricultural Research Organization), Cơ quan Nghiên cứu nơng nghiệp (hay cịn gọi là Trung tâm Volcani) đều thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; khoa Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Hebrew...

 Chính phủ đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư cho khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp:

+ Đầu tư kinh phí cho hoạt động R&D: Mặc dù hầu hết các khoản đầu tư lớn cho

hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) do chính phủ thực hiện là các dự án R&D về công nghệ thông tin, phần mềm, bán dẫn, y học; nhằm thúc đẩy khả năng ứng dụng các nghiên cứu vào thực tiễn, song trong đó cũng nhiều dự án R&D cơng nghệ sinh học, cơng nghệ vi sinh…, do đó nơng nghiệp Israel cũng được hưởng lợi từ

+ Đầu tư mạnh cho nghiên cứu phục vụ nông nghiệp: đầu tư cho khoa học kỹ

thuật, phục vụ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp (đầu tư này gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng hơn 3% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp quốc gia).

+ Đầu tư mạnh cho các dịch vụ công nghệ hiện đại phục vụ nơng dân: Chính phủ

cũng đầu tư mạnh để nông dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hiện đại. Cuộc cách mạng viễn thông những năm 1990 đã đánh dấu một bước ngoặt khá lớn trong lĩnh vực liên lạc ở nông thôn, hầu hết người nông dân đã tiếp cận với điện thoại di động, sử dụng thành thạo mạng Internet để học tập các phương pháp gieo trồng hiện đại hơn và tìm

nguồn tiêu thụ, tiếp thị cho các nơng phẩm của mình. Để hỗ trợ nơng dân, chính phủ đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm, đặc biệt là hoa và cây trang trí, sang các thị trường tiềm năng thơng qua Internet…

 Chính sách tăng cường phối hợp giữa 5 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà tư vấn - Nhà nông

Mạng lưới các các cơ quan liên quan đến nông nghiệp của Israel rất đa dạng, gồm

các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp, 25 hiệp hội chuyên ngành, các quỹ R&D, các cơ quan Chính phủ, hàng trăm hãng tư nhân chuyên về các hoạt động công nghệ sinh học. Song tất cả các đối tượng này được chia thành 5 nhóm chính như sau:

+ Nhà nước: Là chủ thể quan trọng nhất, chi phối hoạt động của cả 4 đối tượng

còn lại. Nhà nước xây dựng luật, các quy định… điều tiết hoạt động của tồn ngành nơng nghiệp; tạo điều kiện cho các đối tượng trên phối hợp với nhau tốt nhất, tạo hiệu quả cao nhất, thu lợi nhuận cao nhất; giảm thiểu rủi ro.

+ Các nhà tư vấn: Là những người hoạt động mạnh trong mạng lưới các công ty

tư vấn dịch vụ. Các dịch vụ tư vấn rất đa dạng từ việc gieo trồng cái gì, ni con gì, đối tượng nào thực hiện việc này, bán cho ai, bán trên thị trường nào, bán thế nào… đều là do các nhà tư vấn này thực hiện. Họ cịn có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường, giá cả thương phẩm…, nếu thị trường không thuận lợi cho sản phẩm vào thời

điểm đầu tư thì chuyển sang loại nơng phẩm khác phù hợp với thị trường để đem lại lợi nhuận cao hơn.

+ Nhà khoa học: Sau khi đã có ý tưởng nơng nghiệp, nhà khoa học sẽ được các

công ty đặt hàng nghiên cứu về các yếu tố như đất đai, thổ nhưỡng, đặc điểm sinh học của cây, nguồn nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu, chất lượng, năng suất, loại nhà lưới sẽ sử dụng, quy mơ kích cỡ nhà lưới - tránh việc tiêu tốn năng lượng vận hành không cần thiết. Các nhà khoa học, chun gia nơng nghiệp cịn có nhiệm vụ nghiên cứu nâng cấp sản xuất nông nghiệp cho từng khu vực, chẳng hạn các dự án nông nghiệp địa phương - nhiệm vụ này thường do nhà nước đặt hàng... Phần lớn các nhà khoa học nơng nghiệp Israel làm việc cho chính phủ.

+ Doanh nghiệp: Gồm nhiều loại: Thứ nhất, là các công ty chuyên tập trung vào các dự án cụ thể, như xây dựng lộ trình thực hiện, đầu tư kinh phí cho việc xây dựng hệ thống tưới tiêu; mua hạt giống, phân bón, lựa chọn thuốc trừ sâu; thu hoạch mùa vụ... Thứ hai, là các công ty chuyên triển khai các hoạt động thương mại, bao tiêu sản phẩm, sao cho có thể bán sản phẩm đó với giá cao nhất trên thị trường trong nước và thế giới.

+ Nông dân: Là người trực tiếp thực hiện các dự án nông nghiệp. Nông dân học

cách tiếp cận với những phương pháp công nghệ cao, trực tiếp ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình. Điểm đặc biệt là họ rất khao khát học hỏi và nhanh nhạy áp dụng những phương pháp công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp đặc trưng Israel

Nơng nghiệp Israel được cấu thành dựa trên sự hợp tác của các cơ sở nông nghiệp được phát triển từ đầu thế kỷ 20. Khoảng 80% hoạt động nông nghiệp được sở hữu và điều hành bởi các cộng đồng hợp tác là Kibbutz và các Moshav; 20% còn lại hầu hết là các moshava gồm các khu rừng nhỏ trồng cam quýt ở miền trung đất nước thuộc về các công ty tư nhân lớn và các làng Arab.

Thứ nhất: Kibbutz (còn gọi là kibbutzim) - là đơn vị nông nghiệp quy mô lớn

nhất - Công xã Do Thái tập thể. Kibbutz được xây dựng nhằm mục đích kết hợp ba yếu tố gồm đảm bảo an ninh, chính trị vùng biên giới, bảo vệ lãnh thổ và phát triển kinh tế

Thứ hai: Moshav- (còn gọi là Moshavim). Trong mỗi moshav, có khoảng từ

50 - 120 hộ gia đình, đây cũng được coi như một loại hình “hợp tác nơng nghiệp”. Đây là loại hình hợp tác xã, dựa trên sở hữu cá nhân của các hộ gia đình; tập hợp lại thành một nhóm cùng hợp tác sản xuất.

Thứ ba: Moshava - Là các cộng đồng nông nghiệp phi hợp tác (non-

cooperative) gồm các hộ nông dân riêng biệt, sở hữu cá nhân và tự sản xuất, tự hưởng thụ sản phẩm. Các cộng đồng Moshava sinh sống trên các mảnh đất và canh tác trên ruộng của mình. Một số hộ gia đình trong Moshava cũng có thể tập hợp lại để chia sẻ một vài hoạt động kinh tế chung, chẳng hạn cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hoạt động sản xuất của cả cộng đồng, như dịch vụ về nhà ở xây sẵn, xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất rượu vang…

Thứ tư: Làng Arab - Đây cũng là loại hình nơng thơn phi hợp tác. Chủ yếu các làng này nằm ở các vùng nông thôn Israel, nằm trong cộng đồng nông thôn Arab. Các làng này chủ yếu tập trung chăn nuôi các đàn gia súc quy mô nhỏ gồm cừu, dê; trồng rau, gieo trồng ngũ cốc và cây ô liu. Một số làng Arab cũng đã được tiếp thu công nghệ khoa học vào trong sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn hệ thống nhà kính điều khiển tự động.

2.3 Hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Israel trong thời gian tới

Trong thời gian tới đây, Israel tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao bằng việc mở rộng đầu tư cho phát triển chế tạo máy móc, thiết bị, các cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến phục vụ các quy trình sản xuất của ngành nơng nghiệp. Bên cạnh đó là

khuyến khích các chương trình khởi nghiệp trong sản xuất giống cây trồng và vật nuôi.

2.3.1 Israel tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao

Trước đây nhiều năm, phát triển công nghệ của Israel trong nông nghiệp bị hạn chế chủ yếu ở các viện hàn lâm, nhưng công nghệ nông nghiệp giờ đây đã nổi lên như một ngành công nghiệp công nghệ cao hàng đầu thế giới. Theo số liệu của công ty nghiên cứu dữ liệu PitchBook và quỹ Finistere Ventures của Mỹ, vốn đầu tư vào Agrotech, hơn 1,5 tỷ đô la đã được đầu tư vào ngành công nghiệp cơng nghệ nơng nghiệp tồn cầu vào năm 2017, và hầu hết các khoản đầu tư đều ở giai đoạn đầu. Israel đã không bỏ lỡ xu hướng này.

Đã có khá nhiều tranh cãi về tương lai của ngành nông nghiệp Israel trong những năm gần đây, và mức độ nào mà chính phủ nên đầu tư vào nó. Từ quan điểm cơng nghệ, tình hình có vẻ đầy hứa hẹn. 185 triệu đô la đã được đầu tư vào 40 vịng tài chính trong các cơng ty khởi nghiệp cơng nghệ nông nghiệp của Israel vào năm 2017, theo số liệu từ Start-Up Nation Central. So với phần còn lại của ngành công nghiệp công nghệ cao, số tiền mà các công ty này nhận được vẫn nhỏ hơn mức trung bình, nhưng xu hướng vẫn là tích cực. Israel là một trong năm quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đầu tư vào lĩnh vực này, với hàng trăm công ty mới thành lập để thay đổi nông nghiệp từ trên xuống dưới. Sự thay đổi này là một thay đổi rất cần thiết.

Trong nơng nghiệp, thách thức quan trọng là nạn đói tồn cầu. Dân số thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển, đang ngày càng tăng với tốc độ nhanh chóng, với hơn 9 tỷ người dự kiến đến năm 2025 - nhiều miệng hơn để nuôi. Trong khi dân số đang phát triển, các nguồn lực sẵn có cho nơng dân đang suy giảm. Đất đai bị hạn chế,

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở ISRAEL và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 36 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)