III. Mơ hình ngưỡng chịu đựng nợ công: 16-
4. Mơ hình nghiên cứu: 2 1-
4.3 Áp dụng với Việt Nam 30
Chúng em thực hiện phép sai phân cho phương trình đã được ước lượng ở phần trước và vì nghiên cứu của chúng em tập trung quan sát những thay đổi trong nợ và IIR do đó chúng em giả định rằng các yếu tố khác không đổi. Điều này mang lại cho chúng em phương trình sau đây để điều chỉnh IIR với nợ có liên quan:
Sau đó chúng em tính tốn đường đi của IIR cho những thay đổi của nợ từ điểm chuẩn của mức độ nợ 2011. Ở đây, đối với Việt Nam chúng em sử dụng mức IIR năm 2011 là 45,6 và tỷ lệ nợ trên GDP là 50,34, với Thái Lan mức IIR năm 2011 là 64,4 và tỷ lệ nợ trên GDP là 42,97. Đường cong của IIR được xây dựng dựa trên thay đổi giá trị của nợ, đi từ 0% đến 150% so với GDP. Hình 3.1 thể hiện đường đi của IIR cho hai nước: Việt Nam, Thái Lan.
Hình 3.2 Đường đi của IIR cho Việt Nam và Thái Lan
Bước tiếp theo là thiết lập ngưỡng cho IIR để tính tốn mức nợ mục tiêu tương đương. Thay vì phân chia các nước trong mẫu thành các nhóm dựa trên giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của IIR, nghiên cứu của chúng em thực hiện điều tra sự tương ứng giữa IIR năm 2011 với các xếp hạng tín dụng của 3 tổ chức xếp hạng lớn (Moody’s, Fitch và Standard and Poor’s). Mẫu được chia thành ba nhóm: i) Các quốc gia được xếp hạng một cách thống nhất ở hạng khuyến nghị đầu tư.
ii) Những nước có xếp hạng thống nhất ở hạng khuyến nghị khơng đầu tư. iii) Những nước có một xếp hạng khơng chắc chắn (nằm ở biên giới).
Tính tốn IIR và tìm mức xếp hạng của Moody’s, Fitch và Standard and Poor’s cho các nước. Xếp các nước theo IIR của họ 2011(từ cao đến thấp), sau đó di chuyển xuống trong danh sách để tìm đất nước với IIR cao nhất mà tại đó có ít nhất một tổ chức xếp hạng xếp nó ở hạng khuyến nghị khơng đầu tư. Thao tác này tạo nên ngưỡng trên. Để xác định ngưỡng dưới có thể bắt đầu ở dưới danh sách và di chuyển đến quốc gia đầu tiên mà có ít nhất một tổ chức xếp hạng xếp nó ở hạng khuyến nghị đầu tư. Các nước ở giữa hai ngưỡng này có các xếp hạng hỗn hợp, các nước này được đánh giá không thống nhất bởi các tổ chức xếp hạng. Sử dụng phương pháp này có thể tìm thấy một ngưỡng trên của IIR là 65.8, trên mức này bao gồm các nước được xếp hạng thống nhất ở hạng khuyến nghị đầu tư, và ngưỡng dưới của IIR là 49, dưới mức này là những quốc gia được xếp hạng thống nhất ở hạng khuyến nghị không đầu tư. Kết quả của bước này được trình bày trong bảng 3.3 với đại điện một số quốc gia trong mẫu chính của chúng em
Bảng 3.3 IIR và xếp hạng của ba tổ chức xếp hạng tín dụng
Áp dụng các ngưỡng này vào thơng tin ở hình 3.1 để xác định tỷ lệ nợ cho Việt Nam sẽ phải đạt đến để được xếp vào nhóm biên giới, trong trường hợp này là 43,17% GDP. Đối với Thái Lan chúng em cũng thực hiện tương tự để xác định tỷ lệ nợ mà họ sẽ phải đạt được để vươn lên hạng khuyến nghị đầu tư trong trường hợp này là 40,57% GDP hoặc có thể xác định cịn bao nhiêu khơng gian để tăng nợ trước khi rơi vào nhóm ở hạng khơng khuyến nghị đầu tư, trong trường hợp này là 73.87% GDP. Các kết quả này được thể hiện trong hình 3.3.
Bảng 3.4 Tỷ lệ nợ mục tiêu của Việt Nam và một số nước trong khu vực dựa trên phương trình “khả năng chịu đựng nợ”
Ngưỡng nợ của Việt Nam và một số nước trong khu vực dựa trên phương trình “khả năng chịu đựng nợ” Xếp hạng IIR Tỷ lệ nợ (% GDP) 2011 Mục tiêu 2011 Mục tiêu 2011 Mục tiêu Malaysia Hạng trung bình cao Chất lượng cao 73,6 82,7 55,12 29,78 Thái Lan Biên giới Hạng khuyến
nghị đầu tư
64,4 65,9 42,97 40,57
Indonesia Biên giới
Hạng khuyến
nghị đầu tư 56,4 65,9 25,24 5,85 Philippine
s
Biên giới Hạng khuyến nghị đầu tư
55,1 65,9 44,43 24,73
Việt Nam
Hạng
khuyến nghị Biên giới 45,6 49 50,34 43,17
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tính tốn
Bảng 3.4 trình bày kết quả tính tốn tương tự cho năm nước: Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Malaysia với mức IIR 2011 là 73,6 tương ứng với hạng trung bình cao (được trình bày tiếp theo sau đây ở bảng 3.5) cần phải đạt được mức 82,7 để vươn lên nhóm chất lượng cao, để đạt được điều đó Malaysia phải giảm nợ từ 55,12% GDP xuống còn 29,78% GDP. Các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines đang ở nhóm biên giới do đó mục tiêu là vươn lên hạng khuyến nghị đầu tư với mức IIR là 65,9, và để đạt được nó các nước này phải giảm nợ xuống cịn 40,57% GDP, 5,85% GDP và 24,73% GDP, tương ứng. Việt Nam với IIR 2011 là 45,6, đang nằm ở nhóm khuyến nghị khơng đầu tư, để vươn lên nhóm biên giới mức mục tiêu IIR đặt ra là 49, để đạt được mục tiêu đó,
Việt Nam phải giảm tỷ lệ nợ từ 50,34% GDP xuống cịn 43,17% GDP.
Bảng 3.5 trình bày các mức độ xếp hạng khác nhau của ba tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s, Fitch và Standard and Poor’s, cùng với mức IIR tương ứng với mỗi mức độ xếp hạng. Các quốc gia khác nhau với mức nợ khác nhau có thể có cùng IIR và các nước khác nhau với cùng một mức nợ có thể có IIR khác nhau. Điều này cho thấy rằng thị trường nhận thức về mức độ “khả năng chịu đựng nợ” khác nhau cho các nước khác nhau.
Bảng 3.5 Phân loại xếp hạng tín dụng và IIR 2011
Phân loại xếp hạng tín dụng và IIR 2011
Fitch Moody's S&P Phân loại Phạm vi IIR
AAA Aaa AAA An toàn cao nhất 90,6 - 100
AA+ AA Aa2 AA Chất lượng cao 82,7 - 90,5 AA- A+ A1 A+ Hạng trung bình cao 72,5 - 82,6 A A- BBB+ Baa1 BBB+ Trung bình 65,9 - 72,4 BBB BBB- BB+ Ba1 BB+
Hạng khơng đầu tư
Mang tính đầu cơ 45,7 - 65,8 BB
BB-
B+ B1 B+
Mang tính đầu cơ cao 33,3 - 45,7 B
B-
CCC+ Caa1 CCC+
Rủi ro cao
Mang tính đầu cơ rất cao
0 - 33,2 CCC CCC- CC C RD D
Nguồn: Fitch, Moody's, S&P và nhóm nghiên cứu tính tốn
xuất sử dụng chỉ số của tỷ lệ nợ trên GDP chia IIR hoặc tỷ lệ nợ trên xuất khẩu chia IIR. Trong bày nghiên cứu này, chúng em sử dụng một chỉ số khác để thay thế là mức độ nợ cần thiết trong ước lượng của chúng em để đạt được IIR mục tiêu chung. Điều này có thể cung cấp một xếp hạng khách quan về mức độ “khả năng chịu đựng nợ” của các nước. Ở đây chúng em muốn nói đến, với các quốc gia có cùng IIR mục tiêu, quốc gia nào có mức nợ mục tiêu càng cao nghĩa là “khả năng chịu đựng nợ” của quốc gia đó càng cao và ngược lại. Qua bảng 3.5 chúng em thấy rằng Việt Nam có mức “khả năng chịu đựng nợ” thấp thứ hai, chỉ cao hơn Indonesia, và Maylaysia với mức nợ để đạt được chỉ số IIR = 60 là 85,48 cho thấy mức “khả năng chịu đựng nợ” của các quốc gia này cao.
Bảng 3.6 Xếp hạng “khả năng chịu đựng nợ” của các nước
Tỷ lệ nợ mục tiêu (%GDP) IIR mục tiêu Malaysia 85.48 60 Thailand 51.72 60 Philippines 35.2 60 Việt Nam 23.73 60 Indonesia 18.67 60
Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế trên thế giới thì nước ta vẫn nằm trong ngưỡng an tồn nợ và sẽ khơng xảy ra tình trạng khủng hoảng nợ trong tương lai gần. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, Việt Nam đang có “khả năng chịu đựng nợ” khá thấp, điều này có thể khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận được thị trường vốn và trong tương lai xa, nếu chính phủ Việt Nam khơng có các cải cách trong quản lí nợ cơng thì các khoản nợ này có thể trở nên khơng bền vững. Năm 2010, mức tín nhiệm nợ chính phủ của Việt Nam đã bị cơng ty xếp hạng tín dụng Fitch hạ thấp (xuống mức BB-) vì có sự lo ngại đối với chính sách kinh tế “thiếu nhất quán”, dự trữ ngoại tệ và hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Theo tổ chức xếp hạng này thì phẩm chất tín dụng của Việt Nam yếu hơn những nước khác trong khu vực, như Indonesia và Philippines. Trước tình
hình đó, chính phủ Việt Nam ngồi việc kiểm sốt mức nợ cơng và thâm hụt ngân sách còn phải nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công, xem xét kỹ đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Quản lý nợ quốc gia phải gắn chặt với quản lý chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các yếu tố kinh tế vĩ mơ, cụ thể hơn phải dự tính được xu hướng biến động của các nhân tố tác động đến quy mô nợ, nhất là lãi suất và tỷ giá nhằm đảm bảo giảm tối đa các chi phí trả nợ, giảm thiệt hại, giảm rủi ro. Về mặt dài hạn, chính phủ cần phải có một chiến lược cắt giảm đầu tư công, cắt giảm thâm hụt ngân sách để có thể kiểm sốt được nợ vay nước ngồi.