Ngưỡng nợ công năm 2016 và định hướng ngưỡng nợ công cho giai đoạn

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ngưỡng nợ công tối ưu và giải pháp cho ngưỡng nợ công tối ưu tại việt nam (Trang 34 - 39)

II. NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU CỦA VIỆT NAM

3. Ngưỡng nợ công năm 2016 và định hướng ngưỡng nợ công cho giai đoạn

đoạn 2016-2020

a) Khái quát chung tình hình năm 2016

Những tháng đầu năm 2016, nền kinh tế nước ta phải gánh chịu nhiều thiệt hại do rét hại và băng giá ở phía Bắc, sau đó hạn hán kéo dài ở các tỉnh miền Nam Trung bộ, Tây Nguyên, hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, sự cố do Formosa, kinh tế thế giới phục hồi chậm... Do đó, tăng trưởng của nền kinh tế năm 2016 khó đạt được mục tiêu đề ra 6,7%. Cơ sở để tính tốn các chỉ tiêu tài khóa, bội chi, vay nợ đều xuất phát từ tăng trưởng kinh tế. Khi chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giảm nhưng các chỉ tiêu kia không giảm, dẫn đến tỷ lệ nợ công so với GDP tăng lên.

GDP 2016 không đạt chỉ tiêu: năm 2016 ước đạt tăng 6,21% so với năm 2015.

Trong đó, quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%, quý IV tăng 6,68%.

Theo Tổng cục thống kê mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng là 6,7% đã đề ra nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn thì mức trên đã là một thành công.

Cán cân thương mại năm 2016, suất siêu 2,68 tỷ USD: Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2016 ước đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 50 tỷ USD, tăng 4,8%. Khu vực FDI (kể cả dầu thơ) đạt 125,9%, tăng 10,2%.

Kim ngạch hàng hố nhập khẩu năm 2016 ước đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD, tăng 4%; khu vực FDI đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%.

CPI cả năm 2016 tăng 4,74%: CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015.

Mặc dù mức tăng của năm 2016 cao hơn so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tang 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015.

Theo đồng hồ nợ cơng tồn cầu The Global Debt Clock trên trang

Economist.com, tính đến thời điểm hiện tại, nợ cơng Việt Nam đang là 94,85 tỷ USD, tương đương 45,6% GDP, chia bình quân đầu người là 1.039 USD, mức gia tăng nợ là 9,3%/năm.

Còn theo báo cáo của Bộ Tài chính cho biết đến cuối năm 2016 dư nợ cơng khoảng 64,73% GDP, dư nợ Chính Phủ khoảng 53,62%. Hai con số này đều đã tiến đến sát ngưỡng nợ khơng q 65% GDP, nợ Chính phủ khơng quá 54% GDP trong Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 – 2020.

Nợ cơng được quản lý, kiểm sốt chặt chẽ đảm bảo trong giới hạn cho phép nhưng “nếu tính đủ thì nợ đã vượt q trần cho phép”.

Trước đó, ngay ngày đầu năm 2017, HSBC đã phát đi cảnh báo “nợ cơng vẫn tăng và có thể ảnh hưởng đến những lựa chọn chính sách trong trường hợp tăng trưởng sẽ thoái trào trong thời gian tới”.

Trong năm 2016, đối với trường hợp Việt Nam, nợ công đang tăng lên không hẳn là một điều xấu: trong bối cảnh tăng trưởng mạnh, chắc chắn cần thiết phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Nhưng,

trong thời gian dài, có thể phải đảm bảo việc điều điều tiết tăng trưởng nợ. Như vậy ngưỡng nợ công năm 2016 vẫn cho phép nền kinh tế có sự tăng trưởng và nằm trong ngưỡng chịu của nợ công Việt Nam mặc dù cần phải theo dõi chặt chẽ tình hình phát triền kinh tế và gánh nặng nợ công để có những điều chỉnh kịp thời.

b) Định hướng về ngưỡng nợ công tối ưu cho giai đoạn 2016-2020

Kinh nghiệm của các nước về quản lý nợ công - Bài học từ cuộc khủng hoảng nợ công EU: Thực trạng nợ công của Việt Nam khá tương đồng với quá trình phát sinh khủng hoảng của các nước trong khu vực.Theo đó: (i) cấu trúc nợ tiềm ẩn rủi ro (tỷ lệ nợ nước ngoài cao, nợ trong nước có kỳ hạn ngắn); (ii) nền kinh tế trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu cũng bộc lộ yếu kém; (iii) thâm hụt kép trên tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách; và (iv) áp lực lạm phát ln tiềm ẩn và đơi khi khó kiểm sốt. Trong khi đó, năng lực quản lý, giám sát và sử dụng nợ cơng cịn hạn chế. - Bài học từ thành công trong quản lý vốn vay nước ngoài: Hàn Quốc và Thái Lan là những nước thành công trong sử dụng và chấm dứt nhận ODA trong thời gian ngắn nhất. Để đạt được thành công, hai nước đã: (i) sử dụng vốn vay hiệu quả, song song với tăng tiết kiệm; đặt kế hoạch chấm dứt nhận ODA trong thời gian xác định không xa; (ii) hệ thống quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Cụ thể tại Thái Lan, mỗi dự án ODA bắt buộc phải thuê tư vấn và mọi khoản vay khơng được tính là nguồn thu ngân sách, nhưng các khoản trả nợ phải tính vào các khoản chi (ngưỡng vay nợ là 10% thu ngân sách, mức trả nợ bằng 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc 20% chi ngân sách).

Theo khuyến nghị của WB và IMF, Việt Nam cần xây dựng và cơng bố kế hoạch tài khóa trung hạn nhằm cải thiện công tác quản lý ngân sách và nợ công

theo hướng bền vững. Cụ thể: (Lưu ý, kể từ phần này, vốn vay nước ngoài gồm ODA và vốn thương mại khác).

+ Đến năm 2018: Tỷ lệ nợ cơng/GDP là dưới 63%, các chỉ tiêu nợ Chính phủ khơng q 55% và nợ nước ngồi/GDP dưới ngưỡng kiểm sốt 50%. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (khơng kể cho vay lại)/ thu NSNN; và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/ tổng giá trị xuất khẩu cùng dưới 25%. Dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ nước ngoài đảm bảo theo khuyến nghị của WB là 200% hoặc tối thiểu 3 tháng kim ngạch nhập khẩu (theo khuyến nghị IMF). Bội chi ngân sách đảm bảo dưới 5% GDP. Xây dựng định mức tiết kiệm chi phí thường xun, trong đó chi cho hành chính sự nghiệp từ ngân sách Trung ương tới địa phương tiết kiệm từ 810%/năm.

+ Đến năm 2020: Tỷ lệ nợ cơng/GDP là dưới 60%, các chỉ tiêu nợ Chính phủ và nợ nước ngồi/GDP được kiểm sốt tốt và có bước đệm để duy trì dưới ngưỡng kiểm sốt 50%. Phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 58% tổng chi NSNN (giảm 9 -10% so với tỷ trọng bố trí dự tốn năm 2015), tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm trong tổng chi NSNN đạt khoảng 19-20% để có nguồn thu. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (khơng kể cho vay lại)/ thu NSNN; và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/ tổng giá trị xuất khẩu cùng dưới 25%. Dự trữ ngoại hối/ tổng dư nợ nước ngoài đạt tối thiểu 200% hoặc tối thiểu 3 tháng kim ngạch nhập khẩu. Bội chi ngân sách đảm bảo dưới 5% GDP, định mức tiết kiệm chi phí thường xuyên cho hành chính sự nghiệp từ ngân sách Trung ương tới địa phương từ 58%/năm.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ngưỡng nợ công tối ưu và giải pháp cho ngưỡng nợ công tối ưu tại việt nam (Trang 34 - 39)