GIẢI PHÁP CHO NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ngưỡng nợ công tối ưu và giải pháp cho ngưỡng nợ công tối ưu tại việt nam (Trang 39 - 44)

Những vấn đề về nợ công ở Việt Nam hiện nay cho thấy một số nguy cơ tiềm ẩn mang tính dài hạn nằm ở những yếu kém mang tính nội tại của nền kinh tế. Do đó, một số vấn đề Chính phủ cần phải xem xét các giải pháp trước những rủi ro của nợ công trong bối cảnh hiện nay, đó là:

1. Việc tính tốn tỷ lệ nợ cơng cần nhất quán theo thông lệ quốc tế nhằm nâng cao tính chịu trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, tăng cường tính kỷ luật ngân sách đồng thời giúp việc quản lý nợ cơng đảm bảo tính chính xác, đồng bộ.

Cần thay đổi cách tính nợ cơng, trong đó tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước được bảo lãnh trong cơ cấu nợ cơng. Với cách tính mới này, chúng ta mới có thể tính chính xác số nợ cơng hiện tại là bao nhiêu, có ở ngưỡng rủi ro cao hay khơng, từ đó mới có thể quản lý hiệu quả nợ công.

2. Cần thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nợ nước ngồi. Nợ trong nước có thể huy động thông qua các đợt phát hành trái phiếu với lãi suất phù hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân. Nếu không thay đổi được cơ cấu nợ công theo hướng tăng cao nợ trong nước, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài bởi trong thời gian tới những ưu đãi từ nguồn vốn ODA cho Việt Nam sẽ giảm mạnh, buộc Chính phủ tiếp tục phải đi vay nợ tại các ngân hàng thương mại nước ngoài với lãi suất cao và thời gian ngắn hạn hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc vay nợ các ngân hàng nước ngoài rất nguy hiểm nếu gặp những biến động bất lợi về tỷ giá.

3. Cần thực hiện kỷ luật tài khóa một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên và luôn ở mức cao, gây ảnh hưởng bất lợi đến nợ công. Kỷ luật tài khóa cần thực thi nhằm giảm thâm hụt ngân sách một cách cứng rắn theo lộ trình rõ ràng, chẳng hạn như thâm hụt ngân sách duy trì ở mức 4% từ nay đến năm 2020, duy trì ở mức 3% kể từ sau năm 2020...

4. Phải có những lĩnh vực ưu tiên rõ ràng trong chi tiêu sử dụng nợ công. Những ưu tiên cần đặt ra là: các cơ sở hạ tầng cơng ích, các dịch vụ an sinh xã hội, các doanh nghiệp nhà nước khơng vì mục đích thương mại. Các doanh nghiệp nhà nước vì thế cũng cần phải thu hẹp theo hướng: tiếp tục phát triển các doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích cơng ích và được Chính phủ bảo lãnh, đồng thời bán các doanh

nghiệp nhà nước kinh doanh thương mại cho nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước.

Kiểm soát, xử lý các dự án đầu tư công kém hiệu quả. Phân cấp đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải bằng vốn ngân sách trên tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề như hiện nay, đặc biệt là các dự án có tính chất thương mại như điện, xi măng do các DNNN đảm nhận. Chú ý năng lực tự tồn tại của các DN, cần có những điều chỉnh phù hợp để nguồn lực được phân bổ đến những khu vực có năng suất cao hơn tạo điều kiện phát triển kinh tế.

5. Cẩn trọng hơn đối với quản lý rủi ro nợ công của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ chính phủ và nợ cơng đều đang tăng lên rất nhanh, mỗi bộ phận nợ này có tính chất và cấu trúc khác nhau, đem lại những rủi ro khác nhau và cần phải có những biện pháp quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Để quản lý nợ hiệu quả, cần phải tính cả nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước để tránh tình trạng một hoặc vài doanh nghiệp nhà nước mất khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhà nước khác, gây đổ vỡ hàng loạt hệ thống tài chính - ngân hàng do nợ xấu của các doanh nghiệp, khiến Chính phủ mất khả năng giúp doanh nghiệp trả nợ và dẫn đến tình trạng vỡ nợ như Hy Lạp và một số nước châu Âu đang gặp phải.

6. Cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ cơng hiệu quả. Chế độ kiểm tốn rất cần sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao để có thể kiểm sốt tốt nợ cơng của Việt Nam. Hiện tại, chất lượng đội ngũ kiểm toán nhà nước của Việt Nam còn thấp, chưa đủ khả năng để đánh giá, phân tích bản chất của nợ cơng, phân loại nợ công và đánh giá những tác động có thể xảy ra đối với nợ cơng. Hơn nữa, việc giám sát chi tiêu của Chính phủ cũng cần phải được thể chế hóa và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu khơng đúng mục đích, chi tiêu vượt q mức cho phép. Luật Ngân sách Nhà nước cũng cần phải được rà soát lại nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu cơng. Nếu khơng có cơ chế quản lý nợ cơng hiệu quả, chúng ta khơng thể đánh giá thấu đáo tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng dự trữ quốc gia là bao nhiêu, nợ công trong nước hay nợ cơng nước ngồi đang gặp mối nguy hiểm gì, do vậy nguy cơ vỡ nợ là điều không thể lường trước.

7. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, giảm thuế thu nhập DN nhằm nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai. Tăng cường hiệu quả thu ngân sách, tránh thất

thoát, thất thu thuế. Hiện tại, có thể cân nhắc đối với thuế giao dịch bất động sản, thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ hay thuế ơ nhiễm mơi trường.

Duy trì khả năng xuất khẩu, coi xuất khẩu là yếu tố then chốt để trả nợ; Cần có giải pháp tránh tình trạng lên giá của tiền đồng làm tổn hại đến năng lực xuất khẩu, khuyến khích vay nước ngồi dẫn đến xói mịn khả năng trả nợ.

KẾT LUẬN

 

Vấn đề vay nợ công và quản lý vay nợ công luôn là những mối quan tâm thường trực của bất kì đất nước nào, bất kì giai đoạn nào. Việt Nam, tuy đã vượt qua mức an toàn (50% ) như mức tham chiếu của WB nhưng vẫn nằm chưa gặp phải nguy hiểm nào, tuy nhiên có thể thấy, tính cấp thiết của vấn đề này. Có thể nói, để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì nợ cơng vẫn thực sự cần thiết cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vấn đề của nợ công không nằm ở quy mô hay tỷ lệ nợ công/GDP mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công, là khả năng trả nợ trong tương lai hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng vốn vay. Để hạn chế những hệ lụy của nợ cơng gây ra thì việc triển khai kịp thời các chính sách và biện pháp quản lý nợ cơng là một nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và các ngành, các cấp để công tác quản lý nợ cơng tại Việt Nam an tồn và hiệu quả hơn. Thơng qua những bài tốn nợ cơng trên thế giới, cũng đã có những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chính phủ cần xây dựng kế hoạch vay nợ cơng phù hợp với từng chiến lược phát triển của từng thời kì. Đảm bảo tính bền vững, phát triển cả về quy mô và tốc độ của các khoản nợ, quản trị và đánh giá rủi ro có thế xảy ra một cách thường xuyên và hiệu quả. Mỗi quyết định vay, đầu tư đều cần được cân nhắc thạt kĩ lưỡng. và một điều rất quan trọng đó là tính cơng khai minh bạch trong cơng tác quản lý nợ cơng, tránh tình trạng “ cha chung khơng ai khóc” làm việc thiếu trách nhiệm của các cán bộ quản lý.

Thông qua đề tài này, chúng em cũng đã tìm hiểu được nhiều thơng tin, tập hợp được nhiều kiến thức và vấn đề cấp bách của xã hội. Chúng em cũng mong muốn rằng, bài viết có thể đem lại cho bạn đọc một cái nhìn tổng qt về nợ cơng, tình hình nợ cơng của đất nước ta trong thời gian gầy đây, đồng thời, đề cập một số giải pháp quản lý nợ công hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (2011), Bản tin nợ nước ngoài số 7, tháng 7-2011, trang

www.mof.gov.vn

Vũ Quang Việt. (2010). Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ cơng?. Được lấy về từ: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-06-05-lieu-viet-nam-da-tinhdung-va-

du-no-cong

Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt. “Tình hình nợ cơng và quản lý nợ công ở Việt Nam”.

TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thảo Phương. “Nợ công Việt Nam – Những vấn đề cần bàn thêm”.

The World Bank- Điểm lại : Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

http://documents.worldbank.org/curated/en/131111468189531717/pdf/98139- VIETNAMESE-WP-PUBLIC-Box385180B.pdf

Tạp chí Tài chính – Nợ cơng : Ngưỡng nào là an tồn?

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/no-cong-nguong-nao-la-an- toan-50261.html

Tạp chí Tài chính- Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam -

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/no-cong-nguong-nao-la-an- toan-50261.html

Thời báo Ngân hàng – “ Nợ công tối ưu 68%GDP “ -

http://thoibaonganhang.vn/no-cong-toi-uu-68-gdp-14.html

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – “ Bàn về nợ công Việt Nam hiện nay” - Ths. Lê Thị Khương

http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?

48&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=2367967132950655# %40%3F_afrLoop%3D2367967132950655%26centerWidth

%3D80%2525%26dDocName%3DSBV245948%26leftWidth

%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse %26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dqbmjia7hr_9

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ngưỡng nợ công tối ưu và giải pháp cho ngưỡng nợ công tối ưu tại việt nam (Trang 39 - 44)