Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân vãng lai của việt nam giai đoạn 1997 2017 (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN

1. Hàm ý chính sách

Thâm hụt vãng lai không phải luôn là yếu tố tiêu cực. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô mà thâm hụt thương mại lai là dấu hiệu tích cực hay là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Thâm hụt thương mại đã vượt quá ngưỡng được coi là an toàn, đồng thời so với các nước trong khu vực và các nền kinh tế mới nổi trên thế giới, tình trạng thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam là khá cao.

Để có thể thực hiện triệt để các biện pháp này địi hỏi chính phủ phải kiên quyết. Điều này có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của các nhóm lợi ích khác nhau song chính phủ cần phải cân nhắc sao cho hài hịa những lợi ích đó để thực hiện tốt nhất được các biện pháp kiềm chế nhập siêu, lấy lại ổn định vĩ mô cho nền kinh tế Việt Nam cho một giai đoạn phát triển bền vững.

Tương tự như vậy, để cải thiện tình hình thâm hụt tài khóa cần tiến hành các biện pháp từ thu chi ngân sách. Các kiến nghị cụ thể như sau:

1.1 Tăng thu ngân sách Nhà nước:

1.1.1 Tăng thu từ nguồn thu thuế

Hoàn thiện, điều chỉnh hệ thống pháp luật về thuế để tránh kẻ hở, tránh việc lợi dụng trốn thuế. Hoàn chỉnh bộ máy thu nộp để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nộp thuế của người dân và doanh nghiệp. Nâng cao trách nhiệm và nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ngành thuế. Các thủ tục hành chính cần đơn giản, chuẩn hóa và tăng cường

Tăng cường rà sốt, quản lý, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp quản lý thu, đơn đốc người nộp thuế nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản phải nộp vào ngân sách, chống thất thu.

Xử lý nghiêm minh những trường hợp chây ì nộp thuế hay có tình trạng trốn thuế, tránh thuế. Đối với những đơn vị cịn nợ tiền thuế thì thực hiện thu đủ, dứt điểm.

Bên cạnh đó, cần có những cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho những doanh nghiệp mới hoạt động hoặc đang gặp khó khăn nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.1.2 Tăng thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước

Nhà nước cần tiến hành rà soát lại các hoạt động kinh tế, tránh tình trạng lãng phí, thất thốt. Cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ, trợ giúp về khoa học, kỹ thuật công nghệ cũng như nhân lực để các đơn vị kinh tế có vốn từ ngân sách hoạt động hiệu quả, năng suất cao; các nguồn thu từ cho th, bán tài ngun khơng bị lãng phí, thất thốt. Ví dụ, tăng cường cơng tác quản lý nguồn thu từ tài nguyên đất thông qua việc cho mướn, thuê đất bằng các biện pháp đấu giá công khai, minh bạch hạn chế tình trạng xin cho hay móc ngoặc, gian lận gây thất thốt.

1.2 Chi ngân sách hợp lý

Để thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại chi ngân sách hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay, cần tập trung vào việc cơ cấu lại chi NSNN, đảm bảo phù hợp với khả năng nguồn lực của nền kinh tế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chi ngân sách, chi tiêu công, cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế. Cụ thể:

Một là, đổi mới quản lý chi ngân sách theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng NSNN thực hiện các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế, cải thiện cân đối NSNN, giảm dần bội chi. Phân định rõ nội dung, phạm vi của Nhà nước và thị trường; giới hạn phạm vi chi NSNN ở các nội dung thị trường không hoạt động hoặc hoạt động khơng hiệu quả; rà sốt lại phân cấp đầu tư giữa Trung ương và địa phương phù hợp với các mục tiêu cơ cấu lại NSNN.

Hai là, tăng quyền hạn và trách nhiệm trong cơng tác lập dự tốn, quản lý và sử dụng NSNN của các cấp, các đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời với việc thúc đẩy công khai, minh bạch ngân sách, tăng cường trách nhiệm giải trình; mở rộng khốn chi, đặc biệt với cơ quan hành chính nhà nước, tạo áp lực thực hiện có hiệu quả kế hoạch tinh

giản biên chế, hoàn thiện bộ máy, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách; từng bước thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ song song với việc tăng cường quản lý chuẩn mực, chất lượng dịch vụ.

Ba là, triển khai kế hoạch tài chính trung hạn (kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm), trong đó kế hoạch trung hạn 5 năm đóng vai trị là định hướng của cả giai đoạn, được cụ thể hóa bằng các kế hoạch trung hạn 3 năm cuốn chiếu, cập nhật các vấn đề kinh tế xã hội, làm căn cứ xây dựng dự toán hàng năm...Cùng với việc thực hiện cam kết bố trí dự toán chi NSNN, việc quản lý, phân bổ NSNN sẽ gắn với lộ trình thực hiện chương trình, dự án, nhiệm vụ theo thiết kế phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xóa bỏ tình trạng bố trí vượt khả năng nguồn lực, kéo dài thời gian thực hiện, lãng phí, tăng quy mơ đầu tư...

Bốn là, đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công, trong đó tập trung vào các nội dung sau:

 Triển khai tồn diện, đồng bộ và có hệ thống các chế định pháp lý trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ việc chuẩn bị dự án, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra, giám sát chương trình, dự án và kế hoạch đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư cơng; tăng cường kiểm sốt khâu chuẩn bị đầu tư, nhất là việc lập báo cáo đề xuất và phê duyệt chủ trương đầu tư.

 Khắc phục căn bản tình trạng bố trí chi đầu tư phát triển vượt khả năng cân đối NSNN, dàn trải, kéo dài thời gian, lãng phí, nợ đọng xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN nói riêng, đầu tư cơng nói chung. Xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm trong phạm vi Kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm, mang tính định hướng chiến lược lớn. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương để trình Quốc hội quyết định cụ thể dự tốn NSNN, trong đó có kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm cho phù hợp với tình hình thực tế.

Năm là, cơ cấu lại chi thường xuyên. Cần triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Trong đó, giảm tỷ trọng chi quản lý hành chính Nhà nước chủ yếu trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế; giảm tỷ trọng chi một số lĩnh vực sự nghiệp cơng gắn với việc điều chỉnh giá, phí đối với các dịch vụ

Sáu là, đổi mới cơ cấu và phương thức hỗ trợ của NSNN đối với dịch vụ sự nghiệp công theo hướng thu hẹp dần phạm vi chi, tập trung vào các dịch vụ được NSNN đảm bảo tồn bộ kinh phí, các dịch vụ NSNN hỗ trợ (phần chưa kết cấu trong giá dịch vụ); từng bước chuyển từ việc giao dự toán ngân sách như hiện nay sang thực hiện phương thức đặt hàng, mua hàng dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ, khơng phân biệt cơ sở cơng lập, ngồi cơng lập nhằm tạo cạnh tranh lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm cho các đơn vị sự nghiệp công lập và ngồi cơng lập phát triển bình đẳng.

1.3 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

 Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

 Thực hiện quyết liệt các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng.

 Phát triển toàn diện, hài hịa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

 Phát huy nguồn lực tài nguyên, tăng cường bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

 Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,..

 Tăng cường quốc phịng, an ninh, nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển.

1.4 Các biện pháp giảm thâm hụt tài khoản vãng lai

Do cán cân thương mại là nhân tố ảnh hưởng chính đến cán cân vãng lai nên cần có những chính sách nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu của quốc gia.

Tăng cường khuyến khích xuất khẩu: Xây dựng chương trình, kế hoạch để đầu tư cơng nghệ, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Ưu tiên tìm kiếm những thị trường mới và phát huy thế mạnh ở những thị trường tiềm năng, duy trì tốt thị trường truyền thống. Nghiên cứu, thực hiện các cơ chế, biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu. Tận dụng tốt các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia để hoạt động xuất khẩu ngày càng hiệu quả hơn.

Hạn chế tình trạng nhập khẩu: Ðiều chỉnh cơ cấu hàng nhập khẩu theo hướng giảm đến mức tối đa nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được như may mặc, đồ uống, hoa quả… đồng thời hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân vãng lai của việt nam giai đoạn 1997 2017 (Trang 27 - 31)