III. Kiến nghị và giải pháp nhằm duy trì mức nợ cơng tối ưu cho Việt Nam
2. Về nâng cao năng lực quản lý nợ công
2.1. Trách nhiệm rõ ràng, kiện tồn và nâng cao trình độ của bộ máy Hồn thiện tổ chức bộ máy quản lý nợ công:
Xem xét thành lập Ủy ban giám sát và kiểm sốt nợ cơng (UBGS&KSNC - trực tḥc Quốc hợi) có chức năng:
(1) Giám sát các vấn đề nợ công và ngân sách nhà nước;
(2) Giám sát, chỉ đạo hoạt động và sự phối hợp của các đơn vị liên quan tới các vấn đề trên;
(3) Cấp phép và giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên môn cao được phép cung cấp dịch vụ tư vấn và đấu thầu cho dự án dùng vốn nợ công; (4) Tham mưu cho Quốc hợi về việc Ban hành Luật, trong đó có quy định về đãi ngợ/ chế tài đối với cá nhân liên quan tới hoạt động quản lý, sử dụng và giám sát nợ công;
(5) Phê duyệt và giám sát các quyết định về ngân sách Nhà nước, khoản vay và cho vay từ nguồn nợ công với một giá trị tối thiểu cho trước; dưới mức ngưỡng này, Bợ Tài chính tự xử lý, UBGS&KSNC chỉ giám sát.
Bợ Tài chính:
(1) Cần đưa ra văn bản hướng dẫn thi hành Luật về nợ công, quản trị rõ ràng;
(2) Xây dựng hệ thống quốc gia về khai báo các khoản vay;
(3) Trong thẩm quyền được giao, Bợ Tài chính tự ra quyết định về ngân sách Nhà nước, phê duyệt các khoản vay và đầu tư trên cơ sở tham khảo ý kiến của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp đã được UBGS&KSNC chấp thuận.
Đổi mới trong quản lý vốn vay nước ngồi:
Nhà nước cần thơng qua mợt đầu mối cho vay và quản lý ODA. Ngồi ra, theo kinh nghiệm của các nước phát triển, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đề xuất mợt mơ hình mới trong việc tổ chức vận đợng, thu hút và quản lý các dự án vay vốn nước ngồi: Lựa chọn mợt định chế tài chính có kinh nghiệm về tín dụng đầu tư phát triển, là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định, đề xuất cơ chế tài chính áp dụng đối với dự án, điều kiện vay áp dụng cho dự án…; Đơn vị này phải có kinh nghiệm trong việc quản lý các khoản vay nước ngồi, có năng lực về tài chính để có thể chịu được rủi ro không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước.
Tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chỉ vay nợ khi có dự án hiệu quả và nguồn trả nợ rõ ràng, có tính đến các kịch bản rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo khả năng thanh tốn của Chính phủ. Tiến tới áp dụng quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” nhằm nâng cao trách nhiệm sử dụng và bảo vệ nguồn thu từ chủ dự án dùng vốn nợ cơng (kinh nghiệm của Trung Quốc).
Tư nhân hóa các dự án cơng trên cơ sở đấu thầu công khai, cạnh tranh về giá cả và chất lượng và gắn với trách nhiệm cá nhân. Đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ cơngcó thể là mợt giải pháp cần đẩy mạnh hơn nữa khi nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách có thể bị hạn chế từ năm 2017 (do tỷ lệ nợ công đã tiến sát trần). Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là nền tảng pháp lý quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực tài chính ngồi nhà nước tham gia đầu tư vào các lĩnh vực trước đây tưởng như là “lãnh địa” của khu vực nhà nước. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang thâm hụt mạnh trong 5 năm trở lại đây, nghị định này đã tạo cơ hội cho khu vực tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào những dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia như hệ thống đường giao thơng và năng lượng, đồng thời góp phần quan trọng giảm áp lực chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới Chính phủ cần tiếp tục hồn thiện luật lệ và cơ chế để có thể thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và nhận chuyển nhượng lại các dự án đầu tư đã hoàn thiện từ khu vực nhà nước.