Về nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công và đầu tư công

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ngưỡng nợ công tối ưu của việt nam và khuyến nghị chính sách về trần nợ công tối ưu cho việt nam (Trang 44)

III. Kiến nghị và giải pháp nhằm duy trì mức nợ cơng tối ưu cho Việt Nam

3. Về nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công và đầu tư công

 Bợ Tài chính đầu mối xây dựng, hồn thiện trình Chính phủ phương án tái cơ cấu nợ cơng:

(1) Phối hợp cùng Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất các phương án tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ 10 - 15 năm nhằm tăng tính chủ đợng trong trả nợ. Do việc tăng mạnh khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành trong những năm gần đây, đặc biệt là các kỳ hạn ngắn, đang tạo thêm nhiều áp lực cho nghĩa vụ trả lãi hàng năm. Trong thời gian tới, việc đảm bảo duy

trì tỷ trọng của kênh ODA, giãn lợ trình phát hành đồng thời tạo thêm lực cầu mới cho kênh trái phiếu Chính phủ và tập trung cho các kỳ hạn dài (đặc biệt là việc xem xét cho phép thành lập và vận hành các quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện) sẽ giúp giảm bớt áp lực cho mặt bằng lãi suất cũng như chi phí lãi vay hàng năm;

(2) Đổi mới cơ chế cho vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ, mở rợng đối tượng cho vay đến doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng; và tăng cường trách nhiệm của người vay lại

(3) Nghiên cứu cơ chế huy động vốn vay OCR/ IBRD.

 Gắn tái cơ cấu đầu tư công với tái cơ cấu ngân sách nhà nước, ngành tài chính - ngân hàng, các doanh nghiệp và nền kinh tế. Cụ thể:

o Về ngân sách nhà nước: Từng bước thực hiện cân đối thu chi:

(1) Về nguồn chi: Triệt để tiết kiệm; Đề xuất xã hợi hóa các khâu, các lĩnh vực, các ngành nghề có thể xã hợi hóa được; Thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức đầu tư ngồi ngân sách nhà nước như mơ hình hợp tác cơng tư (PPP) như đã nói ở trên;

(2) Về nguồn thu: (i) Mở rộng cơ sở thuế; (ii) Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt; (iii) Hạn chế gian lận thương mại và hạn chế tiền mặt để chống thất thu thuế; (iv) Nghiên cứu bổ sung một số loại thuế về mơi trường...

o Về phía doanh nghiệp: Hồn thiện hệ thống pháp lý về: thành lập tổ chức định mức tín nhiệm và tổ chức xếp hạng trong nước; quy chế thành lập và hoạt động trung tâm thông tin doanh nghiệp nhằm minh bạch hóa thơng tin và khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, giảm dần bảo lãnh của Chính phủ cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhà nước trong vay vốn trong và ngoài nước, tiến tới doanh nghiệp tự vay tự trả. Các tập đoàn kinh tế nhà nước đang được bảo lãnh khoản nợ khoảng 26 tỷ USD, đưa nợ của Chính phủ vượt mức 50,3% GDP cuối năm 2015. Do đó, để đảm bảo an tồn nợ cơng, mới đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng

cường thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay; tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát, thông tin, báo cáo đối với các dự án được Chính phủ bảo lãnh.

Đối với các dự án bảo lãnh kém hiệu quả, Thú tướng yêu cầu phải định kỳ báo cáo nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, nếu doanh nghiệp vẫn cịn có thể huy đợng từ các nguồn vốn khác thì hạn chế việc cho vay ứng vốn từ Quỹ tích lũy trả nợ. Các doanh nghiệp phải nỗ lực tự thu xếp nguồn vốn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, đàm phán với bên cho vay để tái cơ cấu khoản vay. Trong năm 2016, xem xét kỹ các dự án ngay từ giai đoạn phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh để hạn chế dần bảo lãnh Chính phủ. Từ năm 2017, tạm dừng phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho các dự án mới để đảm bảo an tồn nợ cơng. Trường hợp đặc biệt cấp thiết, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng trường hợp cụ thể.

Đối với các dự án đã có chủ trương cấp bảo lãnh, tăng cường công tác thẩm định và tuân thủ các tiêu chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bên cạnh các điều kiện cấp bảo lãnh theo quy định Luật Quản lý nợ cơng và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thủ tướng giao các Bợ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương thực hiện phương án tái cơ cấu tài chính dự án đã được Thủ tướng phê duyệt trong năm 2016. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh khẩn trương thực hiện việc thế chấp tài sản theo quy định trong năm 2016. Đối với các trường hợp đặc thù, Bộ chủ quản báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp dự án đã hình thành xong tài sản nhưng chủ đầu tư khơng thực hiện thế chấp cho Bợ Tài chính theo u cầu, Bợ Tài chính yêu cầu chủ đầu tư trả nợ trước hạn để tất tốn bảo lãnh Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ giao Bợ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phù hợp để đảm bảo công tác cấp bảo lãnh và quản lý bảo lãnh Chính phủ ngày càng hiệu quả theo hướng phù hợp với Luật quản lý nợ

cơng sửa đổi và định hướng của Chính phủ về bảo lãnh. Bợ Tài chính nghiên cứu các biện pháp tăng cường hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý nợ trong việc đảm bảo tuân thủ quy định của người được bảo lãnh, cơ chế xử lý và áp dụng chế tài theo quy định đối với các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

o Về phía hệ thống tài chính - ngân hàng: xây dựng và vận hành thị trường trái phiếu hiện đại. Đồng thời, phát triển thị trường chứng khốn tạo kênh dẫn vốn trung - dài hạn; hồn thành tái cơ cấu các tổ chức tín dụng...

o Khắc phục hạn chế chính - vốn đối ứng của dự án ODA: Chính phủ rà sốt, ưu tiên bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình/dự án ODA triển khai đúng theo tiến độ đã cam kết với các nhà tài trợ; Đổi mới phương thức bổ sung nguồn vốn đối ứng với sự cho phép thành phần kinh tế tư nhân tham gia.

4. Tăng cường minh bạch hóa thơng tin và tn thủ chặt chẽ kế hoạch quản lý ngân sách

Chính phủ chỉ đạo Bợ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các Bộ ngành, địa phương:

(1) Tăng cường mức độ chi tiết trong hoạt động thống kê, công bố thông tin về nợ công theo từng cấu thành và tính cập nhật theo từng quý là yêu cầu cần đạt được. Hiện độ minh bạch của các con số thống kê về nợ công của Việt Nam chưa cao, đặc biệt là các số liệu về vay tín phiếu, tồn ngân kho bạc và các khoản thu chi kết chủn, lãi suất bình qn… Trong khi đó, tỷ trọng của các khoản này thường không phải là nhỏ, được coi là những “khoảng trống” tiềm ẩn có thể làm sai lệch kết quả của công tác dự báo so với thực tế. Bên cạnh đó, việc chậm trễ trong việc quyết tốn và cơng bố thông tin thu chi ngân sách (hiện phải chờ tới 2 năm sau năm tài khóa) cũng gây ra nhiều thắc mắc và có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả kịp thời của hoạt đợng quản lý, hoạch định chính sách nợ cơng cho các kỳ tiếp theo.

(2) Chính phủ cần thắt chặt hơn nữa công tác quản lý, gia tăng tính ràng ḅc và tn thủ trong các hoạt đợng vay nợ và chi tiêu. Mức độ chênh lệch giữa các con số dự toán và quyết toán nên được thu hẹp hết sức có thể. Các mục tiêu về tỷ lệ bội chi ngân sách, quản lý tỷ trọng cơ cấu vay nợ - đặc biệt là nợ nước ngồi thơng qua phát hành trái phiếu - cần phải được lên kế hoạch sát với thực tế, đảm bảo tính ràng ḅc giữa các mục tiêu và tuân thủ chặt chẽ, tránh các khoản phát sinh ngoài dự kiến như đã xảy ra trong những năm qua.

KẾT LUẬN

Như vậy có thể nói, để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì nợ cơng vẫn thực sự cần thiết cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên hiện nay, con số bao nhiêu mới thực sự là ngưỡng nợ công tối ưu, hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam vẫn còn nhiều tranh cãi. Thiết nghĩ, vấn đề của nợ công không nằm ở quy mô hay tỷ lệ nợ công trên GDP mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công, là khả năng trả nợ trong tương lai hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng vốn vay. Để hạn chế những hệ lụy của nợ cơng gây ra thì việc triển khai kịp thời các chính sách và biện pháp quản lý nợ công là một nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và các ngành, các cấp để công tác quản lý nợ công tại Việt Nam an toàn và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Nhân dân điện tử (10/4/2017), Bài viết: “Thách thức mục tiêu tăng trưởng kinh tế”

2. Cổng thông tin điện tử Bợ Tài chính (10/04/2017), Thơng cáo báo chí: “Về

tình hình thực hiện chương trình cơng tác tháng 3 và quý I/2017; Chương trình cơng tác tháng 4 và q II/2017 của Bộ Tài chính”

3. Cổng thơng tin điện tử Bợ Tài chính, Luật Quản lý nợ cơng số 29/2009/QH12 4. Cổng thơng tin điện tử Bợ Tài chính, Luật Đầu tư cơng số 49/2014/QH13 5. Cổng thơng tin điện tử Chính phủ (12/01/2017), Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý

nợ công

6. Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (10/11/2016), Bài viết:

“Nghị quyết về Kế hoạch Tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016- 2020 được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao”

7. Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (10/11/2016), Bài viết:

“Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020”

8. Jonathan Gruber (2011), Public Finance and Public Policy, Worth Publishers 9. Kênh thông tin CafeF (27/08/2016), Bài viết: “Đảm bảo an tồn nợ cơng, từ

2017 Chính phủ dừng bảo lãnh cho các "ơng lớn" tập đồn”

10. Khối Phân Tích & TVĐT CTCP Chứng Khốn Bảo Việt (11/2015), Báo cáo

chuyên đề nợ cơng: “Cần cách nhìn trực diện”

11. Khối Phân Tích & TVĐT CTCP Chứng Khốn Bảo Việt (4/2016), Báo cáo cập

nhật chuyên đề nợ cơng: “Cần cách nhìn trực diện”

12. Khối Phân Tích & TVĐT CTCP Chứng Khốn Bảo Việt (8/2016), Báo cáo

chuyên đề: “Nợ công sẽ tiến sát trần trong năm nay”

13. PGS.TS. Phạm Thế Anh, Nguyễn Hồng Ngọc (2015), “Hiệu ứng nợ công với

tăng trưởng kinh tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Kinh tế Chính trị và

14. PGS.TS. Sử Đình Thành (2009), Lý thuyết Tài chính cơng, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

15. Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (2016), Báo cáo: “Đánh giá thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ngưỡng nợ công tối ưu của việt nam và khuyến nghị chính sách về trần nợ công tối ưu cho việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)