Xuất ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ngƣỡng nợ công tối ƣu của việt nam và khuyến nghị chính sách trần nợ công tối ƣu cho việt nam (Trang 54)

CHƢƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.2. Kiến nghị và đề xuất

3.2.1. xuất ngưỡng nợ công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt

giai đoạn tới

Một lần nữa nhìn lại tình hình nợ cơng Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy nợ công nước ta đang ở mức cao, lên tới 61,5% GDP vào năm 2016 và có xu hướng gia tăng, dự kiến sẽ chạm mức 64% GDP vào cuối năm 2017. Tác động của một số nhân tố không bền vững như thâm hụt ngân sách hay tỷ giá hối đối là những ngun nhân chính gây ra vấn đề này. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam vẫn đang được đánh giá là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, nhưng ngay cả khi mà ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đã dần trở nên mờ nhạt, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta cũng chỉ đạt trên 6%/năm trong hai năm 2015 và 2016, xấp xỉ bằng năm 2009 (5,32%), năm mà các quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Như vậy, so với những năm trước 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đã thấp hơn đáng kể. Điều đáng nói ở đây là dường như tình hình nợ cơng lại có chiều hướng biến động ngược lại so với xu hướng trên. Cụ thể, trước năm 2008, tỷ lệ nợ công/GDP chỉ dao động ở dưới mức 40%, trong khi từ năm 2010 trở đi, nợ cơng lại có những bước “đột phá” và ln ln duy trì trên mức 50%. Như vậy, nợ cơng gia tăng dường như đang là một trong số những nguyên nhân làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, năm 2013, quy định về trần nợ cơng của Việt Nam lại được nâng từ 60% GDP lên đến 65% GDP, đặt ra một dấu hỏi lớn cho những người quan tâm đến vấn đề này.

So sánh với một số quốc gia có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam đã được phân tích trên đây, có thể thấy, tỷ lệ nợ cơng/GDP của Việt Nam hiện cao hơn so với cả 3 nước Phi-líp-pin, In-đơ-nê-xi-a và Thái Lan. Cụ thể, nợ cơng/GDP năm 2013 của 3 nước này lần lượt đạt 39,1%, 26,2% và 45,2%. Về tăng trưởng kinh tế, Phi-líp-pin và In-đơ-nê-xi-a đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Đặc biệt, các số liệu của cả 3 nước

này cũng đều cho thấy, khi tỉ lệ nợ cơng/GDP được duy trì ở mức thấp thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trở nên cao và ổn định hơn. Câu chuyện về nợ cơng tại bốn nước Phi- líp-pin, In-đơ-nê-xi-a, Thái Lan cho ta thấy khá rõ một quy luật chung là, khi nợ cơng được duy trì ở mức thấp vừa phải, nó sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế, cịn khi nợ cơng tăng q cao, nó sẽ tác động kìm hãm đến tăng trưởng trong dài hạn. Qua đây, có thể nhận thấy rằng, nợ cơng Việt Nam tuy chưa đến mức đáng báo động nhưng nếu cứ tiếp tục gia tăng thì chúng có thể đe dọa đến tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm tiếp theo. Do vậy, việc xác định một ngưỡng an tồn nợ cơng là cần thiết.

Kết quả ước lượng mơ hình xác định hiệu ứng ngưỡng nợ cơng tới tăng trưởng kinh tế với các quốc gia thuộc khu vực ASEAN giai đoạn 2001-2016 đã một lần nữa minh chứng rõ nét mối tương quan giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế. Cùng với nghiên cứu của Phạm Thế Anh (2014), chúng tôi xin đề xuất ngưỡng nợ công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là 53% GDP, và quy mô nợ công quốc gia nên được kiểm soát ở dưới mức 58% GDP. Khi vượt q 58% GDP thì nợ cơng gần như chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Do đó, trước mắt, chúng ta cần thực hiện những giải pháp nhằm khống chế tỉ lệ nợ công/GDP ở dưới mức 58% này, và cần dần dần cắt giảm nợ cơng để có thể tiến tới ngưỡng 53%, hướng tới tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta.

3.2.2. Một số khuyến nghị chính sách quản lý nợ cơng

Nhằm hướng tới việc cắt giảm nợ công xuống dưới mức nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế là 58% GDP và tiến tới ngưỡng tối ưu 53% GDP, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cơ cấu lại NSNN và nợ cơng.

Phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta và tình hình kinh tế, chính trị thế giới trong thời gian tới cho thấy, những thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen nhau, tiếp tục tác động đến cơ cấu thu, chi NSNN do đó ảnh hưởng gián tiếp đến quản lý nợ công. Nguồn thu NSNN chưa được cải thiện nhiều trong sức ép tăng chi NSNN rất lớn,

bội chi ngân sách chưa giảm, nợ công tăng cao và phát sinh nhiều nhu cầu chi mới…Yêu cầu về cơ cấu lại NSNN cần được nhấn mạnh trên một số nội dung sau:

 Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, bảo đảm tính ổn định, vững chắc của NSNN, tạo sự chủ động cho các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện; kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh phù hợp với tình hình trong và ngồi nước.

 Đổi mới tồn diện cơ chế quản lý ngân sách, khắc phục phương pháp quản lý NSNN theo cơ chế cũ, triển khai thực hiện theo quy định tiến độ của Luật NSNN mới.

 Động viên, phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính hiệu quả, cơng bằng, công khai, minh bạch; ưu tiên đầu tư hợp lý cho phát triển con người, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phịng, an ninh; đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa quản lý tài chính cơng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm tốn.

 Có biện pháp quyết liệt đối với quản lý nợ công, bảo đảm an tồn nợ cơng và an ninh tài chính quốc gia. Kiên định mực tiêu giảm dần bội chi NSNN. Đánh giá đầy đủ và chính xác mức dư nợ cơng, dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia…

Thứ hai, thành lập cơ quan quản lý nợ cơng.

Khác với nhiều quốc gia khác đã có cơ quan chuyên trách quản lý nợ công, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan nào giám sát và chịu trách nhiệm về nợ công một cách độc lập. Chính vì vậy, việc quản lý nợ cơng hiện vẫn còn bị xem nhẹ. Sự ra đời của cơ quan quản lý nợ công sẽ giúp việc theo dõi nợ công trở nên sát sao hơn, từ đó có những phản ứng kịp thời trước những biến động liên quan đến nợ cơng. Theo đó, cơ quan này cần có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

 Lập kế hoạch vay nợ hàng năm, bao gồm: xác định nhu cầu vay nợ, xác định nguồn vay nợ, quản lý cơ cấu nợ;

 Lập kế hoạch trả nợ hàng năm, lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp phát sinh các rủi ro liên quan đến tỷ giá hay khủng hoảng kinh tế,…;

 Phát hiện những hố đen về nợ cơng nhằm có những phản ứng kịp thời trước khi có rủi ro xảy ra;

 Tham mưu cho các nhà hoạch định chính sách về các chính sách quản lý nợ công.

Thứ ba, hạch tốn nợ cơng theo chuẩn quốc tế.

Một trong số những thách thức hiện nay trong quản lý nợ cơng tại Việt Nam chính là cách hạch tốn nợ công ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa thống nhất với cách tính phổ biến theo thơng lệ quốc tế, đặc biệt là nợ của khối DNNN chưa được tính vào nợ cơng. Điều này khiến các chính sách ban hành liên quan đến nợ cơng trở nên xa rời thực tế và mức độ nghiêm trọng của nợ công quốc gia cũng không được xem xét một cách tồn diện. Do đó, Việt Nam cần điều chỉnh cách hạch tốn nợ cơng, đặc biệt, nợ của khu vực DNNN cũng cần phải được tính tốn, phân tích và báo cáo đầy đủ, do những rủi ro tiềm tàng của nó đang trở thành mối đe dọa lớn đối với an tồn nợ cơng Việt Nam.

Thứ tư, ban hành hệ thống các chỉ tiêu nhằm đánh giá tính bền vững của nợ cơng.

Mục đích của việc ban hành hệ thống các chỉ tiêu đánh giá nợ công là nhằm thắt chặt kỷ luật tài khóa, tránh thất thốt lãng phí. Hệ thống chỉ tiêu này cần được thiết lập với đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản sao cho nợ công không trở thành gánh nặng đối với các mục tiêu lâu dài của đất nước. Để đánh giá khả năng thanh tốn, các chỉ tiêu cần có bao gồm: trần nợ công/GDP, nợ công/thu ngân sách, nợ công/xuất khẩu và các chỉ tiêu tương ứng liên quan đến nợ nước ngoài và nợ cơng nước ngồi… Khả năng thanh khoản có thể đánh giá thơng qua nghĩa vụ nợ/dự trữ ngoại hối hay nghĩa vụ nợ/xuất khẩu.

Thách thức được đặt ra ở đây là phải thiết lập giới hạn cho các chỉ tiêu này sao cho hợp lý. Nếu đặt ra những chỉ tiêu quá thấp thì việc chi tiêu sẽ trở nên hạn chế, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, buộc các nhà làm luật phải một lần nữa ban hành hệ thống chỉ tiêu mới. Tuy nhiên, nếu thiết lập một hệ thống chỉ tiêu quá cao thì

một mặt, chúng gần như trở nên vô nghĩa với nền kinh tế; và mặt khác, hệ thống này khiến kỷ luật tài khóa bị nới lỏng. Chính vì vậy, khi đặt ra hệ thống chỉ tiêu này, các nhà chính sách cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đồng thời tiến hành những nghiên cứu cần thiết để tránh những hậu quả khơng đáng có.

Thứ năm, quản lý nợ của khối DNNN, cắt giảm số lượng các DNNN.

Măc dù chưa được hạch toán một cách đầy đủ vào nợ công, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng nợ của khối DNNN đang là một gánh nặng đối với nợ công Việt Nam. Đối với khối này, cần tiến hành thống kê và phân loại các khoản nợ, yêu cầu đại diện các DNNN giải trình các khoản nợ, đồng thời cần có những biện pháp quản lý việc vay nợ và sử dụng các khoản tiền này.

Bên cạnh đó, việc tiến hành cổ phần hóa các DNNN cũng là một yêu cầu cấp bách nhằm tiến tới minh bạch thông tin và giảm sự lệ thuộc về tài chính của các doanh nghiệp này vào NSNN. Ngoài ra, chúng ta cũng cần rà sốt lại các lĩnh vực có sự tham gia của DNNN. Nếu lĩnh vực nào có thể cho tư nhân tham gia thì nên để tư nhân làm nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn cho các DNNN cũng như giảm gánh nặng cho ngân sách.

Thứ sáu, cắt giảm chi tiêu công.

Cần phải khẳng định rằng, việc cắt giảm chi tiêu công không phải là cắt giảm bằng mọi giá mà trước tiên, cần phải xem xét cơ cấu các khoản chi tiêu. Các khoản chi nào là cần thiết và có hiệu quả thì vẫn tiếp tục tiến hành. Các khoản chi nào cần thiết nhưng hiện đang sử dụng khơng có hiệu quả thì phải nâng cao hiệu quả sử dụng của nó. Chúng ta chỉ cắt giảm các khoản chi nào là không cần thiết và thực sự kém hiệu quả. Bên cạnh đó, các lĩnh vực hay dự án đầu tư nào có thể cho tư nhân tham gia thì nên để tư nhân làm để giảm áp lực lên NSNN.

Thứ bảy, cải cách hệ thống thuế.

hiệu quả và minh bạch. Việc thu thuế cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào chi tiêu hàng năm của NSNN. Nếu chi tiêu hàng năm cao trong khi thuế thu được lại ít thì sẽ tăng tính trầm trọng của thâm hụt NSNN, nhưng nếu đánh thuế cao thì lại gia tăng hiện tượng trốn thuế và gây áp lực lên hoạt động của khu vực dân cư và tư nhân. Cải cách hệ thống thuế chủ yếu liên quan đến việc ban hành các chính sách thuế đảm bảo tính cơng bằng và tránh hiện tượng chồng chéo; xây dựng mức thuế hợp lý; và xây dựng hệ thống thu thuế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa hiện tượng trốn thuế. Các sắc thuế được đặt ra cần đảm bảo tính cơng bằng, đảm bảo an sinh xã hội cho những người dễ bị tổn thương, kích thích sản xuất trong nước phát triển và khuyến khích tiết kiệm.

Thứ tám, quản lý tỷ giá chặt chẽ, nâng cao năng lực của các công cụ quản lý tỷ giá.

Việt Nam đồng là một đồng tiền yếu nên yêu cầu đặt ra với việc quản lý tỷ giá của Việt Nam chính là làm sao để tỷ giá giữ ở mức ổn định. Việc giữ tỷ giá ổn định sẽ đảm bảo tính an tồn cho nợ cơng nước ngồi của Việt Nam. Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực của các công cụ quản lý tỷ giá tại Việt Nam bao gồm:

 Tăng lượng dự trữ ngoại hối;

 Kiểm soát hoạt động đầu cơ vàng và ngoại tệ;

 Tăng cường hoạt động xuất khẩu, thiết lập hệ thống các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị lớn cho Việt Nam;

 Dự báo sự biến động của tỷ giá để chủ động đề ra các chính sách phản ứng phù hợp.

Thứ chín, giảm sự lệ thuộc của nợ cơng vào nước ngồi bằng cách phát triển thị trường nợ trong nước.

Chính phủ cần tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ nhằm huy động các khoản vốn nhàn rỗi từ dân cư và tư nhân, qua đó giảm sự lệ thuộc vào các khoản nợ nước ngồi. Việc phát hành trái phiếu có ưu thế vượt trội so với vay nợ nước ngoài ở chỗ, đây là các khoản vay có lãi suất cố định, có thể vay trong thời gian dài và đặc biệt là không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tỷ giá, vốn là một điểm yếu của Việt Nam hiện nay.

Thứ mười, đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững, và tốc độ tăng trưởng kinh tế không thấp hơn tốc độ gia tăng nợ công.

Tăng trưởng nhanh và bền vững là điều kiện để Việt Nam đảm bảo khả năng thanh tốn cho các khoản nợ khơng chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai. Mặc dù hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là cao, nhưng nó lại khơng bền vững do chúng ta chủ yếu tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, Việt Nam cần nâng cao năng suất lao động của nhân công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần xác định chiến lược tăng trưởng cụ thể, nhận thức rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó tập trung nguồn lực vào phát triển một hay một vài lĩnh vực trọng điểm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

- Bộ Tài Chính. (2007 – 2010). Bản tin Nợ nước ngoài số 1 – 7. Truy cập ngày 1/12/2017 từ http://mof.gov.vn

- Bộ Tài Chính. (2001 – 2015). Quyết toán và Dự toán Ngân sách Nhà nước.

Truy cập ngày 1/12/2017 từ http://mof.gov.vn

- Bộ Tài Chính. (2012 – 2016). Bản tin Nợ công số 1 – 5. Truy cập ngày

1/12/2017 từ http://mof.gov.vn

- Đào Văn Hùng. (2016). Xác định ngưỡng nợ công và trần nợ công của Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 227: 2-10.

- Đỗ Đức Bình và Ngơ Thị Tuyết Mai. (2012). Giáo trình Kinh tế quốc tế. NXB Đại học kinh tế quốc dân. Hà Nội. Trang 25 – 27.

- Lê Thị Minh Ngọc. (2013). Nợ công – sự tác động đến tăng trưởng kinh tế và

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ngƣỡng nợ công tối ƣu của việt nam và khuyến nghị chính sách trần nợ công tối ƣu cho việt nam (Trang 54)