GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ CÔNG

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGƯỠNG CHỊU ĐỰNG của nợ CÔNG của nền KINH tế VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

1. Quản lý chặt chi ngân sách

Thứ nhất là kiểm soát chi thường xuyên. Trong bối cảnh ngân sách hiện nay, phải quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế; thực hiện cải cách tiền lương; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, tăng chi trả nợ, giảm số vay đảo nợ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi tiêu cơng, tăng đầu tư cơng.

Bên cạnh đó, nhiều khoản chi cịn mang tính cấp phát, khơng có nghĩa vụ hồn trả, hay chi phí sử dụng vốn thấp đã khiến đối tượng hưởng thụ khơng có động lực để sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Việc tăng lãi suất cho các khoản vay từ ngân sách nhà nước sẽ là một giải pháp quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2. Cơ cấu lại các khoản vay

Các khoản vay của NSNN cũng phải cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng vay trung hạn và dài hạn với lãi suất phù hợp, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, kéo dài thời gian trả nợ để giảm áp lực về vốn vay. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần cân nhắc chuyển vốn vay từ cấp phát sang cho vay lại, triển khai có hiệu quả các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ cơng; phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế để cơ cấu lại nợ cơng trong nước của Chính phủ.Chính phủ nên

đẩy mạnh vay nợ trực tiếp, thu hẹp các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và các khoản vay của Chính quyền địa phương. Việc này giúp công tác quản lý nợ cơng mang tính tập trung và hiệu quả hơn, tránh hiện tượng tự phát hoặc “lách rào” của các địa phương. Tái cơ cấu lại các khoản nợ và tạo lực cầu mới cho kênh trái phiếu để giảm chi phí lãi vay.

Song song với tái cơ cấu lại nguồn thu, kiên định lộ trình giảm bội chi NSNN và nợ cơng, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế - hải quan, tạo động lực để các DN phát triển, có niềm tin vào mơi trường kinh doanh.

4. Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ

Theo nghị quyết, đến năm 2020, tỉ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế giảm xuống mức dưới 3%. Nghị quyết cũng u cầu thối tồn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (DN) thuộc các ngành không cần nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư.

Yêu cầu của QH là trước năm 2019, phải hoàn thành cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các tổ chức tín dụng để tập trung nguồn lực triển khai tái cơ cấu các lĩnh vực khác. Xử lý dứt điểm các DNNN thua lỗ, các dự án đầu tư của DNNN không hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; xem xét, thực hiện phá sản DNNN theo quy định của pháp luật về phá sản DN. Hoàn thành cơ bản việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đẩy nhanh q trình xử lý nợ xấu. Xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo; đẩy mạnh thối vốn ngồi ngành của các ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN

Thơng qua đề tài này nhóm chúng em mong muốn gửi đến bạn đọc những cái nhìn tổng quan nhất về nợ cơng cũng như ngưỡng chịu đựng nợ cơng nói chung thơng qua các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và cách ứng phó của các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời, nhóm cũng đã cố gắng nghiên cứu sâu về thực trạng nợ công của Việt Nam. Nhiều dấu hiệu cho thấy “độ nóng” nợ cơng của Việt Nam đã tăng nhanh cả về định tính và định lượng, nhiều vấn đề cịn bỏ ngỏ trong nhận thức, cách tính, ngưỡng an tồn, hiệu quả quản lý và sử dụng. nhưng cũng có nhiều nghiên cứu đưa ra dự báo trong những năm tới tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng lên nhưng sẽ giảm xuống trong trung hạn. Điều này tùy thuộc một phần vào viễn cảnh kinh tế vĩ mô nhưng quan trọng nhất chính là tình trạng của cán cân ngân sách. Yếu tố tăng trưởng kinh tế cao hay đánh thuế lạm phát chỉ làm giảm mức tăng của tỷ lệ nợ so với GDP nhờ giảm được mức lãi suất thực hiệu dụng đối với các khoản nợ hiện hữu. Trong khi đó, để giảm được tỷ lệ nợ trên GDP một cách bền vững thì thâm hụt ngân sách buộc phải thu hẹp lại và tiến đến thặng dư ngân sách. Chính vì vậy việc nghiên cứu lý luận của nợ cơng, các biện pháp đối phó của các nước phát triển, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để nâng cao hiệu quả quản lý Nợ công là vấn đề thực sự rất hữu dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO http://baodautu.vn/giai-phap-nao-de-kiem-soat-no-cong-d43952.html http://vietnamfinance.vn/tai-chinh/no-cong-vuot-tran-thu-tuong-canh-bao-nguy-co- doi-voi-tai-khoa-quoc-gia-20170106234518766.htm http://cafef.vn/no-cong-len-toi-948-ty-usd-moi-nguoi-dan-viet-nam-dang-ganh- khoan-no-khoang-23-trieu-dong-20170110150704671.chn

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGƯỠNG CHỊU ĐỰNG của nợ CÔNG của nền KINH tế VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)