CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
3.3.1 Đổi mới vận động bầu cử
Kinh nghiệm từ chế độ bầu cử Tổng thống Mỹ cho thấy tính cạnh tranh trên con đường vào Nhà trắng được thể hiện thông qua những cuộc tranh cử và các chiến
dịch chính trị chính là yếu tố thúc đẩy tính sáng tạo và nỗ lực của các ứng cử viên. Chân dung của các ứng cử viên, các lực lượng tranh cử, từ chương trình hành động, cho đến năng lực của họ đều thể hiện trong quá trình vận động bầu cử; khơng những thế, đó cịn là kênh thơng tin quan trọng nhất nhì cho cử tri, đảm bảo quyền được biết của cơng chúng; qua đó kêu gọi, tác động, hỗ trợ, thúc đẩy, thức tỉnh người dân để họ thực hiện quyền chính trị và năng lực làm chủ.
Chế độ bầu cử ở nước ta không cho phép tranh cử, ứng cử viên khơng thể tự mình đứng ra vận động bầu cử, nếu không thông qua cơ quan, tổ chức. (Tuyết
Nhung. 2007). Với thực trạng như trên, vận động tranh cử ở nước ta dường như còn
bị định kiến.
Đổi mới vận động bầu cử theo hướng xây dựng một khuôn khổ pháp lý cụ thể, minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng cho các ứng cử viên thể hiện năng lực chính trị của họ; đồng thời, vận động bầu cử phải là một trong những kênh cung cấp thông tin hữu hiệu nhất về bầu cử, đặc biệt là những thông tin về các ứng cử viên, các lực lượng tham gia tranh cử, thông tin về kế hoạch hành động của họ, về đường lối, chính sách của họ. Một cuộc bầu cử dân chủ không thể thiếu việc cung cấp thông tin cho cử tri. Trình độ dân trí thấp là những khó khăn khơng nhỏ trong q trình thực thi dân chủ nói chung, trong bầu cử nói riêng. Vì vậy, tun truyền, vận động tranh cử là những phương thức quan trọng để kêu gọi, tác động, hỗ trợ, thúc đẩy, thức tỉnh người dân thực hiện năng lực làm chủ.
Trước mắt, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để cử tri nắm rõ
lý lịch thành tích, những nội dung cơ bản về “lý lịch chính trị” của ứng cử viên, cần quy định trách nhiệm của các ứng cử viên đối với việc cung cấp thơng tin về mình cho cử tri, thiết lập hành lang pháp lý cụ thể cho phép các ứng cử viên được vận động bầu cử trong một khuôn khổ pháp lý nhất định; tăng cường việc đối thoại trực tiếp giữa ứng cử viên với cử tri.
Về lâu dài, để vận động bầu cử thực sự đổi mới có chiều sâu, chế độ bầu cử
có lẽ cần hướng tới những tiêu chí của bầu cử tự do, tiến bộ, cơng bằng, cạnh tranh. Như thế, đổi mới vận động bầu cử gắn liền với việc đổi mới nhận thức về vai trò của các lực lượng xã hội trong chế độ bầu cử.