CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
3.3.2 Khôi phục bỏ phiếu tự do
Bỏ phiếu tự do và xa hơn là bầu cử tự do là xu thế phát triển của dân chủ. Tư tưởng tự do được tiếp thu trong Hiến pháp 1496 “Bỏ phiếu phải tự do”. Tuy nhiên, do những điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau, Hiến pháp và pháp luật bầu cử nước ta sau đó và hiện nay khơng quy định bỏ phiếu tự do nữa.
Nhìn lại sự thành công của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 ở nước ta, tôn trọng tinh thần tự do của công dân trong bầu cử là một trong những nguyên nhân quan trọng. Có lẽ đây là bài học vơ cùng bổ ích cho chúng ta, bởi trong thế nước “ngàn cân treo sợi tóc”, khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặt niềm tin mãnh liệt ở nhân dân.
Đảm bảo bỏ phiếu tự do, trước hết cần coi bầu cử là quyền của công dân. Hiện nay, việc bỏ phiếu mang tính tự nguyện được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Cần khắc phục nhận thức coi bầu cử là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của công dân như thực tiễn tuyên truyền về bầu cử ở nước ta hiện nay (Vũ Văn Nhiêm. 2006).
Bên cạnh đó, cần mở rộng phạm vi lựa chọn cho cử tri, bằng cách tăng số người ứng cử cho một đơn vị bầu cử. Việc tăng số người ứng cử trong một đơn vị bầu cử khơng chỉ là việc tăng cơ học, có người để cử tri được thực hiện có quyền loại bỏ, những người ứng cử phải là những người tiêu biểu.
Học hỏi từ chế độ bầu cử của một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể xem xét chuyển sang cách thức bầu cử hai vịng với mơ hình đơn vị bầu cử một đại diện. Cần mở rộng phạm vi lựa chọn cho cử tri, bằng cách tăng số người ứng cử cho một đơn vị bầu cử. Việc tăng số người ứng cử trong một đơn vị bầu cử không chỉ là việc tăng cơ học, có người để cử tri được thực hiện có quyền loại bỏ, những người ứng cử phải là những người tiêu biểu. Tuy nhiên, mặc dù mở rộng, nhưng khơng có nghĩa khơng có giới hạn về số lượng ứng cử viên trong từng đơn vị bầu cử.