Mục tiêu và chiến lược phát triển của ngành

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty tnhh mtv cao su kon tum (Trang 25 - 27)

5. Nội dung nghiên cứu

3.2. Mục tiêu và chiến lược phát triển của ngành

Sau hơn 100 năm phát triển, ngành cao su hiện đang là một trong những ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan trọng của Việt Nam, cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, với nhiều biến động từ tình hình thế giới, ngành cao su ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Đối với tình hình trong nước, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 8 năm (từ năm 2011 đến 2018), diện tích cao su cả nước tăng nhanh từ 801.600 ha năm 2011, lên 965.000 ha năm 2018. Theo định hướng quy hoạch cao su cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì diện tích cao su đã vượt quy hoạch khoảng 165.000 ha. Trong đó, có một số vùng trồng ngoài quy hoạch, có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khó khăn, như bão, lụt ở duyên hải miền Trung, rét đậm kéo dài, sương muối tại các vùng miền núi phía bắc đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại cho người sản xuất. Hiện tích cao su tiểu điền cịn chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm tới 53,2% tổng diện tích với hơn 265.000 hộ gia đình trồng cao su. Người dân trồng và thu hoạch cao su

20

nhỏ lẻ, thiếu liên kết, kỹ thuật, quy trình chăm sóc khó kiểm sốt ở tất cả các khâu, chất lượng thiếu ổn định, tác động không tốt đối với thị trường sản xuất. Giá nguyên liệu cao su tiểu điền thường thấp hơn từ 1-1,5 triệu đồng/tấn so với giá cao su đại điền vì chất lượng kém hơn và do qua nhiều khâu trung gia thu gom. Mặt khác, trong điều kiện giá cao su xuống thấp, người dân bắt đầu chuyển đổi từ cây cao su sang các loại cây trồng khác xuất hiện ở những nơi thuận lợi phát triển cây trồng có lợi hơn cao su. Cùng với đó, tỷ trọng cao su già cỗi ở vùng trồng truyền thống hiện đang ở mức cao dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm khai thác sụt giảm.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), những bất ổn của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc là những yếu tố quan trọng tác động đến thị trường cao su thiên nhiên thế giới. Ngồi ra, do diện tích cao su tăng nhanh trong khu vực những năm 2005-2012 nên diện tích thu hoạch cao su tiếp tục tăng từ năm 2017 đến 2025 kéo theo nguồn cung ở mức cao và giá cao su tiếp tục thấp.

Việt Nam có sản lượng cao su đứng thứ 3 thế giới, tuy nhiên, có đến trên 80% cao su thiên nhiên được xuất khẩu dưới dạng chế biến thơ. Cơng nghệ chế biến cịn hạn chế so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho ngành công nghiệp cao su trong nước. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ trên 65% tổng lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam do đó chịu sự ảnh hưởng lớn từ thị trường này. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2015 tới nay, giá mủ cao su xuống thấp, nền kinh tế thế giới nhiều biến động do tình hình dịch bệnh… sẽ cịn tiếp tục tác động đến tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su trong nước làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống cũng như mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững.

Vì vậy, với thực trạng hiện nay, ngành cao su cần phải tái cơ cấu, trong đó ngồi củng cố nội lực của các doanh nghiệp, của ngành, cịn cần có chủ trương, chính sách và cả chiến lược phát triển từ Chính phủ, các cấp, bộ, ngành sát sao hơn với sự phát triển của ngành cao su Việt Nam. Chẳng hạn như: Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã ký kết Quy chế phối hợp giữa Tập đoàn VRG với các đối tác trong và ngoài nước giai đoạn 2019 – 2025 (Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), Hiệp hội Cao su Việt Nam và Tập đoàn ban hành “Sổ tay quản lý rừng cao su bền vững theo tiêu chuẩn chứng chỉ rừng quốc tế” để các công ty cao su thành viên áp dụng; phổ biến Tài liệu “Hướng dẫn tự nguyện giảm thiểu rủi ro về môi trường – xã hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngồi trong lĩnh vực nơng nghiệp tại tiểu vùng sông Mekong”. Tài liệu hướng dẫn này là kết quả của sự hợp tác giữa Tập đoàn, Hiệp hội Cao su Việt Nam và 3 tổ chức phi chính phủ gồm OXFAM, VCCI, PanNature. VRG hiện quản lý trên 413.000 ha cao su, trải dài từ Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, miền núi phía Bắc và Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia. VRG chủ trương không mở rộng diện tích mà tập trung vào việc thâm canh vườn cây, cải thiện năng suất và nâng cao giá trị chuỗi cung ứng cao su từ vườn cây cho đến sản phẩm cuối cùng của công nghiệp chế biến. Về chế biến, tồn VRG có 55 nhà máy và xưởng chế biến mủ cao su tổng cơng suất thiết kế là 538.300 tấn/năm, có cơng nghệ hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến và đội ngũ công nhân lành nghề. VRG chủ động nghiên cứu giải pháp công nghệ chế biến mủ cao su và đã xây dựng được quy trình sản xuất cao su

21

SVR 10, SVR 20 rút gọn khơng sử dụng hóa chất). Bên cạnh đó, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất cao su của Việt Nam sẽ hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các nhà máy chế biến cao su, đa đạng hóa sản phẩm, giảm xuất khẩu ngun liệu thơ, tạo ra có giá trị cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường sang cá nước EU, Bắc Mỹ, giảm phụ thuộc và thị trường Trung Quốc. Đồng thời, nhằm nâng cao giá trị cây cao su của Việt Nam thì việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho sản phẩm cao su công nghiệp… cần được thúc đẩy.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty tnhh mtv cao su kon tum (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)