Quá trình thâm nhập của Gloria Jean’s Coffees vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) lựa CHỌN và NGHIÊN cứu 3 DOANH NGHIỆP sản PHẨM THẤT bại KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC tế (Trang 29 - 31)

Bà Nguyễn Phi Vân- người điều hành và nuôi nấng đưa Gloria Jean’s Coffee về Việt Nam từ những ngày đầu, đã có dun với thương hiệu này khi cịn đang du học tại Úc. Bà cùng với những người bạn của mình đã ấp ủ mong muốn đưa thương hiệu này về Việt Nam và đã thực hiện quá trình thương thảo để được nhượng quyền kinh doanh thương

hiệu này ở Việt Nam. Sau 2 năm (năm 2006), thương hiệu này chính thức đến Việt Nam thơng qua hợp đồng nhượng quyền với công ty cổ phần Phong Cách Sống Việt (Viet Lifestyle JSC). Đây là cơng ty đầu tiên có 100% vốn do người Việt Nam đầu tư, hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại đối với một nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Khi đó, ơng Billy Sin, Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á khẳng định Việt Nam, cũng giống một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia… là thị trường tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ đồ uống. Dù là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới, Việt Nam chỉ có thế mạnh về cà phê robusta, cịn Gloria Jean’s Coffees tập trung phát triển cà phê arabica nên cho rằng “cũng khơng ảnh hưởng gì”.

Tính đến thời điểm đó, Việt Nam là quốc gia thứ 25 trong quá trình mở rộng của chuỗi cà phê nhượng quyền hàng đầu thế giới này. Để mở được tiệm cà phê Gloria Jean’s Coffees đầu tiên tại Việt Nam, bà Phi Vân và cộng sự đã tốn rất nhiều công sức, tiền bạc và chất xám trong suốt 6 tháng trời. Từ việc tìm địa điểm, đào tạo nhân viên, trang trí nội thất, quảng bá thương hiệu… Bà cho biết “để có một cửa tiệm mang thương hiệu cà phê nổi tiếng này, khách hàng của tơi khơng chỉ cần có tiền mà cịn cần một vị trí đẹp, lịng đam mê cà phê, thiết kế nội thất và phục vụ khách hàng theo đúng phong cách của Gloria Jean’s Coffees.”

Năm 2009, do tốc độ phát triển ở một số nước tương đối chậm, Gloria Jean’s Coffees phải thay đổi phương hướng kinh doanh trên tồn cầu. Thay vì xây dựng chuỗi nhượng quyền rập khn theo mơ hình cơng ty mẹ, Gloria Jean’s Coffees cho phép người mua nhượng quyền đi vào từng thị trường với việc chỉ giữ lại những yếu tố cốt lõi của thương hiệu, còn lại được cải tiến cho phù hợp với từng khu vực. Từ đó tốc độ phát triển của thương hiệu này có vẻ tốt hơn tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên phát triển chỉ ở những thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau gần 6 năm tiến vào Việt Nam, Gloria Jean’s Coffees mới chỉ mở được 6 cửa hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ phát triển khá chậm so với các chuỗi còn lại.

Đầu năm 2012, Gloria Jean’s Coffees Đồng Khởi, cửa hàng được bà Phi Vân cho là khuôn mẫu tại Việt Nam, chính thức đóng cửa. Hiện nay, bà đã rời vị trí điều hành cửa hàng nhượng quyền cà phê tại Việt Nam để làm tư vấn marketing quốc tế của Gloria

Jean’s Coffees, nhằm sử dụng kinh nghiệm và kiến thức phát triển thị trường của bản thân để giúp hãng phát triển thành công tại các thị trường khác trên toàn thế giới.

Cuối năm 2015, số cửa hàng thuộc chuỗi cà phê Gloria Jean’s Coffees tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm một nửa và tiếp tục giảm xuống còn 2 cửa hàng tại khu vực Hồ Con Rùa và Grand View, Phú Mỹ Hưng vào cuối năm 2016 do kinh doanh thu khơng đủ bù chi phí.

Tính đến tháng 4/2017, tồn bộ hệ thống cửa hàng của Gloria Jean’s Coffees đã đóng cửa. Fanpage của Gloria Jean’s Coffees ngừng cập nhật từ tháng 12/2016 và website của thương hiệu này tại Việt Nam đã không tồn tại. Ngày 20/4, cửa hàng Gloria Jean’s Coffees cuối cùng tại Grand View, Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) đã chính thức đóng cửa.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) lựa CHỌN và NGHIÊN cứu 3 DOANH NGHIỆP sản PHẨM THẤT bại KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)