Thứ nhất, các trường đại học cũng cần có sự hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo và hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào tạo Logistics và quản lí chuỗi cung ứng. Xây dựng chương trình chun sâu về quản lí chuỗi cung ứng vận chuyển chọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, bao gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau như:
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không và bổ sung các mô phỏng về doanh nghiệp Logistics và các phần mềm mơ phỏng tối ưu tồn chuỗi.
Thứ hai, xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với mong muốn và yêu cầu của nhà tuyển dụng, phải kết nối với doanh nghiệp, nắm bắt ngay nhu cầu thị trường.
Thứ ba, các trường cần đặc biệt nâng cao số lượng và chất lượng giảng viên về Logistics. Nhà trường cần tạo điều kiện cho các thầy cô được đi học tập ở nước ngồi hoặc có các chương trình cho giảng viên tham gia vào làm việc trong các doanh nghiệp. Các trường cũng có thể đào tạo cho đội ngũ giảng viên và sinh viên của mình thơng qua việc mời chuyên gia trong ngành Logistics đến giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, nói chuyện chuyên đề, … để nhân lực trong ngành dịch vụ logistics của Việt Nam theo kịp tốc độ phát triển Logistics trên thế giới hiện nay.
Thứ tư, tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Các trường cần có những chương trình hợp tác dài hạn với các doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, tạo môi trường tiếp cận giúp sinh viên đi thực tế và thực tập tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngay từ năm thứ 2 và thứ 3 để các em có cái nhìn rõ hơn về triển vọng nghề nghiệp, nắm bắt được các yêu cầu của nghề nghiệp. Những buổi đi thực tế nên được lồng ghép vào chương trình học và có sự đánh giá của doanh nghiệp cũng như nhà trường tạo cho sinh viên ý thức được trách nhiệm của mình khi đi thực tập, là nền tảng để bồi bổ kiến thức thực tế khi sinh viên chưa có điều kiện đi làm. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm, các cuộc trao đổi giữa các chuyên gia, các nhà quản trị Logistics chuyên nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, các doanh nghiệp có nhu cầu cao về Logistics và các trường đại học có các chuyên ngành liên quan đến Logistics. Qua đó, các trường biết được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn nhu cầu của các doanh nghiệp.
Để khắc phục tình trạng sinh viên ra trường yếu tiếng anh, các trường đại học nên bổ sung vào chương trình giảng dạy các mơn tiếng anh chuyên ngành Logistics, đồng thời nên mở rộng các chương trình dạy mơn logistics bằng tiếng anh.