CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở một số nước Đơng Nam Á năm 1997 đã gây ra những chấn động lớn về kinh tế, xã hội ở mỗi nước, đồng thời ảnh hưởng đến các nước khác trong khu vực. Tác động của cuộc khủng hoảng này đã để lại những hậu quả nặng nề, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
2.3.1. Đối với một số nước trong khu vực
Đối với các nước trong khu vực, tác động thứ nhất hay trung tâm của “vịng xốy” khủng hoảng có thể nói đến đó là sự mất giá nhanh chóng với quy mơ chưa từng có của đồng tiền 5 quốc gia bao gồm Thái Lan, Philippins, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc.
Bảng 2.6: Bảng tỷ giá hối đối bình qn năm 1996 và 1997
Năm Thái Lan (Baht/USD) Philippins (Peso/ USD) Malaysia (Ringgit/USD) Indonesia (Rupiah/USD) Hàn Quốc (Won/USD) 199 6 26 26 3 2,308 844 199 7 47 40 4 5,400 1,696
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ IMF
Tháng 5/1997, Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) Philippines tăng lãi suất lên 1,75 điểm phần trăm và tiếp tục tăng lên 2 điểm vào tháng 6/1997. Ngày 3/7/1997, một ngày sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu diễn ra tại Thái Lan, NHTƯ Philippines bị buộc phải can thiệp sâu vào thị trường nhằm bảo vệ đồng peso, tăng mức lãi suất vay qua đêm từ 15% lên 24%. Giá trị đồng peso giảm mạnh từ 26 peso/USD lên 40 peso/USD vào năm 1997, và lên 40 peso khi kết thúc cuộc khủng hoảng.
Hồng Kông
Tháng 10/1997, tỷ giá đô-la Hong Kong được cố định so với đô-la Mỹ là 7,8 nhưng chịu sức ép rất lớn từ hoạt động đầu tư bởi lạm phát của Hong Kong đã cao hơn rất nhiều so với lạm phát của Mỹ và tình trạng này kéo dài nhiều năm. Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông đã chi hơn một tỷ USD để bảo vệ đồng tiền trong nước.
Tuy giữ được tỷ giá đồng tiền, thị trường chứng khoán Hong Kong trở lên cực kỳ bất ổn, chỉ số Hang Seng tụt 23% chỉ trong vòng ba ngày từ 20-23/10/1997. Lãi suất tiền vay qua đêm được nâng lên chóng mặt, đứng trước sức ép từ hoạt động đầu cơ, Chính phủ Hồng Kông khẳng định tuyên chiến với hoạt động đầu cơ. Chính phủ đã kết thúc cuộc chiến này bằng việc bỏ ra xấp xỉ 120 tỷ đô-la Hồng Kông (khoảng 15 tỷ USD) để mua lại cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp, trở thành cổ đông lớn trong một số công ty, chẳng hạn tại HSBC Chính phủ nắm 10% cổ phần.
Hàn Quốc
Vào ngày 3/12/1997, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF đã chấp nhận bỏ ra 57 tỷ đô la, khoản tiền lớn nhất IMF đã từng chi ra, giúp Hàn Quốc thoát khỏi cơn khủng hoảng. Các điều kiện trong gói giải cứu của IMF khiến Hàn Quốc phải tiến hành những cải cách đầy đau đớn và làm cho nền kinh tế Hàn Quốc bị thu hẹp đáng kể. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc sụt giảm mạnh hơn 4% vào 7/11/1997, giảm tiếp 7% vào ngày 8/11 và 7.2% vào ngày 24/11/2997 ngay sau khi IMF yêu cầu Hàn Quốc thực hiện cải tổ hệ thống tài chính.
Đến tháng 4/1998, tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc tăng lên 8.5%, hơn năm trước đó 2.5%. Điều này có nghĩa là khoảng 10.000 cơng nhân đang bị mất việc mỗi
hàng hóa và ra sức phê phán sự can thiệp của IMF vào nền kinh tế quốc gia. Khi tình trạng sa thải cơng nhân tăng lên, liên minh các nghiệp đồn Hàn Quốc đã xuống đường biểu tình với những bảng khẩu hiệu như “IMF= I Am Fired”. Các tập đoàn lớn như Samsung và Daewoo yêu cầu nhân viên của mình bán những món đồ trang sức của họ để giúp đất nước tăng ngoại tệ và thanh tốn hết nợ. Trong khi đó, những chiếc xe hơi được nhập khẩu vào Hàn Quốc và những người sở hữu chúng đã trở thành mục tiêu cho những nhóm nổi loạn. Hàn Quốc đã bị tuột dốc từ nền kinh tế lớn thứ 11 xuống thứ 17 thế giới chỉ trong vòng vài tuần.
Đồng won Hàn Quốc giảm từ 1000 xuống 1700 won/USD. Dù có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện GDP trên đầu người nhưng sau khủng hoảng, nợ quốc gia của Hàn Quốc vẫn tăng gấp ba lần so với trước đó.
Malaysia
Trước khủng hoảng, tài khoản vãng lai của Malaysia thâm hụt 5%. Malaysia là quốc gia nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, điều này phản ánh qua việc KLSE (sàn giao dịch chứng khốn chính thức của Malaysia) được coi là sàn giao dịch có hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Ở thời điểm đó, mọi người đều kỳ vọng quốc gia này tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và trở thành nước phát triển vào năm 2020.
Vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng, KLSE Index đang ở mức 1.200, đồng ringgit được giao dịch ở tỉ lệ 2,51 so với USD, lãi suất qua đêm dưới 7%. Lãi suất qua đêm tăng từ dưới 8% lên 40%, làm cho mức đánh giá tín dụng tụt xuống và xảy ra làn sóng bán chứng khốn và tiền tệ ồ ạt.
Cuối năm 1997, mức đánh giá tín dụng tụt xuống dưới mức bình quân cho các khoản đầu tư không đảm bảo, KLSE mất 50% điểm, tụt xuống dưới 600, đồng ringgit cũng mất 50% giá trị, còn 3.8 đồng đổi 1 USD. Năm 1998, GDP giảm 6,2%, đồng ringgit mất thêm 4,7% giá trị và KLSE tụt xuống dưới 270 điểm.
Nhật Bản
Nhật Bản cũng chịu nhiều ảnh hưởng do là nền kinh tế lớn trong khu vực. Nhiều nước Châu Á khác ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với Nhật Bản. Vào cuộc khủng hoảng, đồng yên Nhật giảm còn 147:1 đối với một USD khi có những đợt bán ra ồ ạt. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật giảm từ 5% xuống còn 1,6%. Cho đến tận nửa cuối tháng 3/1999 đồng yên Nhật được giao dịch với giá 123-124
yên/USD. Xu thế giảm giá của đồng yên Nhật Bản cùng với khả năng lạm phát cao được gọi là cần thiết để kích thích nhu cầu trong nước. Cuộc khủng hoảng Châu Á cũng làm một số doanh nghiệp ở Nhật phá sản.
Thái Lan
Tại Thái Lan - nơi cuộc khủng hoảng bùng phát, các số liệu cũng khá ấn tượng. "Thái Lan có thặng dư vãng lai lớn, dự trữ ngoại tệ hiện tương đương 3,5 lần nợ nước ngoài ngắn hạn", Veerathai cho biết.
Trước năm 1997, Thái Lan có thâm hụt vãng lai. Năm 1996, con số này là 14,6 tỷ USD - tương đương 8% GDP. Ngân hàng trung ương khi đó neo nội tệ ở 25 baht một USD và thu hút ngoại tệ ngắn hạn bằng cách đặt lãi suất cao. Các ngân hàng và doanh nghiệp Thái Lan sau đó đã dùng số tiền này để thực hiện các dự án trong nước, trong đó có các bất động sản xa xỉ như tịa nhà Sathorn Unique, một trong 300 bất động sản lớn của Bangkok bị sụp đổ sau cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, khi người ta mất niềm tin vào đồng baht, dòng chảy đầu tư này ngay lập tức đảo chiều. Ngân hàng trung ương cố giữ tỷ giá, nhưng dự trữ ngoại hối đã nhanh chóng cạn kiệt. Thái Lan phải thả nổi nội tệ, và đồng baht sụp đổ.
2.3.2. Đối với thị trường tài chính thế giới
Tác động thứ hai có thể kể đến đó là sự thua lỗ và sụt giảm nhanh chóng dẫn đến phá sản của một số hệ thống ngân hàng tài chính quốc gia.
Đối với thị trường tài chính tiền tệ thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính đã đẩy 40% nền kinh tế tồn cầu rơi vào suy thối. Các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Nga, Brazil... đã bị cuốn vào vịng xốy của nó. IMF gần như đã mất khả năng là người “chữa cháy” cho nền kinh tế toàn cầu.
Nguồn vốn đầu tư tư nhân vào nền kinh tế trong tháng 12 tại Thái Lan giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Các khoản cho vay từ ngân hàng cũng giảm mạnh ở
là nới lỏng chính sách này và quản lý các nhu cầu xã hội trong bối cảnh nền tài chính tiền tệ tồn cầu khơng phát triển bền vững.
Sau cuộc khủng hoảng, thị trường tiền tệ thế giới đã bị tác động mạnh do sự lưu chuyển vốn ồ ạt và ngắn hạn, những biến động về tỷ giá hối đoái trở nên nhạy cảm. Nguồn vốn thế giới chảy vào các nền kinh tế mới nổi của khu vực giảm mạnh từ mức 196 tỷ USD 1996 xuống còn 39 tỷ USD 1998, trong khi các nền kinh tế Âu Mỹ phát triển ổn định khiến nguồn vốn lại chảy ngược từ các nước Châu Á trở lại Âu Mỹ. GDP của Mỹ đạt 8000 tỷ USD (1998), còn EU đạt 6000 tỷ. Nền kinh tế tế Mỹ phát triển mạnh làm cho đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng mạnh lên so với các đồng tiền Châu Á. Đến tháng 12/1998 các đồng tiền Châu Á vẫn mất giá từ 13% - 16% so với thời kỳ trước khủng hoảng.
2.3.3. Một số tác động tích cực của cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 khơng chỉ hồn tồn gây tác hại mà ở một chừng mực nào đó , nó là điểm dừng để mở đầu giai đoạn mới đầy triển vọng .
Thứ nhất, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các chính phủ giảm thiểu được lượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như thời gian trước đó, giúp tăng dự trữ quốc gia và về lâu dài, với đồng bản tệ rẻ sẽ khuyến khích và tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện những cân đối tài chính của đất nước .
Thứ hai, nhiều nước như Thái lan, Indonesia, Hàn Quốc, Philippin . . . sẽ nhận được lượng tín dụng quốc tế chính thức với khối lượng lớn để phục vụ các mục tiêu cải cách và phát triển kinh tế. Cuộc khủng hoảng giúp định hướng lại và cải thiện cơ cấu đầu tư, lành mạnh hóa hơn nền tài chính quốc gia , tạo sức ép buộc các chủ đầu tư kinh doanh phải thay đổi thích ứng với tình hình mới, thúc đẩy sản xuất những sản phẩm mới có sức cạnh tranh xuất khẩu cao hơn. Các khoản chi kém hiệu quả sẽ bị cắt giảm, các dự án cá nhân được khuyến khích, q trình tư nhân hóa , giảm thiểu khu vực Nhà nước, giảm bớt sự độc quyền và bao cấp của chính phủ được xúc tiến rộng rãi, tích cực hơn .
Thứ ba, cuộc khủng hoảng ít nhiều gáp phần và là dịp để chính phủ và nhân dân cũng như các tổ chức tài chính - tiền tệ bổ khuyết những thiếu sót về chính sách thể chế lẫn những yếu tố thuộc con người. từ đó tạo ra những xung lực tích cực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế với tư cách là một chỉnh thể hữu cơ. Q trình tự do hóa và tồn cầu hóa sẽ được đẩy lên một nấc mới , một phần nhờ các chương trình điều chỉnh kinh tế rộng rải theo hướng này ở các nước khu vực sau khi đã “uống thuốc của IMF”; phần nhờ sự chuẩn bị chu đáo thận trọng hơn và thích hợp hơn của mỗii nước; phần nữa nhờ sự xuất hiện những cơ chế thúc đẩy và giám sát mới mang tính khu vực, sự bổ sung của IMF và các tổ chức tài chính khu vực, đồng thời cũng là kết quả của sự hợp tác giữa các nước khu vực trong nỗ lực vượt qua khung hoảng .
Ngoài ra, tác động của cuộc khủng hoảng còn thể hiện trong cả việc làm dịch chuyển nhất định vai trị và vị thế kinh tế chính trị truyền thống của các cường quốc tại khu vực như Nhật Bản, Mỹ, Châu u cũng như bản thân các nước ASEAN với tư cách là một cộng đồng.